Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề Báo Nông nghiệp Việt Nam nêu

Thứ hai - 20/04/2020 16:44

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2837/VPCP-NN về việc xử lý thông tin Báo Nông nghiệp Việt Nam nêu tình trạng nhiều công ty thủy lợi bị khủng hoảng tài chính.

Văn bản của Văn phòng Chính phủ nêu rõ: “Vừa qua, Báo Nông nghiệp Việt Nam có phản ánh: Nhiều công ty thủy lợi bị khủng hoảng tài chính. Do thu không đủ chi, nhiều công ty thủy lợi không cân đối được chi phí lương, tiền điện dẫn đến lỗ liên tiếp. Nhiều đơn vị khai thác công trình thủy lợi phản ánh mức hỗ trợ của Nhà nước chưa đủ bù đắp chi phí, kinh phí bảo trì”.
111
Để chuẩn bị lấy nước đổ ải vụ đông xuân, hàng năm nhiều công ty thủy lợi phải huy động nhân lực và phương tiện
lắp đặt các trạm bơm dã chiến dọc sông Hồng, vì mực nước sông ngày càng xuống thấp. Ảnh: Minh Phúc.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ NN-PTNT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động của các đơn vị khai thác công trình thủy lợi, làm rõ nguyên nhân tồn tại, hạn chế, có giải pháp xử lý theo chức năng quản lý nhà nước, thẩm quyền được giao, báo cáo cấp thẩm quyền xem xét xử lý đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.
111
Văn bản số 2837 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến việc nhiều công ty thủy lợi
bị khủng hoảng tài chính như Báo Nông nghiệp Việt Nam nêu. Ảnh: Minh Phúc.
Trước đó, trong bài viết “Nhiều công ty thủy lợi bị khủng hoảng tài chính” đăng trên Báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 8/4/2020, phản ánh từ năm 2017 đến nay, rất nhiều đơn vị khai thác công trình thủy lợi vẫn chưa ký được hợp đồng để xác định nguồn thu từ sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác vì chưa có khung giá, nên không bù đắp được chi phí hoạt động, gây thất thoát nguồn thu.

Cũng theo Bộ Tài chính, nguồn kinh phí của các đơn vị khai thác công trình thủy lợi đang hạn chế. Nguồn thu chủ yếu từ ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp.

Nguồn thu khác rất ít trong khi các khoản chi phí tăng lên. Mức hỗ trợ của nhà nước từ năm 2012 đến nay chưa điều chỉnh (theo mức quy định tại Nghị định 67 của Chính phủ năm 2012).

Đến nay chi phí đã tăng gấp nhiều lần so với mức tại thời điểm năm 2012 (lương tối thiểu từ 850.000 đồng tăng lên 1.490.000 đồng, điện từ 1.100 đồng/KWh tăng lên 2.000 đồng/KWh, chỉ số giá tiêu dùng CPI hàng năm đều tăng từ 3% đến 4%). Bên cạnh đó, các khoản chi phí về sửa chữa, nạo vét, nâng bờ bao công trình cấp thiết có nhu cầu tăng cao.

Nhiều công ty không cân đối được chi phí lương và tiền điện dẫn đến tình trạng lỗ liên tiếp (Công ty Thủy lợi Bắc Nghệ An mỗi năm lỗ khoảng 9 -10 tỷ đồng; Công ty Thuỷ lợi Nam Nghệ An lỗ 8 tỷ đồng,...). Các công ty không có nguồn để trích các quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, qua khảo sát, các địa phương đều kiến nghị tăng mức hỗ trợ lên từ 1,2 đến 2 lần mức hiện nay mới đảm bảo hoạt động của các đơn vị khai thác công trình thủy lợi.
 
Theo Minh Phúc/ Nông nghiệp VN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây