HĐND cấp tỉnh sẽ quyết định thành lập văn phòng này trên cơ sở đề nghị của Thường trực HĐND cùng cấp. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội & HĐND là cơ quan tương đương cấp Sở.
Về cơ cấu tổ chức có chánh Văn phòng và không quá 3 cấp phó. Trong văn phòng mới này sẽ có 3 phòng: Phòng Công tác Quốc hội; Phòng Công tác HĐND; và Phòng Hành chính - Tổ chức - Quản trị. Ngoài ra, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, có thể quyết định thành lập thêm 1 phòng để phụ trách mảng công việc có tính chất tương đối độc lập.
Về biên chế, phòng thuộc văn phòng ở thành phố Hà Nội và TPHCM có ít hơn 10 biên chế công chức. Với phòng thuộc văn phòng cấp tỉnh loại I có ít hơn 9 biên chế, phòng thuộc cấp tỉnh loại II và loại III có ít hơn 8 biên chế công chức và được bố trí 1 phó Trưởng phòng. Nghị quyết nêu rõ, biên chế của văn phòng sẽ nằm trong tổng biên chế hành chính của địa phương, do HĐND cấp tỉnh quyết định.Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021.
Chờ tổng kết thí điểm
Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 107 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24, quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nghị định mới chia làm hai loại tương tự như nghị định cũ, gồm: các sở được tổ chức thống nhất ở các địa phương và các sở đặc thù.
Tuy nhiên, nghị định mới quy định đối với các sở được tổ chức thống nhất có 17 sở nhưng có điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ một số sở. Đối với các sở đặc thù, nghị định mới bổ sung thêm sở Du lịch, ngoài 3 sở đã quy định trước đây, gồm: Sở Ngoại vụ, ban Dân tộc, sở Quy hoạch - Kiến trúc. Như vậy, nghị định của Chính phủ chốt lại là không tính đến việc sáp nhập, hợp nhất bất cứ sở ngành nào như dự thảo ban đầu đưa ra lấy ý kiến và như một số địa phương đã thực hiện trước đó.
Đáng lưu ý, thời gian qua, nhiều địa phương đã tiến hành sáp nhập, hợp nhất một số sở ngành. Cụ thể, Hà Giang đã hợp nhất Ban Tổ chức Tỉnh ủy với Sở Nội vụ, Thanh tra tỉnh với cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ; Lào Cai sáp nhập Sở GTVT với Sở Xây dựng; Bạc Liêu sáp nhập Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch với Sở Thông tin và Truyền thông; Sở GD&ĐT với Sở KH&CN...
Ngày 18/9, trao đổi với phóng viên Tiền Phong, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, đối với các địa phương đã thực hiện sáp nhập, hợp nhất sẽ không phải tách ra ngay. Trong thời gian từ nay đến khi Ban Tổ chức Trung ương tổ chức tổng kết thí điểm, các sở ngành này vẫn hoạt động bình thường. Trước phản ánh về tâm tư của cán bộ, công chức ở những nơi nhập vào tách ra, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân một lần nữa nhấn mạnh, vấn đề này sẽ phải chờ tổng kết, đánh giá việc thực hiện thí điểm trong thời gian qua.
Theo Nghị định của Chính phủ, sở Ngoại vụ được thành lập ở những tỉnh đáp ứng một trong các tiêu chí: có cửa khẩu quốc tế đường bộ, có cửa khẩu quốc tế đường hàng không; có cảng biển quốc tế; có từ 500 dự án đầu tư nước ngoài trở lên hoặc có vốn FDI trên 100.000 tỷ đồng...
Những tỉnh được thành lập ban Dân tộc khi có ít nhất 20.000 người dân tộc thiểu số sống thành làng, bản; có ít nhất 5.000 người dân tộc thiểu số đang cần Nhà nước tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển…
Đối với sở Du lịch, được thành lập ở những tỉnh đáp ứng đủ các tiêu chí: có di sản văn hóa vật thể được UNESCO ghi danh là Di sản thế giới hoặc có tài nguyên và tiềm năng du lịch nổi trội; ngành du lịch được xác định là kinh tế mũi nhọn và có giá trị kinh tế với tỉ trọng từ 10% trở lên trong 5 năm liên tục. Riêng sở Quy hoạch - Kiến trúc được thành lập ở TPHCM và Hà Nội. Chức năng quy hoạch kiến trúc của các tỉnh, thành còn lại được quy định trong sở Xây dựng.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về Người làm báo Hưng Yên.
Người làm báo Hưng Yên