Bài thơ: KHẮC VỊ TRÍ TRANG TRỌNG NHẤT TRÊN ĐẠI CUNG MÔN, TỦ CẤM THÀNH HUẾ
Thứ hai - 08/02/2021 08:43
Trong sách Đại Nam thực lục, các sử quan triều Nguyễn có chép một đoạn liên quan đến việc khắc thơ trên kiến trúc cung đình Huế. Năm 1833, đến kiểm tra việc tu sửa điện Thái Hòa, hoàng đế Minh Mạng từng phân tích việc mở rộng quy mô điện Thái Hòa và bình luận về mấy câu thơ được khắc trên Đại Cung Môn: “Vua đến xem chỗ thợ làm điện Thái Hòa, bảo Nội các rằng: Chỗ chính giữa cửa Đại Cung có khắc bài thơ trong có câu: Một người chịu mệnh trời để cai trị thiên hạ, nhưng không phải đem cả thiên hạ để cung phụng một người. Tứ thơ rất tinh vi và đẹp đẽ. Ý nói vua nhận lĩnh mệnh trời để cai trị thiên hạ, nên lo lắng chăm nom mọi việc, khiến cho mọi vạn vật đều được yên chỗ, chứ đâu phải chỉ lấy mọi sự đóng góp của thiên hạ để cung phụng riêng một người hay sao? Nay xây dựng một phen, cũng vì chỗ vua ở là nơi tai mắt người ta trông vào, nên bất đắc dĩ phải làm, chứ chẳng phải có ý xa xỉ tự phụng. ”!
Có lẽ đây là đoạn tài liệu hiếm hoi có nội dung đề cập đến việc khắc thơ trên kiến trúc thời Nguyễn. Gần đây, khi đọc lại Ngự chế thi của vua Minh Mạng, chúng tôi thấy nguyên văn bài thơ có nội dung hai câu được trên. Bài thơ viết theo thất ngôn bát cú khắc in trong Ngự chế thi sơ tập (quyển 7, trên 2 tờ số 30a,b), nhan đề là “Vạn phương ninh mật” (Muôn phương yên ổn) với nguyên văn như sau: Phiên âm: Vạn Phương Ninh Mật [Tức vạn tự hồi lang biệt danh] Nhất nhân thụ mệnh trị thiên hạ, Thiên hạ nguyên phi phụng nhất nhân. Cán thực tiêu y cần tối chính, Triêu can tịch dịch cần trì thân. Tất kì vạn tính an canh tạc, Thỉ nguyện thiên phương miễn khổ tân. Cảm bất miễn tư ngôn cổ hạnh, Ủy thiên phó tí mục lê dân. Dịch thơ: Vạn Phương Ninh Mật [Tức tên đặc biệt của Vạn Tự hồi lang] Một người phụng mệnh trị thiên hạ, Thiên hạ không riêng phụng một người. Áo muộn cơm màng chăm việc nước, Tu thân chiều sớm chẳng chây lười. Ắt mong dân ổn yên canh tác,
Vẫn nguyện muôn phương hết khổ thôi Nào dám không ngừng tu dưỡng hạnh, Chăn dân lãnh mệnh nối uy trời.
Theo chủ thích của vua Minh Mạng ngay sau nhan đề bài thơ thì đây là một tên gọi khác của Vạn Tự hồi lang, chính là hồi lang hình chữ vạn ở vườn Thiệu Phương. Ở đây, “vạn phương ninh mật” còn đồng nghĩa với ý nghĩa là muôn phương yên ổn, rất phù hợp với ý tứ bài thơ. Mở đầu bài thơ, vua Minh Mạng đã ghi nhận một mệnh đề xuất xứ của người xưa. Chỉ có một người phụng mệnh (ở đây là mệnh trời) để cai trị thiên hạ, thần dân; chứ khó để mong gì thiên hạ cung phụng vì một người. Mệnh để từng được người xưa đề cập, Thư đồng văn cổ tịch khố có đoạn dẫn : (Cổ xưng đĩ nhất nhân trị thiên hạ, bắt dĩ thiên hạ phụng nhất nhân), nghĩa là: người xưa nói rằng, lấy một người cai trị thiên hạ, không lấy thiên hạ phụng sự một người). Chính mệnh để đó đã tạo ra điểm khá tương đồng giữa hai câu đầu trong bài thơ trên của vua Minh Mạng với một câu đối của Dận Chân (tức vua Ung Chính 1722-1735). Xin dẫn thêm để độc giả tham khảo: Phía tây cung Càn Thanh, Tử Cấm Thành (Trung Hoa) là Dưỡng Tâm điện, được Ung Chính thiết lập vào năm 1728, có khắc treo câu đối với nội dung là: (Duy nhĩ nhất nhân trị thiên hại/ Khởi vị thiên hạ phụng nhất nhân: Duy chỉ ta người trị thiên hạ/Thiên hạ sao chắc phụng sự một người).
Từ quan niệm xuất xử như thế, qua bài thơ, nhà vua đã thể hiện một tinh thần chuyên cần chính sự, chăm lo tu dưỡng bản thân. Thành ngữ chữ Hán Cán thực tiêu y (Chiều muộn mà chưa ăn, sớm đã vội mang áo) mà nhà vua dùng nhằm khái quát nên sự bận rộn, không có thì giờ cho bản thân. Một bài thơ ngợi ca vua Gia Long được khắc trên Thế Miễu cũng là trường hợp tương tự: Trất phong mộc vũ quần phương định, Cán thực tiêu y bách độ trinh. Miện đĩnh đức âm trường tại ngưỡng Dương dương quản khánh tấu hòa bình Dịch thơ: Dãi gió dầm mưa yên vạn phương/Áo màng cơm muộn đẹp trăm đường/Đức danh hốt miện người cao ngưỡng/Tầu khúc hòa bình? nhạc vấn vương.
Bởi vậy, trong điều hành chính sự, nhà vua thường khẩu dụ khuyên nhủ quân thần phải chăm chỉ, gắng sức: “Đấng quân vương không nên mưu lấy sự an nhàn; nếu mà tinh thần có chút mỏi mệt, cùng nên gắng sức làm việc” hoặc “Lòng trẫm làm việc thiên hạ, chỉ muốn bầy tôi bên dưới siêng năng, để tìm ra chính trị hay”
Qua bài thơ, vua Minh Mạng thể hiện rõ tấm lòng với dân, mong mỏi muôn phương yên ổn, người dân chăm lo canh tác để có cuộc sống ổn định, không còn khốn khó, lao khổ. Điều này còn thể hiện qua hàng trăm bài thơ khác của nhà vua khi viết về đề tài trọng nông trong sáng tác của mình. Kết thúc bài thơ, vua Minh Mạng viết: Ủy thiên phó tỉ mục lê dân (Yên ủi vì trời giao phó việc chăn dân) đã cắt nghĩa thêm cho nét nghĩa “thụ mệnh trị thiên hạ” ở câu đầu bài thơ. Mệnh ở đây là mệnh trời. Mệnh trời qua thuyết “Thiên mệnh” là một trong những nội dung quan trọng trong nền tảng chính trị để cai trị đất nước theo học thuyết Nho giáo vào thời Nguyễn. Hoàng đế mang chân mệnh “thiên tử”, là con trời, thay trời để cai trị thiên hạ. Thuyết “Thiên mệnh” có một ảnh hưởng rất sâu sắc trong ý thức hệ của triều Nguyễn, điển hình như: “Trời sinh ra dân, phải có đặt vua để cầm đầu và cai trị. Vua
1. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Viện Sử học dịch, tập 3, tái bản, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2007, tr.373. 2. Miện đĩnh: Miện là tên một loại mũ trong các buổi lể từ hàng đại phu trở lên mới được phép đội, gọi chung chung là mũ miện. “Đĩnh” là cái hốt dành riêng vua dùng, kích thước to gấp đôi cái hốt của các quan. 3. Quản khánh: sáo trúc và khánh đá, chỉ nhạc lễ nói chung. Khúc Hòa bình: tức Hòa bình chỉ chương, một chương nhạc lễ sử dụng trong đoàn Ngự đạo trước khi vua rời khỏi Tử Cấm Thành. 4. Quốc sử quán triều Nguyễn, Minh Mệnh chính yếu, bản dịch của Ủy ban Dịch thuật Bộ Quốc gia giáo dục và thanh niên, tái bản, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2010, tr. 206 và tr. 197. thừa mệnh trời phải có bầy tôi giúp đỡ chở che
Bài thơ thể hiện tấm lòng và trách nhiệm với một ý chí luôn tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người đứng đầu và được chính vua Minh Mạng cho khắc tại vị trí trang trọng nhất của Đại Cung Môn. Đại Cung Môn gọi là cổng chính để vào Tử Cấm Thành nhưng thực chất có quy mô là một tòa nhà bằng gỗ, gồm 5 gian, dựng vào năm 1833, có trổ 03 cửa vòm, lối giữa dành cho vua; hai lối tả hữu dùng cho văn quan, võ quan để vào ra Tử Cấm Thành khi đến triều chính ở điện Cần Chánh. Hệ vì kèo, liên ba, đồ bản, v.v. của Đại Cung Môn được chạm trổ tinh xảo với những motif thường thấy ở các kiến trúc quan trọng trong Hoàng Thành. Thời Minh Mạng có một số thay đổi trong cấu trúc của khu vực trục trung đạo Hoàng Thành. Năm 1833, vua Minh Mạng có dụ rằng: “từ điện Trung Hoa trở ra đằng trước là cung Càn Thành, đằng sau là cung Khôn Thái. Từ điện Trung Hòa và điện Cần Chính cùng với phối điện hai bên tả hữu đến hành lang giải vũ, đường, các, chung quanh đều thuộc về cung Càn Thành. Các điện, đường, viện, vũ ở đằng sau điện Trung Hòa đều thuộc cung Khôn Thái. Nhưvậy là để cùng trời đất lâu dài vô cùng” . Với chức năng là cổng chính của toàn bộ cung Càn Thành, nên ở ngay trên vòm cửa giữa của Đại Cung Môn có treo tâm hoành phi sơn thếp khắc ba chữ (Càn Thành Cung).
5. Quốc sử quán triều Nguyễn, Tự Đức thánh chế văn tam (tập 1), Ủy ban Dịch thuật Phủ Quốc vụ khanh đặc trách xb, Sài Gòn, 1970, tr. 133.
Cùng chung số phận như điện Cần Chánh, Đại Cung Môn đã bị cháy vào năm 1847, ngày nay chúng ta chỉ biết hình dáng, quy mô của chiếc cổng này qua một vài đoạn tài liệu của triều Nguyễn và các bức ảnh tư liệu do người Pháp chụp lại từ những năm 30 của thế kỷ XX mà thôi. Căn cứ bức ảnh trung cảnh chính diện, có thể thấy trên Đại Cung Môn vốn được khắc nhiều bài thơ chữ Hán. Tuy bức ảnh có dung lượng - thấp, khó nhận diện các bài thơ, nhưng cũng may mắn, căn cứ vào tự dạng, có thể khẳng định ngay dưới bức hoành phi (Càn Thành Cung) là ô thơ hình chữ nhật khắc toàn bộ nội dung bài thơ ở trên (xem phân tích ở hình ảnh minh họa). Điều này cũng định hướng rằng, thơ vốn được khắc trên Đại Cung Môn vào năm 1833 là thơ của vua Minh Mạng. Bởi lẽ hiện tượng này cũng giống như các bài thơ của vua Minh Mạng khắc ở phần cổ diêm, bờ nóc (phần mái) ở điện Thái Hòa và Ngọ Môn cũng tại thời điểm 1833. Đây là một thông tin quan trọng để định hướng nghiên cứu phục hồi phần thơ chữ Hán khi tiến hành phục nguyên Đại Cung Môn trong tương lai.
6. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Viện Sử học dịch, tập 3, tái bản, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2007, tr.381.
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG (Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế)