Trung Quốc gây chiến và thao túng các nước như thế nào?
Thứ năm - 10/09/2020 17:32
Trên thế giới, ít có nước nào gây chiến và thao túng các nước khác nhiều như Trung Quốc.
Vào tháng 1 năm 1969, biên giới Trung – Xô căng thẳng, Trung Quốc tập trung hơn 800 nghìn quân, còn Liên Xô là hơn 600 nghìn quân. Ngày 1/3, Trung Quốc huy động 200 binh sĩ tinh nhuệ bí mật lên đảo Trân Bảo (Liên Xô gọi là Damanski) mai phục. Sáng hôm sau, một phân đội vài chục binh sĩ Trung Quốc lên đảo tuần tra để “nhử mồi”. Phía Liên Xô, ngay lập tức cho khoảng 70 binh sỹ lên xua đuổi. Binh sỹ Liên Xô lọt vào ổ phục kích và gần như bị tiêu diệt toàn bộ với 38 binh sỹ bị giết, 22 người bị thương. Phía Trung Quốc 17 lính chết, 35 người bị thương.
Sau trận này, Liên Xô với các vũ khí hiện đại, đã 8 lần giành giật hòn đảo với Trung Quốc và đã chiếm lại được đảo, đồng thời pháo kích vào sâu lãnh thổ Trung Quốc. Liên Xô tuyên bố tiêu diệt 800 binh sĩ Trung Quốc. Còn phía Trung Quốc thông báo bắn hạ 60 binh sỹ của Liên Xô và phía Trung Quốc chỉ thiệt hại 12 binh sĩ. Mùa hè và mùa thu năm đó, đụng độ trên biên giới hai nước tiếp tục gây thiệt hại cho hai bên.
Gần đây, vào tháng 6/2020, phía Ấn Độ tố cáo binh sĩ Trung Quốc bí mật mai phục tại vùng tranh chấp và tấn công binh sĩ Ấn Độ bằng gậy sắt bọc đinh, kết quả 20 quân nhân Ấn Độ thiệt mạng còn phía Trung Quốc không được công bố. Cho đến nay, vào đầu tháng 9, căng thẳng Trung-Ấn tiếp tục gia tăng, hai nước đã tập trung quân và nhiều vũ khí tại đường biên. Tiếng súng đã nổ, tuy chưa gây thiệt hại, cả hai bên cáo buộc nhau là nổ súng trước.
Đối với nước ta, vào tháng 2/1979, hơn 60 vạn quân Trung Quốc đồng loạt tấn công toàn tuyến biên giới, gây ra nhiều tội ác với đồng bào và chiến sĩ của ta. Trung Quốc trắng trợn vu cáo Việt Nam xâm lược Trung Quốc, rằng Trung Quốc phản kích để tự vệ... Bị thất bại nặng nề, Trung Quốc buộc phải rút quân sau gần 3 tuần xâm lược. Nhưng cuộc chiến tại một số khu vực kéo dài tới 10 năm sau. Hiện tại, Trung Quốc đã chiếm đảo Hoàng Sa của ta và chiếm một số đảo tại Trường Sa và quân sự hóa một số đảo. Trung Quốc cho tàu đâm chìm nhiều tàu cá của ngư dân nước ta, đồng thời đưa tầu vào thăm dò tại vùng biển của ta và ngăn ta khai thác tài nguyên trên vùng biển của Việt Nam. Trung Quốc còn ngang ngược cấm ngư dân ta đánh bắt cá trên Biển Đông... Ngày 20/8, Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông 3 ngày liền. Trong khi đó, vào ngày 23/8, tại cầu Bắc Luân thuộc cửa khẩu quốc tế Móng Cái, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị để đồng chủ trì kỉ niệm 20 năm kí kết Hiệp ước biên giới.
Trung Quốc cũng vừa kỉ niệm 60 năm sáp nhập Tây Tạng vào Trung Quốc. Hàng ngàn người dân chống đối đã phải chết và đức Đạt Lai Lạt Ma đã phải sống lưu vong.
Trung Quốc cũng đã từng chiếm đóng Mông Cổ từ 1919 đến 1921 dưới thời Quốc Dân đảng và coi Mông Cổ là vùng đất Ngoại Mông. Sau này các nhà lãnh đạo Mông Cổ đã “thoát Trung” và ngả về Liên Xô để tránh bị Hán hóa. Người Mông Cổ rất cảnh giác với người Trung Quốc và luôn giữ khoảng cách...
Trung Quốc cũng thường xuyên điều tàu gây căng thẳng tại vùng đảo tranh chấp với Nhật Bản - Vùng đảo Nhật Bản gọi là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Trung Quốc cũng tranh chấp lãnh thổ với Triều Tiên tại vùng núi Baekdu. Mặc dù Triều Tiên phụ thuộc vào Trung Quốc, nhưng ngày 11/8 vừa rồi, tàu tuần tra của Triều Tiên đã bắn chết 3 ngư dân của Trung Quốc khi họ xâm phạm vào biển Triều Tiên.
Trung Quốc tranh chấp với Hàn Quốc tại bãi đá chìm Socora ở Hoàng Hải
Trung Quốc cũng tranh chấp lãnh thổ với Neepal khi từng coi đỉnh núi cao nhất thế giới Everest là của Trung Quốc, nhưng bị Neepal cực lực phản đối.
Đối với nước láng giềng Butan, Trung Quốc cũng có tranh chấp tại vùng Tây Tạng. Chính phủ Butan đã gửi công hàm phản đối yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đòi chủ quyền đối với khu vực bảo tồn động vật hoang dã Sakteng.
Với các nước khác có chung biên giới biển, Trung Quốc cũng đòi chiếm biển với yêu sách đường lưỡi bò 9 đoạn và gây mâu thuẫn với các nước này như: Brunei, Malaysia, In donesia, Philippines. Philippines đã kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài Quốc tế và Tòa Quốc tế đã bác yêu sách của Trung Quốc tại biển Đông.