Quân đội Ấn Độ được tự quyết các hành động cần thiết trong tranh chấp biên giới với Trung Quốc
Thứ bảy - 20/06/2020 10:11
Trong khi nói chuyện với những người đứng đầu các đảng chính trị đối lập trong một cuộc họp, Thủ tướng Modi cũng cho biết, Ấn Độ cũng đã truyền đạt rõ ràng vị thế của mình cho Trung Quốc thông qua các biện pháp ngoại giao.
Trong khi lưu ý rằng toàn bộ đất nước đang bị tổn thương và giận dữ bởi cuộc đụng độ với quân đội Trung Quốc khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, ông Modi nhấn mạnh rằng không có lãnh thổ Ấn Độ nào bị mất.
Đó là cuộc đụng độ chết người đầu tiên giữa hai nước trong 45 năm, kể từ khi bốn binh sĩ Ấn Độ bị giết trong một cuộc phục kích dọc biên giới trên thực tế năm 1975.
Modi nói rằng mặc dù Ấn Độ muốn hòa bình và hữu nghị, ưu tiên hàng đầu là bảo vệ chủ quyền của đất nước, thêm vào đó Ấn Độ sẽ tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng biên giới với tốc độ nhanh chóng dù luôn chịu áp lực từ bên ngoài.
Vào thứ Tư vừa qua, Trung Quốc và Ấn Độ đã đồng ý giải quyết căng thẳng quân sự ở biên giới tranh chấp của họ thông qua đối thoại, với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar cam kết sẽ cố gắng duy trì hòa bình ở khu vực tranh chấp, theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Nhưng ông Vương cũng đổ lỗi cho Ấn Độ về sự cố ở Thung lũng Galwan và cảnh báo họ không nên đánh giá thấp ý chí của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình.
Căng thẳng đã gia tăng ở biên giới tranh chấp kéo dài từ tháng trước, khi cả New Delhi và Bắc Kinh cáo buộc bên kia vượt qua Đường kiểm soát thực tế dài 3.488 km ngăn cách hai bên.
Truyền thông Ấn Độ cho biết cuộc giao tranh bắt đầu khi binh lính Ấn Độ đốt cháy hai lều PLA vẫn ở tiền tuyến sau khi thỏa thuận rút quân. Trung Quốc cho biết quân đội Ấn Độ đã vượt qua LAC và tấn công binh lính và sĩ quan của họ khi họ cố gắng đàm phán.
Cuộc xung đột sau đó đã dẫn đến cái chết của ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ, New Delhi cho biết. Bắc Kinh cho biết họ cũng chịu thương vong nhưng không nói rõ.
Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đều đang bổ sung lực lượng của họ mình dọc theo biên giới tranh chấp giữa hai bên, nhưng những chiếc lều cắm trại- thứ được coi là 'ngòi nổ' cho các cuộc đụng độ gần đây dường như đã bị xóa bỏ, theo hình ảnh vệ tinh mới nhất tại khu vực này.