Bạch đàn liễu, vở kịch xưa - chuyện ngày nay

Thứ hai - 05/10/2020 10:37
Sáng 30/9, tại rạp Đại Nam, liên hoan sân khấu Thủ đô lần thứ IV đã tiếp tục diễn ra với phần thi của đoàn kịch LucTeam. Đoàn kịch đã lựa chọn tác phẩm Bạch đàn liễu của cố tác giả Xuân Trình viết năm 1973, đạo diễn NSƯT Trần Lực dựng lại.
111
Cảnh trong vở diễn Bạch đàn liễu do Trần Lực đạo diễn
Bạch đàn liễu, dù đã có tuổi thọ hơn 50 năm và từng được NSDN Đình Quang dàn dựng đã gây được tiếng vang lớn… Phiên bản Bạch đàn liễu của Lucteam vẫn giữ được những hồn cốt của tác phẩm gốc, nhưng đã có sáng tạo đột phá của trường phái ước lệ, mang được những nét đặc trưng của xã hội đương đại. Vở diễn có sự góp mặt gạo cội - NSDN Trung Anh, và những nghệ sĩ trẻ đang dần dần tài năng: Khuất Quỳnh Hoa, Minh Quân, Phương My, Ngọc Trâm, Hoàng Tung.

Bạch đàn liễu, khắc họa lại cuộc sống của nông thôn miền Bắc những năm trước giải phòng, mang tiếng nói mạnh mẽ về quyền dân chủ của con người, vận động cải cách, chống lại nạn cường hào ở nông thôn. Cuộc sống của những người nông dân thấp cổ bé họng bị bóp nghẹt, đè nén bới chính quyền địa phương - điều nhức nhối ấy đã thôi thúc nhà viết kịch Xuân Trình đặt bút… Câu chuyện xoay quanh gia đình ông bà Lượng, bên hai gốc bạch đàn được trồng bởi Độ (con trai ông Lượng). Độ, một người lính trẻ có lý tưởng và hoài bão cao đẹp, buộc phải rời xa quê hương để rèn luyện nơi biên thùy. Từ đó, hai cây bạch đàn là hỉnh ảnh ước lệ, là hiện thân cho niềm mong mỏi của ông bà Lượng với con trai, là hình ảnh của Độ trong những nỗi nhớ của Liệu (người yêu Độ)… Và những vẫn đề nhức nhối, những mâu thuẫn đã xảy ra dưới gốc bạch đàn. Cuộc đấu tranh giữa những người trẻ như Liệu hay cô bí thư được khắc họa rõ nét mang những khát vọng của tác giả, mâu thuẫn giữa người nông dân với quan chức trong vùng và đặc biệt là mâu thuẫn nội tâm giằng xé được đẩy lên tột đỉnh: ông Lượng bộc phải đốn hai gốc bạch đàn nhằm hối lộ cho tên chủ tịch xã…
111
Các diễn viên tham gia vở "Bạch Đàn Liễu"
Hôm nay, chúng ta đi xem Bạch đàn liễu của hơn 50 năm về trước mà vẫn thấy hiện hữu ngồn ngộn những con người của xã hội đương đại, những vấn đề thời sự mà ta có thể bắt gặp bất cứ ở đâu... Quyền, tay chủ tịch xã tưởng rằng sẽ mang lại sự yên bình cho người nông dân thì hóa ra cũng đạo đức giả, hách dịch, tham lam, bóc lột một cách trắng trợn tài sản của nhân dân. Hắn là đại diện cho lớp quan chức thối rữa, mang lại nhiều nỗi đau cho người khác. Gia đình ông bà Lương chất phát, hiền lành nhưng lại là nạn nhân của nạn của bọn cường hào ác bá. Một cô Liệu dũng cảm, dám kiện cả chủ tịch xã, bất chấp con đường của cô sẽ gặp khó khăn. Một cô bí thư trẻ làm việc nghĩa hiệp luôn đứng về lẽ phải… Tác giả còn nói lên sự thật đau lòng - bi kịch của những người tốt: ông Lượng, một người nông dân nghèo bị những thế lực của tay chủ tịch xã đẩy vào đường cùng rồi dần trở nên nhu nhược, nghe theo lời xúi bẩy của hắn. Nỗi đau của bà Lượng, khi bất lực không có cách nào để ngăn chồng mình đốn hạ hai gốc bạch đàn. Và ở cảnh kết của vở kịch, người xem không khỏi xót xa, ngậm ngùi - khi Độ và Liệu buộc phải chia lìa do hoàn cảnh sắp đặt… Bạch đàn liễu không chỉ nói nên vẫn đề tham nhũng, lộng hành của đám quan chức đương thời mà còn có tính dự báo về thời cuộc, dự báo về thân phận con người. Tác giả Xuân Trình còn gửi gắm khát vọng và niềm tin về một tương lai công bằng tốt đẹp hơn qua hình ảnh của nhân vật Liệu, hay cô bí thư trẻ. Nên vậy, cho đến hôm nay, những tư tưởng mà nhà viết kịch Xuân Trình chạm tới vẫn còn nguyên giá trị…
111
Đạo diễn NSƯT Trần Lực
Để làm mới vở kịch, NSƯT Trần Lực và ê kíp sản xuất đã thổi hồn vào vở diễn một cách mới mẻ, sáng tạo đột phá. Bạch đàn liễu được rút ngắn kịch bản - chỉ diễn độ 80 phút, nhưng vẫn giữ nguyên cốt truyện và đặc biệt những giá trị tư tưởng vẫn còn nguyên vẹn. NSƯT Trần Lực đã chắt lọc những gì tinh túy, đặc trưng nhất của xã hội hôm nay để đưa vào tác phẩm, giúp cho khán giả đương đại đi xem cảm thấy thật gần gũi, quen thuộc và dễ tiếp nhận tác phẩm… Đặc biệt, thương hiệu đã làm nên tên tuổi của đoàn kịch LucTeam, là trường phái ước lệ được thể hiện rõ qua cách bố trí sân khấu. Sân khấu của vở kịch rất đơn giản không quá nhiều chi tiết khiến người xem chú ý hơn vào lời thoại, cách diễn xuất của diễn viên. Chỉ có hai cây bạch đàn ở giữa sân khấu đã mang ý nghĩa biểu tượng, ước lệ cao gợi mở cho người xem nhiều điều liên tưởng. Âm nhạc của vở kịch đều là nhạc cụ dân tộc được ngay phía sau nền sân khấu, tạo sự mới mẻ về nghệ thuật dàn dựng.

Bạch đàn diễn đã đem lại cho khán giả nhiều giây phút hài hước thư giãn và cũng đem lại nhiều suy ngẫm, chiêm nghiệm về thời thế hôm nay. Thành công cửa vở diễn cũng mang lại sức hút cho Liên hoan sân khấu Thủ đô lần thứ IV, giúp cho khán giả đến gần với sân khấu hơn.
Nguyễn Đức Cầm

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây