Tranh luận về bộ sách giáo khoa lớp 1: Xã hội hóa dưới 'bàn tay' quản lý Nhà nước?

Thứ bảy - 12/09/2020 11:07

Mấy ngày nay nổi lên câu chuyện số đầu sách giáo khoa và sách bổ trợ cho học sinh lớp 1 đã được một số trường giới thiệu cho học sinh và phụ huynh mua cho con em mình. Chuyện chẳng có gì đáng bàn nếu bộ sách này gồm những đầu sách theo yêu cầu tối thiểu phục vụ cho đổi mới chương trinh của ngành.

Nhưng sự thật kèm theo bộ sách giáo khoa (SGK) được quy định thì có đến trên 20 đầu sách khác dưới cái tên như “sách bổ trợ” khiến cho rất nhiều phụ huynh hoang mang, không biết lựa chọn những đầu sách nào khi nhà trường "giới thiệu". Thực tế trên 800.000 đồng là số tiền rất lớn đối với nhiều gia đình, chưa kể các chi tiêu khác cho trẻ vào đầu năm học và dịch Covid-19 khiến nhiều gia đình lao đao. Do đó, xã hội bức xúc là điều đương nhiên.
111

       Một số nhà quản lý giáo dục lo ngại về sự quá tải của học sinh khi thầy cô yêu cầu phải học nhiều từ các sách tham khảo và như vậy đi ngược lại chủ trương đổi mới chương trình và SGK mà toàn ngành mất rất nhiều công sức để xây dựng. Nguyên nhân hiện tượng này do đâu?

Nguyên nhân hàng đầu theo tôi là công tác xã hội hóa biên soạn SGK cho một chương trình thiếu sự kiểm soát của Nhà nước, cũng như những định hướng đối với toàn xã hội về yêu cầu, chất lượng SGK và những quy định mà các cơ quan quản lý giáo dục địa phương cho đến trường học phải tuân thủ. Trong bối cảnh phân cấp quản lý giáo dục, trách nhiệm của địa phương rất lớn trong việc lựa chọn SGK nên việc kiểm soát này chính quyền địa phương các quận, huyện phải nhận thức rất rõ.

Một số địa phương, cơ quan quản lý các trường tiểu học cấp huyện dường như rất “lơ mơ” về nghiệp vụ quản lý, có thể vô tình đã để cho doanh nghiệp xuất bản lợi dụng cài cắm vào trong các thông báo marketing cho họ. Đây là điều tuyệt đối không nên vì cơ quan hành chính giáo dục không được can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp như vậy để đảm bảo tính khách quan của một cơ quan quản lý Nhà nước.

Việc quảng bá danh mục sách tham khảo hay sách bổ trợ do Hiệu trưởng và giáo viên giới thiệu cho học sinh và phụ huynh dưới bất kỳ hình thức nào cũng thể hiện sự "gợi ý" hoặc "ép buộc" cha mẹ học sinh phải mua mà họ không rõ nhu cầu thực ra sao.

Đổi mới chương trình và SGK là một cố gắng rất lớn của Chính phủ, Bộ GD&ĐT cùng các địa phương để hiện thực hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, một trong các yêu cầu là không được gây quá tải cho học sinh. Nếu hiện tượng trên không chấm dứt ngay lập tức thì nhà trường và phòng GD&ĐT đi ngược lại chính sách đổi mới của ngành.Các nhà xuất bản thì tìm mọi cách để bán hết sản phẩm của mình nhưng cũng không mấy quan tâm đến nhu cầu, lợi ích của các nhóm học sinh khác nhau cũng như mục tiêu đổi mới chương trình và SGK, miễn là có lợi nhuận. Những học sinh khá giỏi có thể cần dùng thêm sách tham khảo khác, còn những học sinh bất lợi về sức khỏe hay khả năng nhận thức thì cũng cần các loại sách phù hợp. Nhưng về số đông hầu hết sách tham khảo hay sách bổ trợ cha mẹ học sinh thích thì mua và nhà trường cần nghiêm cấm việc quảng bá danh mục sách như hiện nay. Bộ GD&ĐT đã có văn bản chỉ đạo các địa phương thanh tra các cơ sở giáo dục có hiện tượng tiếp tay cho một số nhà xuát bản đưa sách không phải sách giáo khoa vào bán trong các trường tiểu học.

Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm ở một số quốc gia để đưa các tài liệu tham khảo hướng dẫn cha mẹ, giáo viên và cán bộ quản lý lên mạng Internet bởi hiệu quả mang lại đối với đổi mới chương trình và SGK sẽ rất lớn.

Xã hội hóa huy động nguồn lực biên soạn SGK là một chủ trương đúng nhưng cần nằm trong khuôn khổ của luật pháp và cần lấy học sinh làm trung tâm vì lợi ích lâu dài của trẻ. Điều này không thể không có bàn tay quản lý của Nhà nước.

Nguồn TG&VN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây