Vương quốc Anh đã triệu tập cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để đối phó với cái mà nước này gọi là tình hình virus Corona "thảm khốc" ở Myanmar, vốn đã "tăng theo vòng xoáy" kể từ khi quân đội giành quyền kiểm soát vào tháng Hai.
Anh thúc giục Hội đồng đảm bảo nghị quyết 2565, yêu cầu ngừng bắn tại các khu vực xung đột để cho phép cung cấp vắc xin COVID-19 một cách an toàn, được tôn trọng ở Myanmar.
"Điều quan trọng là chúng tôi phải xem xét làm thế nào để thực hiện điều đó", đại sứ Anh Barbara Woodward khẩn khoản.
Myanmar đã rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi chính phủ quân sự lên nắm quyền, với nhiều bệnh viện được trang bị kém để đối phó với tình trạng tăng đột biến các ca nhiễm sau khi nhiều nhân viên y tế ra đường phản đối cuộc đảo chính.
Liên Hợp Quốc ước tính chỉ có 40% cơ sở chăm sóc sức khỏe của Myanmar còn hoạt động.
Tổ chức hàng đầu thế giới cũng ước tính rằng các lực lượng quân sự đã thực hiện ít nhất 260 vụ tấn công nhằm vào các nhân viên và cơ sở y tế, bắt giữ ít nhất 67 quan chức y tế.
Người phát ngôn chính phủ đoàn kết dân tộc Susanna Hla Hla Soe cho biết: “Với làn sóng COVID-19 mới lan rộng như cháy rừng trên khắp đất nước, thật không may là sẽ có thêm nhiều sinh mạng bị thiệt mạng khi quân đội Myanmar vũ khí hóa COVID-19 chống lại người dân”.
Trong khi đó, truyền thông nhà nước cho biết các nhà chức trách quân sự đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ "các quốc gia thân thiện" để đối phó với virus Corona.
Chỉ có hơn 5.000 ca nhiễm COVID-19 mới được báo cáo vào thứ Năm (29/7), tăng từ khoảng 50 trường hợp mỗi ngày vào đầu tháng Năm, nhưng các nhà phân tích cho rằng con số thực tế có thể cao hơn nhiều. Tổng số ca nhiễm của Myanmar từ đầu đại dịch đến nay là 289.333 trường hợp và số ca tử vong là 8.552 người.
Cho đến nay mới có khoảng 1,75 triệu người Myanmar được tiêm chủng theo quy định của quân đội.
Các nhà chức trách chính phủ cho biết tuần trước, một lô vắc xin Sinopharm được tặng đã đến từ Trung Quốc, nhưng chúng sẽ được ưu tiên cho những người sống dọc biên giới Trung Quốc-Myanmar.
Trung Quốc cũng đã cung cấp hơn 10.000 liều vắc xin cho một nhóm phiến quân hoạt động gần biên giới phía nam của họ ở Myanmar, khi Bắc Kinh tìm cách ngăn chặn làn sóng lây nhiễm từ đất nước đang hỗn loạn sau cuộc đảo chính.
Chính phủ quân sự đã đặt hàng tổng cộng bốn triệu liều vắc xin từ Trung Quốc, họ cho biết vào đầu tháng này, và Bắc Kinh sẽ tài trợ thêm hai triệu liều nữa. Một lô hàng 1,5 triệu liều cũng đến từ Ấn Độ vào đầu năm nay.
Theo Chấn Phong/NB&CL
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về Người làm báo Hưng Yên.
Người làm báo Hưng Yên