Thương vong đầu tiên của chiến tranh luôn là sự thật …

Thứ hai - 28/03/2022 11:22

VIỆN SỸ VIỆN HÀN LÂM PHÁP GỐC NGA, ANDREY MAKIN

(Bài đăng trên báo Le Figaro - Pháp)

Vào những năm 1990, nhà nghiên cứu văn học Nga, Andrey Makin đã vô cùng may mắn khi đến được nước Pháp. Hầu như không được biết đến ở quê hương của mình, nhưng với khả năng tiếng Pháp xuất sắc, ông đã viết một số cuốn sách nổi tiếng và trở thành Viện sỹ hàn lâm Pháp. Vào năm 2022, ở Pháp đã nẩy sinh yêu cầu xác định: Andrey Makin là ai, một bậc thầy về văn hóa chăng?…

Cuộc xung đột Nga – Ukraine hiện nay đã thực sự khiến Andrey Makin lo lắng về việc “Ukraine đang bị biến thành một cái vạc lửa”. Ông không coi mình là người có lập trường ủng hộ Điện Kremlin và lấy làm tiếc vì cách tiếp cận vội vã đối với một cuộc xung đột vốn đòi hỏi phải có sự phân biệt thật rõ ràng giữa mặt đúng, mặt sai, một sự phân biệt đứng ngoài ngoài mọi cuộc tranh cãi… Trong cuộc trò chuyện mới đây với báo Le Figaro, Andrey Makin đã bày tỏ quan điểm của mình.

* Le Figaro: Hai chữ “chiến tranh” gợi lên trong ông - một nhà văn gốc Nga - những cảm xúc gì?

- Andrey Makin: Tôi thậm chí không thể tưởng tượng được. Trước mắt tôi hiện ra khuôn mặt những người bạn Ukraine của tôi ở Moscow. Với họ, trước hết, tôi nhìn thấy những người bạn. Rồi tới khuôn mặt của con cháu họ, những người đã rơi vào cái vạc lửa này. Tôi sót thương những người Ukraine bị chết dưới bom đạn, cũng như những người lính Nga trẻ tuổi đang tiến hành một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn này. Số phận của những người bất hạnh - đối với tôi - quan trọng hơn nhiều số bộ phận của những vị nguyên thủ chóp bu… Như nhà văn Pháp Paul Valery đã nói: “Chiến tranh là một loại hành động xuẩn ngốc mà những người không quen biết nhau bỗng giết nhau vì vinh quang và lợi lộc của những kẻ biết nhau và không giết nhau”.

* Một số nhà báo gọi ông là nhà văn ủng hộ Putin. Sự thật là như vậy sao?

- Tôi có được “nhãn hiệu” này khoảng gần hai mươi năm nay, nhờ một nữ nhà báo từ France-Presse. Điều ấy xảy ra ngay sau sự ra đi của Boris Yeltsin, người mà các hoạt động của ông đã trở thành một thảm họa đối với nước Nga. Tôi giải thích với cô ấy rằng Yeltsin, trong tình trạng say rượu liên tục, thực sự gây nguy hiểm, vì ông ta là người chịu trách nhiệm về nút bấm hạt nhân. Và tôi bày tỏ hy vọng rằng trong tương lai, nước Nga có thể sẽ trở nên lý trí và thực dụng hơn một chút. Nhưng cô ấy đã viết với dòng tiêu đề: “Makin bảo vệ chủ nghĩa thực dụng của Putin”. Vì đó là tin tức của AFP, nên nó đã được lan chuyền khắp nơi. Khi tôi vừa gia nhập Viện Hàn lâm, một tờ tuần báo hàng đầu, mà tôi sẽ không nêu tên ra đây vì sự tử tế của mình, bỗng đăng một bài với tiêu đề: “Makin là tay sai của Putin trong Viện Hàn lâm Pháp”... Đây là bằng chứng quá thuyết phục về thế giới dối trá mà chúng ta đang sống.

 * Ông lên án hoạt động quân sự của Nga chứ...

- Sự phản đối của tôi đối với hoạt động ấy không nên trở thành một loại thần chú, một minh chứng về quyền công dân cho những trí thức không dám công khai ra mặt. Để nhắc lại điều hiển nhiên này, tôi hoàn toàn không muốn lên tiếng và cũng không ủng hộ cách tiếp cận vội vã với thảm kịch hiện nay, điều sẽ cản trở bất kỳ cuộc bàn thảo và hiểu biết nào.  

Chúng ta có thể lên án quyết định của Vladimir Putin, phỉ báng Nga, nhưng điều này sẽ không giải quyết được gì và sẽ không giúp ích được gì cho người Ukraine.

Hãy nhớ lại câu chuyện hậu trường đã làm cho thảm họa này có thể xảy ra. Cuộc chiến của quân đội Ukraine tại Donbass kéo dài 8 năm, hậu quả là 13 nghìn người chết và số người bị thương cũng tương tự, kể cả trẻ em. Tôi lấy làm tiếc về sự im lặng của giới chính trị và truyền thông xung quanh vấn đề này, sự thờ ơ với những người đã chết, mà mọi tội lỗi duy nhất của những ai bị thiệt mạng là do họ nói tiếng Nga. Nhưng khi tôi nói điều này, không có nghĩa là tôi biện minh cho bất kỳ hành động nào của Vladimir Putin. Và nếu ai đó nhắc đến vai trò của Hoa Kỳ, hiện diện trong tất cả các hành lang quyền lực của Ukraine, kể cả trước và trong thời điểm diễn ra “cuộc cách mạng Maidan”, thì điều này cũng không hoàn toàn nhắm biện minh cho người thủ lĩnh của nước Nga hiện nay.

Cuối cùng, chúng ta không được quên những tiền lệ được đặt ra bởi vụ đánh bom Belgrade và sự tàn phá Serbia của các lực lượng NATO vào năm 1999 mà không có sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Nga coi các sự kiện này như một sự sỉ nhục và giữ mãi chúng trong ký ức. Cuộc chiến ở Kosovo đã đọng lại trong hoài niệm của người dân Nga và nhà lãnh đạo nước này một thời gian khá dài. Khi Vladimir Putin tuyên bố rằng Nga đang gặp nguy hiểm, đây không phải là “cái cớ”. Dù đúng hay sai, người Nga đều cảm thấy bị bao vây, và điều này gắn liền với lịch sử, cũng như với các hoạt động quân sự của phương Tây ở Afghanistan, Iraq và Libya… Cuộc nói chuyện giữa Putin và tổng thống Kazakhstan đã tóm gọn tất cả. Nhà lãnh đạo Kazakhstan từng cố gắng thuyết phục Putin tin rằng việc triển khai các căn cứ của Mỹ trên lãnh thổ Kazakhstan sẽ không gây ra mối đe dọa nào cho Nga. Vì vậy, hãy đồng ý không coi Hoa Kỳ là một mối đe dọa. Putin đã đáp lại với một nụ cười buồn: “Đó chính xác là những gì người Mỹ đã cố gắng thuyết phục Saddam Hussein!”.

Một lần nữa tôi nhắc lại, không có cách nào hợp thức hóa được các vụ bắn phá và ném bom, nhưng điều quan trọng không phải là những gì tôi nghĩ, cũng không phải là tất cả chúng ta nghĩ. Ở châu Âu, tất cả chúng ta đều là những người theo chủ nghĩa hòa bình về vấn đề này. Nhưng bạn phải hiểu những gì Putin đang nghĩ, và đặc biệt là những gì người Nga đang nghĩ, hoặc ít nhất ra là một phần lớn trong số họ đang nghĩ.

* Ông có nghĩ rằng hành động của Putin là hệ quả chính sách của phương Tây? Chả lẽ Tổng thống Nga không có ý định thực hiện một hành động gì đó đáp trả những chính sách đó hay sao?

Tôi đã nhìn thấy Vladimir Putin vào năm 2001, ngay sau cuộc bầu cử đầu tiên của ông ấy. Đó là một con người hoàn toàn khác so với bây giờ. Ông ta có một giọng nói rụt rè, không tự tin lắm. Khi đó, ông ta đang tìm kiếm sự hiểu biết ở các quốc gia dân chủ. Tôi hoàn toàn không tin rằng vào thời điểm đó ông ta đã đang ấp ủ một kế hoạch mang màu sắc của chủ nghĩa đế quốc, như ngày hôm nay người ta khẳng định. Tôi thấy ông ta là một chính trị gia thực dụng hơn là một nhà tư tưởng. Vào thời điểm đó, chính phủ Nga đã tìm cách đạt được chỗ đứng trong thế giới phương Tây. Và thật ngu ngốc khi nghĩ rằng người Nga quá hoài niệm đối với Gulag và Bộ Chính trị. Họ có thể khao khát an ninh kinh tế, không có thất nghiệp. Và họ cũng khao khát sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Tại Đại học Tổng hợp Moscow, không một ai tạo ra sự khác biệt giữa sinh viên Nga và Ukraine, cũng như đối với sinh viên các nước cộng hòa khác thuộc Liên Xô cũ... “Tuần trăng mật” tiếp tục diễn ra giữa Nga và Châu Âu, giữa Putin và Châu Âu khá lâu. Năm 2001, Putin là nguyên thủ quốc gia đầu tiên đề nghị hỗ trợ George W. Bush sau vụ tấn công 11/9. Nhờ vào các căn cứ của mình ở Trung Á, Nga đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của Mỹ trong khu vực. Nhưng vào năm 2002, Mỹ đã rút khỏi hiệp ước ABM yêu cầu hạn chế việc triển khai các lá chắn chống tên lửa. Nga phản đối quyết định này, theo quan điểm của Nga, hành động của Mỹ chỉ có thể làm tăng cường việc chạy đua vũ trang. Và vào năm 2003, người Mỹ đã tuyên bố tổ chức lại các lực lượng vũ trang của họ nhằm vào Đông Âu. Putin bắt đầu chán nản kể từ năm 2004, khi các nước xã hội chủ nghĩa xưa kia gia nhập NATO cùng với việc gia nhập Liên minh châu Âu. Hóa ra như thế này: để trở thành một người châu Âu, bạn cần phải trở thành một người chống Nga. Thật là xấu hổ! Putin hiểu rằng châu Âu đã bị Mỹ nô dịch. Sau đó, vào năm 2007, bước ngoặt thực sự đã đến khi Putin có bài phát biểu tại Munich, trong đó ông cáo buộc người Mỹ duy trì các cấu trúc NATO lỗi thời và nỗ lực tạo nên một thế giới đơn cực. Ấy vậy mà, vào năm 2021, khi lên nắm quyền, Joe Biden không nói gì hơn ngoài việc khẳng định: “Nước Mỹ sẽ thống trị thế giới một lần nữa”.

* Chúng tôi có cảm giác rằng, theo cách nhìn nhận của ông thì cả phương Tây và cả Nga đều đúng. Chả lẽ trong những biến cố hiện nay, ông không thấy ai là kẻ đi xâm chiếm sao? 

- Tôi không bênh vực ai cả! Nhưng tôi lấy làm tiếc khi tuyên truyền của châu Âu đối lập với tuyên truyền của Nga. Ngược lại thế, ngay từ bây giờ châu Âu nên thể hiện sự khác biệt của mình, khi đưa ra một nền báo chí đa chiều, mở ra các cuộc tranh luận. Khi tôi còn là một đứa trẻ ở nước Nga Xô Viết, trong số các tờ báo, hình như duy chỉ có tờ Sự thật là tồn tại, tôi đã mơ về một nước Pháp với quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, nơi các ý kiến ​​khác nhau được đăng trên các tờ báo khác nhau. Cuộc chiến đã giáng một đòn khủng khiếp vào quyền tự do ngôn luận: ở Nga - điều này không có gì đáng ngạc nhiên, nhưng ở phương Tây lại cũng y chang. Họ nói rằng “thương vong đầu tiên của chiến tranh luôn là sự thật”. Điều đó đúng, nhưng tôi muốn điều này không xảy ra ở Châu Âu, ở Pháp. Theo tôi, việc Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Ursula Von Der Leyen, đóng cửa kênh RT France là một sai lầm mà chắc chắn dư luận sẽ cho đó là một hoạt động kiểm duyệt. Làm sao không phẫn nộ trước việc chuyến lưu diễn của Nhà hát Bolshoi tại Nhà hát Opera Hoàng gia ở London bị hủy bỏ, cũng như các bài giảng công khai về Dostoevsky tại Đại học Milan bị ngưng lại? Làm thế nào chúng ta có thể khẳng định rằng chúng ta đang bảo vệ nền dân chủ bằng cách kiểm duyệt các kênh truyền hình, hoạt động của các nghệ sĩ, nội dung của các cuốn sách? Bằng các biện pháp vừa kể trên, chính  người châu Âu sẽ nuôi dưỡng chủ nghĩa dân tộc của Nga và kết cục là ngược lại với những gì họ mong đợi.

Nên làm khác đi. Cần phải mở cửa với Nga, cụ thể là thông qua những người Nga sống ở châu Âu và thân châu Âu. Như Dostoevsky đã nói rất đúng: “Mọi viên đá ở châu Âu này đều thân yêu đối với chúng ta”.

* Nhưng không đáng coi là độc hại sao, khi Putin nói về “sự phân biệt hóa”? ...

- Tiểu đoàn Azov (một tổ chức khủng bố bị cấm ở Liên bang Nga) đơn vị đã tái chiếm thành phố Mariupol từ tay quân ly khai vào năm 2014 và kể từ đó được đưa vào quân đội chính quy Ukraine, đã tuyên bố tư tưởng tân Quốc xã của mình. Các đội viên đội mũ bảo hiểm, đeo huy hiệu có biểu tượng của S.S và cây thánh giá có hình chữ Vạn. Tất nhiên, sự hiện diện của họ vẫn còn chuyện bên lề, nhà nước Ukraine không phải là Đức Quốc xã và không tôn thờ Stepan Bandera vô điều kiện. Nhưng các nhà báo phương Tây lẽ ra phải điều tra nghiêm túc về ảnh hưởng này, và châu Âu lẽ ra nên lên án sự hiện diện các biểu tượng của Đức Quốc xã trên lãnh thổ của mình. Cần phải hiểu rằng điều ấy nhắc nhớ người Nga về Chiến tranh thế giới thứ hai và về các tên phát xít Ukraine ủng hộ Hitler. Và điều này khiến người Nga tin vào những lời tuyên truyền của Điện Kremlin.

* Ngoài những tranh cãi về nguyên nhân và trách nhiệm của từng bên tham chiến, ông nghĩ gì về phản ứng của châu Âu?

- Bruno Le Maire bị phê phán khi ông này nói về một cuộc chiến tranh tổng lực, nhưng ông ta có công là đã nói ra sự thật và công khai gọi những kẻ gửi vũ khí và lính đánh thuê tới Ucraine với ý định phá hoại nền kinh tế Nga. Trên thực tế, đó là việc phá hủy nước Nga và làm bần cùng hóa người dân ở nước này. Cần phải nói trắng ra rằng: phương Tây đang chống lại Nga.

Tuy nhiên, nếu có thể kể tới một thời điểm tích cực tạo ra khả năng dân chủ hóa nước Nga, thì đó là sự phá hủy cấu trúc đầu sỏ, vốn đã là một khối u thực sự được bắt đầu từ những năm 1990. Tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu trục xuất những tên đầu sỏ dã thú, tịch thu hàng tỷ rúp đánh cắp được và gửi tại London. Và thay vì đóng băng chúng như hiện nay, hãy phân phát chúng cho những người nghèo ở châu Âu và Nga.

* Còn những điều gì khác cần phải làm?

- Để ngăn chặn cuộc chiến đang xẩy ra, để tạo cho Ukraine một tương lai tốt đẹp, như trước đây, người ta vẫn tin rằng cần phải tấn công. Nhưng đôi khi cần phải làm ngược lại - rút ​​lui! Cần phải nói: “Chúng tôi đã sai!”. Năm 1992, sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, chúng tôi thấy mình đang ở ngã ba đường. Chúng tôi đã rẽ sai đường. Khi đó tôi thực sự nghĩ rằng sẽ không còn khối nữa, NATO sẽ tan rã vì Mỹ không còn kẻ thù, rằng chúng ta sẽ tạo ra một lục địa hòa bình vĩ đại… Nhưng ngay khi đó tôi lại cũng cảm thấy ngay tình hình sắp sôi réo, bởi vì đã xuất hiện những sự căng thẳng mới, ở Caucasus, ở Armenia, ở Nagorno-Karabakh... Và tôi đã viết một bức thư cho Tổng thống Pháp François Mitterrand.

* Nội dung của bức thư đó là gì?

- Tôi không biết Tổng thống François Mitterrand có nhận được bức thư ấy hay không, nhưng tôi đã nói với ông ta về việc xây dựng một châu Âu không liên quan chút nào đến con quái vật quan liêu do Madame Von der Leyen trình bày ngày hôm nay. Tôi mơ ước về một châu Âu tôn trọng bản sắc, giống như Mitteleuropa của Zweig và của Rilke. Về một châu Âu mạnh mẽ và linh hoạt hơn, có thể mở rộng thêm vòng tay với Ukraine, các nước Baltic và, tại sao không - với cả Belarus. Nhưng đó sẽ phải là một châu Âu không có vũ khí, không có các khối quân sự, một châu Âu bao gồm các thánh địa của thế giới. Hai người bảo lãnh cho “công trình kiến ​​trúc” này có thể là Pháp và Nga, hai cường quốc hạt nhân nằm ở hai đầu châu Âu, được Liên Hợp Quốc giao nhiệm vụ bảo vệ lục địa này theo luật định.

* Điều này thực tế đến mức nào?

- Phân tử - Europe không phải là điều không tưởng, nó đã tồn tại. Tôi muốn tin vào điều đó và kiên định với ý tưởng này. Vài năm trước, tôi đã gặp Jacques Chirac và sau đó là Dominique de Villepin, người đã chia sẻ tầm nhìn về châu Âu từ Paris đến St.Petersburg. Nhưng người Mỹ đã quyết định theo cách của họ. Điều này dường như có nghĩa là sự kết thúc của NATO, sự kết thúc của quá trình quân sự hóa châu Âu, với sự hỗ trợ của Nga và sự giàu có của nó sẽ khiến châu Âu trở nên quá hùng mạnh và độc lập. Tôi vẫn hy vọng rằng vị tổng thống mới sẽ tiếp thu ý tưởng này. Châu Âu đó hiện là con tàu Titanic đang chìm, nhưng chúng ta đang cố gắng tự cứu. Tình trạng này thật bi thảm, hỗn loạn đến mức cần phải đề xuất một giải pháp triệt để, có nghĩa là quay trở lại thời kỳ phân đôi của năm 1992 và thừa nhận rằng không cần thiết phải tiếp tục chạy đua vũ trang, hãy đi theo con đường dân chủ và hòa bình, con đường ấy có thể bao gồm cả nước Nga. Điều này sẽ chấm dứt các xu hướng cực đoan ở Nga. Điều này cũng sẽ cho phép tránh được một sự sụp đổ kinh tế và chính trị ảnh hưởng đến toàn bộ hành tinh. Đây có thể sẽ là một lối thoát xứng đáng cho tất cả mọi người và giúp xây dựng một châu Âu hòa bình, trí thức và văn hóa. Lục địa của chúng ta là một kho tàng sống cần được bảo vệ. Than ôi, chúng ta thích quan điểm hoàn toàn trái ngược: cấm Dostoevsky và tiến hành chiến tranh. Một cách hành xử như vậy sẽ tất yếu đi tới sự hủy diệt, bởi vì sẽ không có ai là người chiến thắng cả.


Tô Hoàng (Chuyển ngữ từ bản tiếng Nga)
Nguồn Văn nghệ số 13/2022

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THƯ VIỆN ẢNH ĐẸP
5.jpg 66.jpg 29.jpg 49.jpg 20.jpg 42.jpg 13.jpg 37.jpg 6.jpg 67.jpg 31.jpg 50.jpg 22.jpg 43.jpg 15.jpg 38.jpg 7.jpg 68.jpg 33.jpg 52.jpg 24.jpg 45.jpg 16-1.jpg 39.jpg 40.jpg 9.jpg 71.jpg 34.jpg 63.jpg 27.jpg 48.jpg 19.jpg 41.jpg 12-qn1.jpg a-T.jpg 36.jpg 8a334df96fbbb3e5eaaa.jpg ec1643b261f0bdaee4e1.jpg 75528951ab13774d2e02.jpg 740f0438267afa24a36b.jpg 9e931db13ff3e3adbae2.jpg eef9d3a2f1e02dbe74f1.jpg ac94b8a49de641b818f7.jpg ae0f6bdb499995c7cc88.jpg 895e11f733b5efebb6a4.jpg 27c48a2ea86c74322d7d-1.jpg f7b945c06782bbdce293.jpg 0f6e3f741c36c0689927.jpg c23927250467d8398176.jpg 906029e10ba3d7fd8eb2.jpg 32b8e242c0001c5e4511-1.jpg f774eba794e548bb11f4.jpg 7a0a8baca9ee75b02cff.jpg dcd1d242f0002c5e7511.jpg 23289506b7446b1a3255.jpg 66d134e644a498fac1b5-1.jpg 1389b67fa302625c3b13-1.jpg f69297bc83c1429f1bd0-1.jpg 33f61d080875c92b9064-1.jpg e71f3a932feeeeb0b7ff-1.jpg 3b4258344c498d17d458-2-1.jpg aecc18440d39cc679528-1.jpg 01b53b002e7def23b66c-1.jpg 7536f22be75626087f47-1.jpg f87058784d058c5bd514-1.jpg 48dd535d4620877ede31-1.jpg ea6a58024d7f8c21d56e-1-1.jpg 4f0be64af33732696b26-1.jpg b673068913f4d2aa8be5-1.jpg 1d4bb15da420657e3c31-1.jpg 35021b9c0ee1cfbf96f0-1.jpg ffc69024855944071d48-1.jpg 87e8e87cfd013c5f6510-1.jpg f7a58a679f1a5e44070b-1.jpg 5b9e981a8d674c391576-1.jpg dfefc79bd2e613b84af7-1.jpg 02ac9b4b8e364f681627-1.jpg 142989b99cc45d9a04d5-1.jpg fe3d1d75bf087e562719.jpg 94d3461b53669238cb77-1.jpg f38c46ee539392cdcb82-1.jpg 7f5885f9908451da0895-1.jpg e5c4472a52579309ca46-1.jpg 3b20a26fb712764c2f03-1.jpg 0506885d9d205c7e0531-1.jpg d203ce4d69c0a29efbd1.jpg b91ad73673bbb8e5e1aa-1.jpg 520c873d23b0e8eeb1a1.jpg 8f815695f21839466009.jpg d9977394d7191c474508.jpg b94a739fd4121f4c4603.jpg 2799f500528d99d3c09c-1.jpg 0905f0a2572f9c71c53e.jpg 0b4698843f09f457ad18.jpg d5502603818e4ad0139f.jpg c364cdd36a5ea100f84f.jpg 4126eb8e4c03875dde12.jpg 35b9c64f61c2aa9cf3d3.jpg eb2c4421e0ac2bf272bd.jpg cd43fd4859c5929bcbd4-1.jpg
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay2,696
  • Tháng hiện tại83,725
  • Tổng lượt truy cập3,184,480
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây