Theo tuyên bố, khi xâm phạm vùng biển Malaysia, tất cả các tàu cá Trung Quốc, vốn đều được đăng ký tại Tần Hoàng Đảo, một cảng ở phía bắc đại lục, đang trên đường đến Mauritania, Tây Phi.
Malaysia thống kê đã có 89 vụ lực lượng hải cảnh và các tàu hải quân Trung Quốc xâm phạm lãnh hải nước này trong giai đoạn 2016 - 2019.
Vụ bắt giữ mới nhất ở Malaysia xảy ra trùng vào thời điểm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang có chuyến công du các nước Đông Nam Á. Chuyến đi kéo dài 4 ngày với các chặng dừng chân ở Campuchia, Malaysia, Lào, Thái Lan và Singapore nhằm giúp Trung Quốc tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực, giữa lúc Bắc Kinh phải đối mặt với sức ép ngày càng tăng từ Washington và tiếp tục hứng chịu các tổn thất vì đại dịch Covid-19.
Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định, nước này và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của nhau, với tổng thương mại từ tháng 1 - 8/2020 đạt 416,5 tỷ USD. Song, giữa hai bên vẫn còn căng thẳng vì các động thái của Bắc Kinh ở Biển Đông, một tuyến hàng hải quan trọng của thế giới. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết vùng biển, bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng.
Vấn đề cũng đang kéo căng quan hệ Mỹ - Trung. Hồi tháng 7 vừa qua, Washington lần đầu tiên công khai gọi các yêu sách của Bắc Kinh tại Biển Đông là "bất hợp pháp". Cùng tháng, 2 tàu sân bay của Hải quân Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong vùng biển lần đầu tiên trong vòng 6 năm qua, một động thái được tin là nhằm phô trương sức mạnh.
Mỹ cũng đang tăng cường sự gắn kết với nhóm "Bộ tứ kim cương" (liên minh gồm Mỹ, Australia, Nhật và Ấn Độ), kêu gọi các nước còn lại trong nhóm tạo thành mặt trận thống nhất nhằm ứng phó với các mối đe dọa tiềm ẩn từ Trung Quốc.
Theo Tuấn Anh/VietNamnet
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về Người làm báo Hưng Yên.
Người làm báo Hưng Yên