Những “nam châm” thu hút người làm báo Nhiệm kỳ 2015 – 2020, Hội Nhà báo Việt Nam với nhiều hoạt động vừa có chiều sâu về nội dung, vừa phong phú về hình thức có sức cuốn hút cao, xứng đáng là “ngôi nhà chung” ấm áp của những người làm báo Việt Nam.
Hội Báo toàn quốc - truyền cảm hứng đặc biệt
Tiếp nối truyền thống từ Hội báo Xuân, Hội Báo toàn quốc được tổ chức hằng năm bắt đầu từ năm 2016. Sau 4 năm tổ chức, Hội Báo toàn quốc đã trở thành một trong nhũng sự kiện quan trọng nhất của giới báo chí trong năm. Hội Báo toàn quốc là dịp tôn vinh những thành tựu to lớn của báo chí Việt Nam, quảng bá những sản phẩm báo chí gắn liền với hoạt động lao động, sáng tạo của các nhà báo cả nước, tăng cường giao lưu gặp gỡ những người làm báo với công chúng, khích lệ giới báo chí thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của nhân dân, góp phần nâng cao vai trò, vị thế và uy tín của Hội Nhà báo Việt Nam trong đời sống xã hội nói chung.
Sau hai năm tổ chức thành công tại Tòa nhà Hội Nhà Báo Víệt Nam ở Dương Đình Nghệ, từ năm 2018, Hội báo được tổ chức ở Bảo tàng Hà Nội, đồng thời UBND TP.Hà Nội trực tiếp tham gia với tư cách đồng tổ chức. Từ đây, Hội Báo toàn quốc có bước chuyển to lớn cả về quy mô hình thức và chất lượng. Gần 500 cơ quan báo chí với tất cả các cấp Hội, bằng nhiều cách thức khác nhau đã tham gia Hội báo. Bảo tàng Hà Nội - địa chỉ văn hóa hiện đại, khuôn viên rộng rãi đã tạo nên hai kỳ Hội báo (2018, 2019) có quy mô và hình thức phong phú với những điểm khác biệt mang tính đột phá trong tất cả các kỳ Hội báo, kể từ Hội báo Xuân đầu tiên năm1993. Về hình thức, các đơn vị đã nỗ lực cao nhất để tạo nên một dấu ấn riêng biệt, đặc sắc, riêng có của từng cơ quan báo chí, chi Hội, Liên chi hội, Hội nhà báo. Mỗi gian trưng bày ngoài hình thức bắt mắt còn tạo sự tương tác với công chúng đến dự Hội báo bằng tất cả thế mạnh của đơn vị. Đài Truyền hình Việt Nam liên tục tổ chức các chương trình truyền hình trực tiếp, Đài Tiếng nói Việt Nam tạo ra nhiều chương trình trực tiếp giao lưu với công chúng. Các hoạt động giao lưu tương tác với người xem với nhiều nội dung hấp dẫn cũng được diễn ra liên tục tại các gian trưng bày của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Viện Đào tạo Báo chí & Truyền thông - Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội... là những ví dụ về điểm nhấn ấn tượng trong Hội báo ở các gian trưng bày. Đó là sự tương tác đa phương tiện hội tụ trong từng gian trưng bày và trong cả không gian rộng lớn của Hội báo. Sức sáng tạo của các đơn vị từ hình thức đến nội dung các gian trưng bày đã tạo nên sự cuốn hút công chúng và người làm báo đến với Hội báo. Cùng với việc quảng bá hình ảnh của báo chí trong năm thông qua các gian trưng bày, Hội Báo toàn quốc còn đặc biệt chú trọng đến các hoạt động giao lưu, tọa đàm, diễn đàn trao đổi nghề nghiệp hữu ích. Các sự kiện tại Hội báo chủ yếu tập trung đến vấn đề nâng cao nghiệp vụ báo chỉ gắn với xu thế phát triển của xã hội hiện đại. Cùng với đó là hệ thống các giải thưởng trong khuôn khổ Hội báo đã góp phần nâng cao đặc trưng nghề nghiệp của ngày hội nghề báo.
Tất cả những điều trên đã tạo nên sức cuốn hút đặc biệt của Hội Báo toàn quốc, tạo nên một ngày hội lớn nhất trong năm của giới báo chí nước nhà.
Giải bóng bàn -“sân chơi" bổ ích
Sau 6 năm tạm hoãn, năm 2017 Giải Bóng bàn cúp Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XI được khởi động trở lại với sự hưởng ứng tích cực của các cấp Hội cũng như của những người làm báo cả nước. Gần 200 vận động viên đến từ mọi miền của T ổ quốc đã về tham dự trong năm đầu giải khởi động trở lại và tiếp tục tăng trong các năm tíếp theo. Việc khôi phục lại giải bóng bàn truyền thống của Hội Nhà báo Việt Nam đã có từ cách đây gần 1/4 thế kỷ, thể hiện tinh thần yêu thích thể thao, tinh thần rèn luyện sức khỏe theo gương Bác Hồ vĩ đại, đáp ứng được lòng mong đợi của các vận động viên yêu thích môn bóng bàn cũng như giới báo chí cả nước.
Sau ba năm liên tiếp tổ chức thành công, Giải Bóng bàn cúp Hội Nhà báo Việt Nam đã khẳng định sự lớn mạnh của phong trào thể dục thể thao trong các cơ quan báo chí, các cấp hội. Giải đã thực sự trở thành ngày hội, thu hút đông đảo người làm báo trong một sân chơi bổ ích và lành mạnh.
Liên hoan toàn quốc tiếng hát người làm báo Việt Nam
Cứ hai năm một lần, liên hoan toàn quốc tiếng hát người làm báo Việt Nam được tổ chức. Đến lần thứ 6, năm 2018 liên hoan được mở rộng đối tượng là giảng viên, sinh viên các Khoa, Viện Báo chí, phát thanh truyền hình trên cả nước. Cách thức tổ chức liên hoan đã tạo nên những đợt sinh hoạt văn hóa, văn nghệ hấp dẫn và cũng là dịp để hội viên, người làm báo, giảng viên, sinh viên báo chí thắt chặt thêm tình đồng nghiệp, hỗ trợ nhau trong công việc, giao lưu học hỏi. Trong các kỳ liên hoan, các tiết mục được biểu diễn trong những ngày bán kết ở cả ba miền và đêm chung kết đã mang đến cho khán giả những cảm xúc và ấn tượng tốt đẹp. Các tiết mục đều được thí sinh đầu tư, dàn dựng công phu với phong cách biểu diễn hết sức sinh động phong phú. Những lời ca tiếng hát, điệu múa duyên dáng đã đem đến cho khản giả những cảm xúc ngọt ngào, điều đó chứng tỏ rằng, những người làm báo Việt Nam không chỉ giỏi nghiệp vụ mà rất tài năng, hát hay, múa đẹp, thể hiện tinh thần lạc quan, chan chứa tình yêu cuộc sống.
Nhạc sĩ, NSƯT Đức Trịnh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Trưởng Ban giám khảo đã nhận xét: Những tiết mục dự thi đạt chất lượng rất tốt, thậm chí một số tiết mục đã vượt khuôn khổ của một cuộc thi mang tính chất không chuyên, khiến Ban giám khảo đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, bởi cách những người làm báo hát và tỏa sáng trên sân khấu.
Tiếp nối những kết quả đã đạt được, những năm tiếp theo, Hội Báo toàn quốc, Giải Bóng bàn cúp Hội Nhà báo Việt Nam, Liên hoan toàn quốc tiếng hát người làm báo Việt Nam mở rộng tiếp tục là những hoạt động “nam châm” thu hút các hội viên, nhà báo trong “ngôi nhà chung” của những người làm báo Việt Nam tích cực tham gia.