Gia đình Giáo sư Từ Giấy

Thứ ba - 09/02/2021 10:06
Năm 2021 này là tròn 100 năm ngày sinh cố Giáo sư (GS), Thầy thuốc Nhân dân, Anh hùng Lao động Từ Giấy, một nhà báo, nhà khoa học đầu ngành về vệ sinh và dinh dưỡng của nước ta. Cả cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, GS Từ Giấy là một tấm gương mẫu mực về tinh thần hiếu học, một nhân cách sống cho thế hệ con cháu noi theo.

Bố và con đều đi bộ đội

GS Từ Giấy (1921-2009) quê ở làng Khê Hồi, xã Hà Hồi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội). Xuất thân trong một gia đình nghèo, mồ côi bố từ nhỏ, dù tuổi thơ vất vả nhưng Từ Giấy học rất giỏi. Tốt nghiệp tú tài xuất sắc tại Trường Bưởi, Hà Nội, năm 1943, ông trúng tuyển vào Trường Đại học Y-Dược Hà Nội. Cách mạng Tháng Tám thành công, chàng sinh viên y khoa tình nguyện nhập ngũ khi đang học đại học.
111
 Vợ chồng Giáo sư Từ Giấy, năm 2000.
Cuộc đời hoạt động cách mạng của GS Từ Giấy trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cứu nước. Cụ từng phụ trách tờ Vui sống-tờ báo sức khỏe đầu tiên của nước ta, là món ăn tinh thần không thể thiếu của cán bộ, chiến sĩ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Sau đó lần lượt đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau: Trưởng phòng Phòng bệnh Cục Quân y, Trưởng ban Phòng bệnh quân đội tại Mặt trận Điện Biên Phủ; giảng viên, Chủ nhiệm Khoa Vệ sinh quân đội, Đại học Quân y (nay là Học viện Quân y), rồi Phó cục trưởng Cục Quân nhu kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu ăn-mặc quân đội (nay là Viện Nghiên cứu ứng dụng quân nhu, Cục Quân nhu)...

Trong thời gian quân ngũ, bác sĩ Từ Giấy đã dành nhiều tâm sức nghiên cứu các vấn đề vệ sinh và dinh dưỡng, đặc biệt là cải thiện bữa ăn cho bộ đội. Nhiều công trình khoa học do cụ Từ Giấy chủ trì từng nổi tiếng một thời như: Công thức làm lương khô N70, N71, sản phẩm gạo 4 túi thả trên sông tiếp tế cho bộ đội trong chiến tranh, các loại rau rừng và mô hình sản xuất nông nghiệp trong hệ sinh thái khép kín-VAC... đóng góp quan trọng vào việc xây dựng ngành vệ sinh quân đội, nâng cao sức khỏe, sức chiến đấu cho bộ đội, ngành quân nhu và dinh dưỡng Việt Nam.

Khi đã ở tuổi ngoài 60, GS, bác sĩ Từ Giấy, trên cương vị Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) đã góp nhiều công sức vào việc xây dựng chiến lược quốc gia, tổ chức nhiều hội thảo quốc tế về dinh dưỡng thu hút sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài và thực hiện một số dự án góp phần cải thiện dinh dưỡng ở nước ta... GS Từ Giấy đã được Tạp chí Những vấn đề dinh dưỡng lâm sàng châu ÁThái Bình Dương bình chọn là “Nhà dinh dưỡng xuất sắc nhất châu Á” năm 
1993; là “Nhà khoa học đã suốt đời cống hiến cho sự nghiệp dinh dưỡng” do Ủy ban Dinh dưỡng Liên hợp quốc trao tặng và được tôn vinh là một trong 20 huyền thoại sống của ngành dinh dưỡng thế giới tại Hội nghị quốc tế về dinh dưỡng năm 2009.

Bên cạnh sự nghiệp thành công, GS Từ Giấy còn có một gia đình hạnh phúc. Người vợ của ông là bà Nguyễn Thị Hiếu, sinh năm 1925 ở Hà Nội. Bà là người phụ nữ xinh đẹp, vừa giỏi việc nước lại đảm việc nhà, một hậu phương thực sự vững chắc cho chồng con. Ông bà sinh được 3 người con trai: Từ Đễ (sinh năm 1949), Từ Linh (sinh năm 1950) và Từ Ngữ (sinh năm 1952). Cả 3 người con trai của GS Từ Giấy sau khi tốt nghiệp phổ thông đều tham gia quân đội bảo vệ Tổ quốc.

Con trai cả Từ Đễ vào bộ đội không quân khi mới 16 tuổi. Nhờ có sức khỏe tốt, ông được cử đi học lái máy bay ở Liên Xô. Khi học ở Liên Xô, Từ Đễ được đánh giá là một học viên bay giỏi, sau này là một trong những phi công xuất sắc của Không quân nhân dân Việt Nam và được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ông nghỉ hưu với quân hàm đại tá, nguyên Phó cục trưởng Cục Quân huấn, Bộ Tổng Tham mưu. Người con thứ hai Từ Linh nhập ngũ năm 1968 vào đơn vị pháo binh, rồi cũng được cử đi học chuyên ngành pháo binh tại Liên Xô, sau này là thiếu tướng, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin Khoa học quân sự, Bộ Quốc phòng. Còn người con út Từ Ngữ vào học Trường Thiếu sinh quân từ lúc 13 tuổi. Học hết phổ thông thì thi đỗ vào Học viện Quân y. Tốt nghiệp Học viện Quân y chuyên. ngành bác sĩ đa khoa, bác sĩ Từ Ngữ được phân công về công tác ở Quân khu 7. Sau này, ông chuyển về Viện Dinh dưỡng Quốc gia theo con đường sự nghiệp của cụ Từ Giấy. Hiện nay, Tiến sĩ, bác sĩ Từ Ngữ là Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam.


Nêu gương sáng cho đời sau

Trong căn nhà của TS Từ Ngữ hiện nay còn treo rất nhiều bức ảnh và những kỷ vật của bố mẹ ông lúc sinh thời. Nhưng có lẽ kỷ vật mà ông thích nhất là hai câu đối treo trang trọng ở phòng khách: “Vệ sinh vị quốc quốc dân an/ Dinh dưỡng vị dân dân sinh lạc”. Đây là món quà của bạn bè tặng GS Từ Giấy lúc còn công tác, như một sự tổng kết về hai lĩnh vực mà bố ông vô cùng tâm huyết: “Vệ sinh và dinh dưỡng”.
111
Giáo sư Từ Giấy (thứ hai, từ trái sang) và 3 con trai, năm 1980. Ảnh do gia đình nhân vật cung cấp 
Cho đến bây giờ, TS Từ Ngữ vẫn nhớ mãi kỷ niệm hồi ông mới lên 10 tuổi. Đó là mỗi lần ăn xôi buổi sáng thì anh cả Từ Đễ được bố chan thêm ít nước mỡ, còn mình thì lại không được chan nên ông cứ so bì, tị nạnh với anh mãi. Sau này, đi học nghề y ông mới hiểu rằng, thời điểm đó anh Đễ đang ở tuổi dậy thì nên bố cho ăn thêm ít chất béo còn mình bé hơn thì chưa cần thiết. Bởi mỡ động vật là một trong những chất cần được bổ sung cho con trong độ tuổi dậy thì... Một kỷ niệm khác là trên bức tường nhà ở 51 Quán Thánh (Ba Đình, Hà Nội), bố ông vạch lên rất nhiều đường kẻ, thỉnh thoảng  lại bảo 3 anh em đứng sát vào tường để đo chiều cao. Mỗi lần đo xong, ông lại vạch một nét để đánh dấu, rồi ghi lại chiều cao và ngày, tháng đo bên cạnh... Đó là một cách quan tâm đến sự phát triển của các con của một nhà khoa học, một chuyên gia về dinh dưỡng.

Cùng với phát triển tri thức văn hóa và thể chất, GS Từ Giấy cũng rất quan tâm đến phát triển kỹ năng, năng khiếu của các con. 3 người con trai, mỗi người một tính cách, sở trường khác nhau. Từ Đễ khỏe mạnh, tính tình cũng mạnh mẽ nhất nên bố cho đi học thêm môn vẽ để rèn luyện sự mềm dẻo, kiên trì, tỉ mỉ. Từ Linh điềm đạm, hiền lành hơn thì được đi học thêm đàn violin và học nhảy. Còn Từ Ngữ yếu nhất trong 3 anh em thì được đi học thêm bóng bàn và bóng đá. Chính các môn nghệ thuật và thể thao ấy đã có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển tính cách và công việc chuyên môn sau này của 3 người con.

Tiếp nối truyền thống của gia đình, các cháu của cụ Từ Giấy hiện đều có nghề nghiệp ổn định, các chắt chăm ngoan, học giỏi. Đại tá Từ Đễ có hai người con thì con gái lớn Từ Phương Thảo hiện là họa sĩ, con trai Từ Hoa là kiến trúc sư. Thiếu tướng Từ Linh có hai người con trai, con cả Từ Lương hiện là Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh, con thứ hai là Từ Quang, bác sĩ quân đội, hiện đang tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan. Hai người con của TS, bác sĩ Từ Ngữ là Từ Văn và Từ Phương Mai đều tốt nghiệp đại học, hiện đang công tác trong lĩnh vực du lịch...

Năm 2021-kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của. GS Từ Giấy là một sự kiện trọng đại của gia đình. Nói về cụ, TS Từ Ngữ cho rằng, có lẽ đúc kết lại bởi một từ “Nhân cách sống”. Trong dòng họ bên nội, bên ngoại, GS Từ Giấy thực sự là chỗ dựa tinh thần cho các cháu. Trong gia đình, cụ đóng vai trò trụ cột, một người con hiếu thảo, một người chồng biết sẻ chia và là người cha rất mực thương con. Cụ không đánh con bao giờ, không dạy con một cách giáo điều mà chủ yếu nêu gương bằng việc mình làm hằng ngày. Nhìn vào tấm gương của bố mẹ và truyền thống gia đình như vậy thì những đứa con khó lòng làm khác được. Người xưa có câu: “Cây xanh thì lá cũng xanh/ Cha mẹ hiền lành để đức cho con”. Câu tục ngữ này thật đúng với gia đình GS Từ Giấy. 

Hà Thanh Minh
Theo Quân đội nhân dân cuối tuần

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THƯ VIỆN ẢNH ĐẸP
5.jpg 66.jpg 29.jpg 49.jpg 20.jpg 42.jpg 13.jpg 37.jpg 6.jpg 67.jpg 31.jpg 50.jpg 22.jpg 43.jpg 15.jpg 38.jpg 7.jpg 68.jpg 33.jpg 52.jpg 24.jpg 45.jpg 16-1.jpg 39.jpg 40.jpg 9.jpg 71.jpg 34.jpg 63.jpg 27.jpg 48.jpg 19.jpg 41.jpg 12-qn1.jpg a-T.jpg 36.jpg 8a334df96fbbb3e5eaaa.jpg ec1643b261f0bdaee4e1.jpg 75528951ab13774d2e02.jpg 740f0438267afa24a36b.jpg 9e931db13ff3e3adbae2.jpg eef9d3a2f1e02dbe74f1.jpg ac94b8a49de641b818f7.jpg ae0f6bdb499995c7cc88.jpg 895e11f733b5efebb6a4.jpg 27c48a2ea86c74322d7d-1.jpg f7b945c06782bbdce293.jpg 0f6e3f741c36c0689927.jpg c23927250467d8398176.jpg 906029e10ba3d7fd8eb2.jpg 32b8e242c0001c5e4511-1.jpg f774eba794e548bb11f4.jpg 7a0a8baca9ee75b02cff.jpg dcd1d242f0002c5e7511.jpg 23289506b7446b1a3255.jpg 66d134e644a498fac1b5-1.jpg 1389b67fa302625c3b13-1.jpg f69297bc83c1429f1bd0-1.jpg 33f61d080875c92b9064-1.jpg e71f3a932feeeeb0b7ff-1.jpg 3b4258344c498d17d458-2-1.jpg aecc18440d39cc679528-1.jpg 01b53b002e7def23b66c-1.jpg 7536f22be75626087f47-1.jpg f87058784d058c5bd514-1.jpg 48dd535d4620877ede31-1.jpg ea6a58024d7f8c21d56e-1-1.jpg 4f0be64af33732696b26-1.jpg b673068913f4d2aa8be5-1.jpg 1d4bb15da420657e3c31-1.jpg 35021b9c0ee1cfbf96f0-1.jpg ffc69024855944071d48-1.jpg 87e8e87cfd013c5f6510-1.jpg f7a58a679f1a5e44070b-1.jpg 5b9e981a8d674c391576-1.jpg dfefc79bd2e613b84af7-1.jpg 02ac9b4b8e364f681627-1.jpg 142989b99cc45d9a04d5-1.jpg fe3d1d75bf087e562719.jpg 94d3461b53669238cb77-1.jpg f38c46ee539392cdcb82-1.jpg 7f5885f9908451da0895-1.jpg e5c4472a52579309ca46-1.jpg 3b20a26fb712764c2f03-1.jpg 0506885d9d205c7e0531-1.jpg d203ce4d69c0a29efbd1.jpg b91ad73673bbb8e5e1aa-1.jpg 520c873d23b0e8eeb1a1.jpg 8f815695f21839466009.jpg d9977394d7191c474508.jpg b94a739fd4121f4c4603.jpg 2799f500528d99d3c09c-1.jpg 0905f0a2572f9c71c53e.jpg 0b4698843f09f457ad18.jpg d5502603818e4ad0139f.jpg c364cdd36a5ea100f84f.jpg 4126eb8e4c03875dde12.jpg 35b9c64f61c2aa9cf3d3.jpg eb2c4421e0ac2bf272bd.jpg cd43fd4859c5929bcbd4-1.jpg
  • Đang truy cập43
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm42
  • Hôm nay2,378
  • Tháng hiện tại112,626
  • Tổng lượt truy cập3,213,381
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây