Kinh nghiệm sáng tạo tác phẩm báo chí về miền núi - dân tộc thiểu số tham dự Giải báo chí Quốc gia

Thứ sáu - 27/05/2022 17:16
 
Nguyễn Thị Bích Hồng
Phó Chủ tịch TT Hội Nhà báo tính Lào Cai

I. Đặc điểm chung của tỉnh Lào Cai

Lào Cai là một tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới phía Bắc, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 375 km theo đường bộ; Tỉnh có 203,5 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, trong đó 144,3 km là sông suối và 59,2 km là đất liền.Tỉnh có 10 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện). Diện tích tự nhiên: 6. 383 ,88 km2; Dân số 689.320 người, gồm 25 dân tộc (trong đó các dân tộc thiểu số chiếm 66%). Căn cứ vào đặc điểm địa hình, kinh tế xã hội, tỉnh Lào Cai được chia làm 3 khu vực: Khu vực I: Là các xã có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi (vùng thấp), gần trung tâm các huyện, thành phố, giao thông và các dịch vụ xã hội thuận lợi. Khu vực II: Là các xã có điều kiện phát triển kinh tế xã hội khó khăn, phần lớn nằm ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại còn tương đối khó khăn; các dịch vụ xã hội cơ bản đã được đáp ứng tương đối tốt. Khu vực III: Là các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các xã ở vùng sâu vùng biên giới, xa các trung tâm huyện, thành phố; địa hình bị chia cắt mạnh, giao thông đi lại còn rất nhiều khó khăn; các dịch vụ xã hội còn hạn chế.
111
Các tập thể được Hội Nhà báo tặng bằng khen tại Hội nghị triển khai công tác Hội Nhà báo Việt Nam năm 2022
II. Đặc điểm của báo chí Lào Cai

Tỉnh Lào Cai hiện có 3 cơ quan báo chí là: Báo Lào Cai (Báo Đảng), Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và Tạp chí Văn học - Nghệ thuật (Phan Si Păng). Hội Nhà báo tỉnh hiện có 161 hội viên (Trong đó có khoảng 100 phóng viên, biên tập viên tác nghiệp trực tiếp). Ngoài hội viên nhà báo thuộc các cơ quan báo chí tỉnh, tại Lào Cai còn có 4 văn phòng và 8 cơ quan báo chí Trung ương gồm 28 phóng viên thường trú thường xuyên tác nghiệp tại các địa bàn thuộc tỉnh Lào Cai.

Tại mỗi huyện, thị xã, thành phố: Có 01 Trung tâm Văn hóa - thể thao, truyền thông (Mỗi đơn vị có từ 8 -12 TTV). Đây là hệ thống những thông tìn viên ở các địa bàn cơ sở, là cánh tay nối dài của Báo chí.

Do đặc thù về các điều kiện riêng có của tỉnh nên hội viên nhà báo đã có những kinh nghiệm đúc rút trong quá trình tác nghiệp:

II. Kinh nghiệm của nhà báo khi tác nghiệp tại vùng cao

1.Trước hết muốn có tác phẩm, nhà báo phải đi đến tận nơi, Gặp gỡ trực tiếp bà con dân bản để khai thác thông tin cho bài viết. Hạn chế việc khai thác thông tin qua báo cáo (Chỉ có thể xem báo cáo để phát hiện nội dung). Việc làm này nhằm tránh thông tin bị sai lệnh, không đúng thực tế.

2. Khi viết báo. về đồng bào các dân tộc thiểu số, nhà báo phải dùng ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu nhưng không có nghĩa là hời hợt; Hạn chế dùng từ đa  nghĩa vì dễ gây hiểu lầm. Đối với những từ ngữ nước ngoài phải phiên âm ra tiếng Việt để đồng bào có thể đọc và hiểu được.

3. Phải am hiểu về phong tục tập quán của từng dân tộc, từng địa phương

Là địa bàn đa dân tộc, mỗi dân tộc lại có phong tục tập quán riêng nên trước khi triển khai đề tài nhà báo phải tìm hiểu kỹ về đặc thù địa bàn, nhận thức cũng như phong tục, tập quán của đồng bào địa phương (Về các phong tục trong lễ hội, trong ma chay, cưới hỏi, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình....),

Tìm hiểu đâu là thế mạnh, hạn chế của địa phương: Tuyên truyền, khích lệ những thế mạnh, kinh nghiệm thực tế của cấp ủy Đảng, chính quyền, Của người dân; Đồng thời nắm bắt những hạn chế, đặc biệt là những vướng mắc về cơ chế, sự chênh lệch giữa văn bản chỉ đạo của cấp trên và thực tế khi triển khai tại địa phương (Trong công tác xây dựng Đảng, trong xây dựng nông thôn mới, trong triển khai các hoạt động lao động sản xuât ...)

Tăng cường học tiếng địa phương để khai thác tốt nhất thông  tin, chủ đề cần viết và có được những chi tiết “đắt” cho bài báo. Nếu có thể cố gắng biết những từ ngữ thông dụng để hiểu được vấn đề chính bởi người dân còn hạn chế giao tiếp bằng ngôn ngữ Tiếng Việt nên nhiều khi không tả sâu được nội dung cần phản ánh (Tỉnh Lào Cai có khoảng 50 % hội viên nhà báo là người Kinh, 50 % là dân tộc thiểu số. Nhưng dân tộc này cũng không nghe, nói được ngôn ngữ của dân tộc khác).

4. Cách chọn đề tài: Đối với từng đề tài cụ thể nhà báo phải nghiên cứu kỹ trước khi thực hiện: Có thể chỉ phản ánh một góc nhỏ trong nội dung lớn.

5. Một số lưu ý của nhà báo trước khi đi cơ sở

- Địa điểm, địa hình: Để có thể đến đó bằng phương tiện gì?
- Điều kiện ăn, ở của nhà báo khi tác nghiệp tại cơ sở.
- Thời tiết ở vùng cao: Sương mù, mưa, rét..
- Mùa màng của người dân: Những ngày vào mùa vụ người dân thường đi nương và ở lại tại lán rất xa nên không gặp được nhân vật.

6. Cách khai thác tư liệu

- Thật sự gần gũi, sẻ chia, hòa đồng vì bà con vùng sâu, vùng xa rất ngại tiếp xúc nhất là với báo chí. Họ chỉ chia sẻ khi thấy tin tưởng, gần gũi với phóng viên.

- Khi khai thác thông tin phải lắng nghe nhân vật nói để phát hiện vấn đề, nhiều khi cái mình dự định làm chính lại thành phụ và ngược lại. Nhà báo phải gần gũi bà con, cùng ra ruộng vườn với họ. Nhà báo phải có cách nói chuyện thân mật để cán bộ cơ sở cũng như bà con nói hết được suy nghĩ của mình.

- Những vấn đề chưa hiểu hoặc thấy lạ phải hỏi kỹ, hỏi nhiều người để có sự kiểm chứng. Có lúc bà con ngại hợp tác mình phải có cách thuyết phục phù hợp.

7. Những khó khăn, hạn chế của phóng viien vùng cao và đề xuất kiến nghị

+ Về tập huấn, cập nhật kiến thức chuyên môn mới:
+ Thiết bị kỹ thuật số.
+ Kỹ năng sử dụng công nghệ số.
- Đề nghị Hội đồng thẩm định tác phẩm báo chí của các cuộc thi, giải báo chí khu vực và Trung ương có thể xem xét đến những yếu tố khó khăn của nhà  báo khi thực hiện tác nghiệp (Giao thông đi lại khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, việc tiếp cận với nguồn thông tin )./. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây