Vào một buổi trưa - cận hết giờ làm việc của một ngày đầu tháng 5/2018, một ông già ngót 80 tuổi, tóc bạc trắng như bông, trắng xõa trên vai, nhìn mái tóc bồng bềnh, bước đi lanh lợi, dáng văn nghệ sĩ đến tòa soạn báo Tiền Phong 15 - Hồ Xuân Hương - Hà Nội ông hỏi cô văn thư: Cho tôi gặp phóng viên viết về mảng chống tiêu cực.
- Cô nhân viên trả lời: Đây có tới hàng chục phóng viên viết về mảng chống tiêu cực - bác gặp ai thì cũng khó.
Ông già ngượng nghịu… có phần nghĩ ngợi nói:
- Thế cho tôi gặp Ban bạn đọc…
Cô văn thư cầm máy… gọi ngay lên phòng bạn đọc - ban pháp luật.
Dăm phút sau một người của toà soạn tên là K. Ngh tầm thước đã ngoài 50 tuổi tiếp:
- Ông giới thiệu ông là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, ông ở mãi tận Hưng Yên lên, đi chữa mắt ở 85 Bà Triệu tranh thủ sang tòa báo về một vụ việc đất cát ở địa phương. Trước đây một tuần ông ở nhà sáng tác Đà Nẵng, mải mê viết hai tác phẩm "Văn nghệ sĩ Hưng Yên với Đà Nẵng" 10 trang A4 và "Nhà báo, nhà văn liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý, người con Hưng Yên với đất Quảng Nam" - viết xong ít ngày ông phải ra Hà Nội gấp để chữa mắt vì một mắt chỉ còn 1/10 do lão hóa.
- Phóng viên Báo Tiền Phong hỏi: "Nhà nước lấy đất của ông à, chắc đền bù không thỏa đáng chứ gì", "Hay là hàng xóm lấn chiếm của ông mà ông có vẻ bức xúc thế. Tôi đọc hết đơn và các tài liệu của ông thấy ông già này có vẻ cay cú thế. Kêu cứu mất đất của tập thể như chính bị người ta chiếm đất thổ canh, thổ cư của nhà mình.
- Nhà báo nhận hồ sơ, tài liệu, nói sẽ nghiên cứu sẽ phản ánh trên mục hộp thư bạn đọc.
Chia tay phóng viên ông già lại bước cứ thoăn thoắt gần hai chục bậc thềm cao hàng chục mét xuống lòng đường Hồ Xuân Hương… lên xe ôm đã chờ sẵn.
Nghe ông già ấy giới thiệu là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, nghe tên quen quen mà vẫn ngờ ngợ khi trở về phòng làm việc, biên tập viên NGH… liền bật ngay vi tính, cái phần tiểu sử, các bài viết về ông già ấy, nhất là phần thơ thiếu nhi thì khỏi phải nói: ông viết cho các em ngộ nghĩnh…càng đọc, nhà báo NGH càng cảm phục…tài năng ông già ấy. Anh cảm thấy yêu ông, kính nể ông… và lại càng thương ông đã lận đận từ Hưng Yên lên đây vừa chữa mắt vừa đi chống tiêu cực.
Thế rồi sang tuần sau, sau khi nghiên cứu một tập tài liệu do thư tố cáo của ông già ấy nhà báo NGH gọi qua điện thoại một cách rất thân mật hỏi:
- Anh ơi, đọc thơ viết cho thiếu nhi của anh em thấy một ông già gần 80 mà vẫn làm thơ cho các em ngon nghẻ mà hay đến thế. Thế mà sao anh lại… viết đơn thư tố cáo một cách bức xúc gay gắt như thế... vừa mất thời gian, vừa hại sức khỏe, hết quỹ thời gian còn lại. Với anh ở tuổi đã cao thì không còn mấy, anh để mà viết thơ cho các em có được không?
Ông trả lời giọng bức xúc, to tát:
Suốt 20 năm nay anh đi đòi đất cho tập thể mà vẫn không thu hồi được 1cm nào. Cha chung không ai khóc mà em, vợ con anh nó can anh không được, nó nói rằng: "Ông ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng". Ông đòi không được đất cho tập thể mà ông chỉ mất thôi, mất bạn bè, mất hàng xóm (vì bạn bè hàng xóm lấn đất công) rồi gây thù, gây oán - đã có đứa nó đe dọa giết ông hoặc đến ngõ chửi đổng đảng. Lại có đứa nhắn tin qua điện thoại: "Thằng Th, mày hay đi xuống bưu điện lấy báo, chúng tao sẽ chờ mày ở đó, sẽ chặt mất tay mày, không còn tay mà viết đơn kiện đòi đất công nữa".
- Tóm lại: Đất công ông có thể đòi được, nhưng đã mất tình nghĩa, mất cả công sức, tiền điện thoại, tem thư, tiền thuê đánh máy…
- Bà vợ ông mấy hôm nay nhìn ông mặt mày hốc hác, người gầy rộc, hai mắt trũng hơn, bà càng buồn, ngăn cản thế nào cũng không được.
Ông còn quát bà: Ai cũng hòa vi quý như bà thì để nó chiếm hết đất công, làng mình còn gì là cảnh quan, ao hồ soi bóng tre, bóng nhãn nữa.
Bà lừa chỉ nói với ông vào bữa ăn, khi hai người chung mâm. Nhưng bà nói thế ông bỏ lên phòng riêng khóa cửa lại nằm đọc báo cho nguôi ngoai.
Bởi tháng trước ông nhận được trên thành phố người ta kết luận ông tố cáo đúng. Tuần sau rồi người ta trả lời ông tố lại không đúng nên… hoãn cưỡng chế hai hộ lấn chiếm về làm nhà hành lang đê. Họ quay 180 độ… đổi trắng thay đen. Bọn vi phạm đã chạy trọt đó sao?
Thế là ông lại tiếp tục ngày đêm viết đơn thư phản pháo quyết liệt vừa để bảo vệ chân lý, vừa để trút hết bực dọc oan ức… Ông lại hành trình… đến gõ cửa các cơ quan báo chí ở trung ương… lại đi Hà Nội… lại đến… lại đến… hết các cơ quan công quyền ở trung ương và tỉnh thành phố.
Trả lời câu hỏi của bao TP, sao ông đi đòi đất cho tập thể mà cứ như đi đòi đất cho của riêng nhà mình vậy?…
Ông thản nhiên nói liền một mạch:
Anh ơi làng tôi đẹp lắm, mơ mộng lắm, lịch sử lắm! Ngay cái tên làng tôi xưa các cụ đặt cũng đã mê rồi: Làng Xích Đằng, giờ là khu phố Xích Đằng - Xích Đằng có nghĩa là mây đỏ mà anh. Có văn miếu Xích Đằng là 1 trong 6 văn miếu quốc gia, có cầu Yên Lệnh bắc qua sông Hồng, còn đền thờ Lạc Long Quân. Chính là nơi 50 người con vua Hùng xưa xuống biển, làm ăn ở đất này. Làng có hàng chục đầm sen, mỗi đầm rộng hàng chục mẫu… vậy mà dân ở liền kề chiếm gần hết… Làng có 1 cái đầm rộng bằng 1/5 Hồ Tây Hà Nội cũng đang bị lấn chiếm. Không còn gì cảnh quan, môi trường nữa. Tiếc ơi là tiếc… giờ họ còn lấn cả hành lang đê điều: Nơi thả diều, nơi đàn bò gặm cỏ "thả diều vào tranh".
Thấy vậy mà giờ không còn chỗ thả diều, không còn hương sen thơm ngát. Ôi! đau xót quá! Vì thấy mình có trách nhiệm với quê hương, với cảnh quan mà ông kêu cứu. Mình kêu 20 năm mà không ai cứu, càng kêu dân liền kề đất công càng lấn chiếm, chiếm đâu được đấy. Chính quyền đâu, vô hiệu hóa hở anh. Kêu kiện, họ không giải quyết, chỉ lập biên bản, nhắc nhở thôi, họ sợ mất chức, mà khi bầu bán, sợ va chạm, mất phiếu… nên mỗi khi có vụ lấn chiếm thì UBND phường chỉ đến lập biên bản rồi chuồn về trụ sở, mặc! Còn dân chiếm được là lập trại vườn, lập nhà, lập lều quán. Lâu lâu "cứt trâu ra bùn" họ làm được cả sổ đỏ (GCNQSDĐ). Rõ ràng là dân chiếm đất công đâu được đấy, họ coi ao công như ao nhà, đất công như vườn nhà.
Nghe xong lời tâm sự và cũng là những lời giải trình của nhà thơ cao tuổi ấy. Nhà báo K. NGH không khỏi băn khoăn, lại có phần đồng cảm với ông. Anh nghĩ: mình phải làm gì? Nếu không hỗ trợ cho ông già này là mình thiếu lương tâm và trách nhiệm. Báo chí có thể giúp ông "đòi" được đất của tập thể không/ Trả lại cảnh quan cho làng ông, khu phố ông mang danh là mây đỏ, chứ không là mây đen mây xám, như ông mơ ước - ông hi vọng, tin tưởng báo Tiền Phong và báo Người cao tuổi sẽ đồng hành với ông để đạt được mơ ước…
Nhất là với thời buổi này người ta đi đòi quyền lợi cho cái chung thì ít… mà đòi cho cái riêng thì… nhiều…
Cuối tháng 5, đầu tháng 6/2020 nhà báo không thẻ lại vác đơn đến Tòa soạn báo Người cao tuổi kêu cứu đòi đất cho tập thể. Thật chưa có ở nơi nào một phường lại có tới 200 trường hợp vi phạm luật đất đai như ở phường Lam Sơn, TP Hưng Yên. Có hộ chiếm đất công đem bán qua 4 đời chủ tịch phường như thế.
Văn bản số 948 ngày 29 tháng 10 năm 2013 do ông Đỗ Xuân Tuyên nguyên Chủ tịch UBND thành phố Hưng Yên ký. (Nay ông Tuyên là Thứ trưởng Bộ Y tế) đã kết luận sai phạm về quản lý đất đai ở phường Lam Sơn là rất nghiêm trọng: "Yêu cầu Đảng uỷ, UBND phường Lam Sơn kiểm điểm làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân đã để xảy ra tình trạng vi phạm nêu trên. Có hình thức xử lý cụ thể đối với vi phạm của các cá nhân hiện đang công tác; đối với các cá nhân đã nghỉ công tác thì xem xét, xử lý về Đảng (đối với đảng viên) theo đúng quy định. Kết quả thực hiện gửi về UBND trước ngày 15/11/2013".
Tiếp đến ngày 20/01/2020 ông Doãn Quốc Hoàn - Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Hưng Yên ký kết luận số 08 đã yêu cầu:
"- Đề nghị Đảng uỷ, UBND phường Lam Sơn căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tổ chức hội nghị kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân do đã để xảy ra các tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý đất công ích tại địa phương như nêu trên. Có hình thức xử lý cụ thể theo qui định của Đảng, Luật Cán bộ, công chức đối với các cá nhân có liên quan hiện đang công tác tại đơn vị do thiếu trách nhiệm trong việc tham mưu cho UBND phường Lam Sơn về công tác quản lý đất đai (nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định); đối với các cá nhân đã nghỉ công tác thì xem xét, xử lý trách nhiệm Đảng viên theo đúng qui định.
- Đề nghị Đảng uỷ, UBND phường Lam Sơn trực tiếp xem xét và xử lý trách nhiệm theo thẩm quyền đối với đồng chí Trưởng khu phố Xích Đằng qua các thời kỳ do đã thiếu trách nhiệm, không nắm bắt và phản ánh kịp thời tình hình vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn khu phố dẫn đến xảy ra nhiều vi phạm và kéo dài trong nhiều năm.
Kết quả thực hiện báo cáo đến UBND thành phố (qua Thanh tra thành phố) trước ngày 30/3/2020)"
Nêu những sai phạm trong quản lý đất đai ở phường Lam Sơn là đúng cần tiến hành xử lý xong trong tháng 3/2020 nhưng đến nay đã 2 tháng vẫn án binh bất động. Vì sao chưa xử lý các hành vi vi phạm nêu trên? Nguyên nhân là trong số vi phạm này cũng có cả "quan" phường, vì bốn đời ông chủ tịch tiên nhiệm cũng nơi lỏng quản lý đất đai. Lạ thật một kẻ ăn cắp chiếc xe máy mấy triệu đồng mà tù hàng năm, nhưng kẻ ăn cướp hàng mấy trăm mét vuông đất của tập thể mà vẫn vô can như một hộ từng chiếm đất công.
Nhà báo không thẻ trên đây đích danh là nhà thơ Lê Hồng Thiện ông là một trong những nhà thơ viết cho thiếu nhi nổi tiếng hiện nay ở tuổi ngót 80 mà vẫn viết những bài báo chống tiêu cực về quản lý đất đai thì thật là khiêm nhường.
Lê Hồng Vân