Hoàng Tùng: Cây đại thụ trong làng báo cách mạng Việt Nam

Thứ tư - 06/07/2022 15:57
Hoàng Tùng tên thật là Trần Khánh Thọ, sinh ngày 14 tháng 1 năm 1920, tại xã Nhân Hòa, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, tham gia hoạt động cách mạng từ khi 17 tuổi.

Năm 1940, ông bị thực dân Pháp bắt, giam cầm tại nhà tù Sơn La. Tại đây, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong tù, ông tham gia viết báo Suối reo, tờ báo bí mật của chi bộ Đảng nhà tù Sơn La với bút danh Kiếm Bình cùng những tên tuổi lẫy lừng lúc bấy giờ như Trần Huy Liệu, Xuân Thủy, Văn Tân, Trần Đình Long, Khuất Duy Tiến…
111
Nhà báo Hoàng Tùng trở về nơi ra đời Hội Nhà báo Việt Nam (Nguồn ảnh: Báo Sài Gòn Giải Phóng)
Tháng 4/1945, ông được trả tự do, tiếp tục hoạt động cách mạng, tham gia chỉ đạo cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, trở thành Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng, rồi Bí thư Thành ủy Hà Nội, khi mới 25 tuổi. Từ đó, ông được Đảng giao nhiều trọng trách: Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Phó Bí thư Khu ủy khu III, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung nương Đảng, Thư ký Tạp chí “Sinh hoạt nội bộ” của Đảng, Chủ nhiệm báo Sự Thật, Chánh văn phòng Trung ương Đảng, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương, Ủy viên dự khuyết BCHTW Đảng khóa V, Bí thư Trung ương Đảng khóa V, Giám đốc Nhà xuất bản Sự Thật, đại biểu Quốc hội từ khóa III đến khóa VII, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, v.v…

Gần 30 năm, từ tháng 2/1954 đén năm 1982, làm Tổng Biên tập báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam và gần 20 anwm làm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam (từ năm 1964 đến năm 1982) là khoảng thời gian ghi nhiều dấu ấn nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà báo Hoàng Tùng. Đây là giai đoạn tài năng làm báo của ông có đất để phát triển rực rỡ, trở thành một cây bút chính luận bậc thầy, cây đại thụ trong làng báo cách mạng Việt Nam, một tên tuổi không thể thiếu trong lịch sử báo chí nước ta. Ông đã viết hàng ngàn bài báo, trong đó phần lớn những bài chính luận thuộc các thể xã luận, bình luận, luận văn tuyên truyền cũng như các chân dung và những đóng góp của các nhà cách mạng, nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lê nin.

Các bài viết của ông có tính chiến đấu cao, tinh thần yêu nước sâu sắc, luôn toát lên sự lạc quan cách mạng trong bối cảnh vô vàn khó khăn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Những bài chính luận của ông với giọng văn hào sáng, khúc triết, ngôn ngữ vừa hiện đại lại vừa rất dân gian, giàu hình tượng, đôi khi pha lẫn điển tích, rực lửa chiến đấu và đặc biệt hấp dẫn, đầy cảm xúc bởi tư duy sắc sảo, cách viết dí dỏm, nhưng có sức thuyết phục cao. Đây là phong cách riêng, phong cách Hoàng Tùng. Những bài chính luận, đặc biệt là xã luận của nhà báo Hoàng Tùng đã góp phần làm nên “thương hiệu” chính luận của báo Nhân Dân được bạn đọc ghi nhận và đồng nghiệp đánh giá cao.

Các bài báo chính luận của Hoàng Tùng đều thể hiện rõ tính mục đích và nhiệm vụ chính trị của mỗi giai đoạn cách mạng cụ thể. Nhà báo Hoàng Tùng xác định làm báo là làm chính trị, cho nên viết báo, nhất là viết chính luận phải phục vụ chính trị, lấy chính trị làm trọng.

Ở nhà báo Hoàng Tùng, các bài xã luận còn mang hơi thở của những hùng văn thiên cổ của các bậc anh hùng hào kiệt từ thời kỳ Lý, Trần, Lê. Truyền thống yêu nước của dân tộc ta với phong trào cách mạng chủ nghĩa Mác – Lê nin và Tư tưởng Hồ chí Minh đã trở thành máu thịt trong mỗi bài báo chính luận vừa dân tộc, vừa hiện đại và tính đại chunhs. Ở tầm cao trí tuệ, nhà báo Hoàng TÙng có khả năng nắm bắt nhanh các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, cùng với nawmg lực tư duy biện chứng chặt chẽ, lôi cuốn cảm xúc, đã đưa ông trở thành nhà tuyên truyền tài năng, góp phần làm tốt công tác tư tưởng của Đảng. Thế mạnh của Hoàng Tùng là nắm chắc vấn đề đã đành, ông còn thể hiện rất nhanh ý đồ của tập thể lãnh đạo thường kết thúc vào cuối ngày, mà sáng mai, báo đã phải có bài. Yêu cầu viết nhanh, thông tin nhanh, đánh giá nhanh, giải thích và giải đáp nhanh một cách thuyết phục, ông đều giải quyết tốt. Những phẩm chất này hiện hữu rõ nét và vượt trội ở Hoàng Tùng.

Nhà báo Hoàng Tùng đã có tinh thần triệt để cách mạng, đổi mới, không chấp nhận lối mòn. Tinh thần đổi mới đã thổi vào những bài xã luận có sức lay động cả dân tộc, tạo nên sức mạnh chiến thắng trong những thời điểm quan trọng của lịch sử. Trong nhiều năm tham gia lãnh đạo hoặc trực tiếp làm Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương, có lúc kiêm cả Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, nhà báo Hoàng Tùng đều truyền ngọn lửa chiến đấu cho đội ngũ những người làm công tác tư tưởng, văn hóa và báo chí.

Nhà báo Phan Quang, nguyên Tổng Giám đốc  Đài Tiếng nói Việt nam, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt nam khóa VI, cho rằng: “Văn chính luận của ông đăng trên báo thường ngắn gọn, hàm súc, có sức thuyết phục người đọc bằng lập luận vững vàng, ngôn ngữ sắc nét, lại đậm phong cách dân gian. Chủ đề các bài viết của ông phần nhiều thuộc “quốc gia đại sự”: cách mạng giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân Pháp, chiến lược và sách lược chống Mỹ, cứu nước, đấu tranh thống nhất nước nhà, cải tạo kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội, lịch sử Đảng Cộng sản và lịch sử cách mạng Việt Nam, tính chất thời đại, tình đoàn kết quốc tế dưới ánh sáng Tư tưởng Hồ chí Minh, v.v…Một số bài ông viết thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, về đảng, về Bác Hồ… có thể xếp vào loại gọi là “hùng văn”, hùng hồn mà không sáo rỗng, nhờ lập luận chặt chẽ, cứ liệu khó phản bác. Tính cô đọng và sức tập hợp cao – văn chính luận những tưởng khô khan, không ngờ vẫn có thể đi thẳng vào lòng người”.

Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Ngọc tấn, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho biết: “Ông là bậc thầy trên  các diễn đàn thời sự chính trị… Với sự hiểu biết bách khoa của một nhà báo, nền tảng lý luận cơ bản và phương pháp tư duy sắc bén của một nhà chính trị, Hoàng Tùng hút hồn người nghe bằng những thông tin mới mẻ, những bình luận đặc sắc nhiều khi bất ngờ, sự hài hước có chút pha trò đôi khi ngay cả với những chủ đề thời sự nghiêm chỉnh về quan hệ quốc tế”.

Nhà báo Hoàng Tùng khắt khe với chính mình, nghiêm khắc trong công việc, khiêm tonns không chưng tên tuổi, nói theo cách của Bác Hồ, người “viết báo không nhằm lưu danh thiên cổ”. Những nét tiêu biểu đó tạo nên phong cách nhà báo và nhà lãnh đạo báo chí Hoàng Tùng.

Theo đồng chí Hà Đăng, nguyên Trưởng ban tư tưởng – Văn hóa Trung ương, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân: “Nói đến Hoàng Tùng, không thể không nói đến sự nghiệp báo chí của anh… Phần lớn cuộc đời hoạt động của anh gắn bó mật thiết với mặt trận tư tưởng, văn hóa và báo chí của Đảng, trong đó anh vừa là chiến sĩ, vừa là người chỉ huy. Nhìn một cách tổng thể, Hoàng Tùng là một chiến sĩ cách mạng kiên cường, một nhà lãnh đạo chính trị vững vàng”.

Nhà báo Hoanmgf Tùng được Đảng, Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương kháng chiến hạng nhất, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông còn đượng Chính phủ nước Cpoongj hòa Dân chủ Nhân dân Lào tặng thưởng Huân chương Ít – xa- la hạng nhất.

Nhà báo Hoàng Tùng mất ngày 29 tháng 6 năm 2010, tại Hà Nội, không lâu sau lễ mừng tho 90 tuổi, an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.

Con người và sự nghiệp của Hoàng Tùng là sự kết hợp giữa các nhà cách mạng lão thành, nhà tuyên huấn nổi tiếng và nhà báo ở tầm cao của đất nước.

Với sự đống góp to lớn cho nền báo chí cách mạng, tên của nhà báo Hoàng Tùng đã được trên trọng đặt cho một tuyến phố ở Khu đô thị Bắc Châu Giang, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

Ngày 10/6/2017, Tỉnh ủy Hà Nam phối hợp với báo Nhân Dân và Hội Nhà báo Việt nam long trọng tổ chức Hội thảo khoa học “Nhà báo Hoàng Tùng với quê hương Hà Nam và đất nước” đã góp phần làm phong phú, sâu sắc thêm những thông tin tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp của nhà báo Hoàng Tùng.
                                                                      

 Nguyễn Văn Chính

                                                      Theo Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây