Từ thiệt hại của dịch tả lợn Châu Phi, nghĩ về cách ly phòng Covid-19

Thứ tư - 26/02/2020 08:52
Đến hôm nay thì cả thế giới đã trong cơn sợ hãi. Dịch bệnh chết người không chỉ bùng phát dữ dội tại Trung Quốc mà đang như vết dầu loang gieo nỗi chết chóc tại Iran, Hàn Quốc, Nhật Bản, Italia... Căn bệnh chết người loang nhanh không ngăn cản được và chưa có thuốc chữa đặc trị. Cách phòng bệnh hữu hiệu nhất là cách ly - tức là tránh tiếp xúc hoặc không cho con bệnh di chuyển.
111
Thứ trưởng Bộ Y tế thăm và tặng quà cho lực lượng y tế, quân đội tại Trường Quân sự tỉnh Lào Cai
Không cho con bệnh di chuyển. Chính vì thế mà Nga, Bắc Triều Tiên, Mông Cổ, Kazakhstan đã đóng cửa với biên giới Trung Quốc, vừa cấm nhập cảnh từ Trung Quốc. Đồng thời có hơn 70 nước khác, trong đó có Việt Nam ta hạn chế cấp visa, cấm các khách du lịch từ Trung Quốc, cắt bỏ các chuyến bay tới vùng dịch của một số nước. Và cũng đã có 6 nước cấm khách Hàn Quốc nhập cảnh. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng tránh dịch bệnh chết người.

Nên nhớ nước ta chỉ có mươi ca Covid và được ngăn chặn tốt mà Trung Quốc đã không nhập khẩu nông sản hoặc hạn chế nhập khẩu nông sản của ta.
111
Dịch tả lợn châu Phi đã lây lan ra 63 tỉnh thành với 6 triệu con lợn bị chết và tiêu hủy.
Trở lại với thiệt hại của dịch tả lợn Châu Phi (nói thiệt hại vì chưa có đánh giá nào nói Việt Nam thành công hay thất bại trong phòng chống dịch tả lợn Châu Phi?), trong khi năm 2019, tất cả 63 tỉnh thành của ta đều có dịch với 6 triệu con lợn bị chết và tiêu hủy. Mặc dù Chính phủ điều hành rất quyết liệt, đích thân Thủ tưng Nguyễn Xuân Phúc nhiều lần về các vùng dịch chỉ đạo. Rất nhiều các trạm kiểm soát được dựng lên gồm cả công an, dân quân, thú y viên... Nhưng chiến dịch phòng chống dịch tả lợn Châu Phi đã thua thiệt kép khi nhiều nghìn tỷ đồng bị tiêu tốn mà không đem lại kết quả như mong muốn, hàng ngàn hộ nông dân nợ nần điêu đứng, trong khi lợn bị đẩy giá lên quá cao mà người mua phải gánh chịu... Tỉnh Hưng Yên hỗ trợ đền bù cho dân là 403 tỷ đồng, tỉnh Nam Định ước cần 450 tỷ để chi phí chống dịch, tỉnh Thái Bình tổng chi phí khoảng 600 tỷ đồng, tỉnh Đồng Nai phải xin TW 800 tỷ để chi phí cho dịch tả lợn Châu Phi. Với số tiền một vài trăm tỷ mỗi tỉnh, nhân lên với 63 tỉnh thành, thì số tiền tiêu cho phòng bệnh cho lợn cũng là một con số giật mình và xót xa.
111
Vậy chúng ta thành công hay thất bại trong phòng dịch tả lợn Châu Phi khi cả hệ thống vào cuộc? Quyết tâm là thế! Công sức tiền của bỏ ra là thế! Nhưng dịch bệnh cứ “lừ đừ như ông từ vào đền mà tiến đánh dễ sợ”.

Dịch lợn bắt đầu từ Thái Bình, Hưng Yên vào giữa tháng 02/2019 rồi loang chảy vào miền Trung rồi tới miền Nam và “phủ sóng” đủ 63 tỉnh vào tháng 9/2019, tức là 7 tháng sau đó. Nếu công cuộc phòng chống dịch tả lợn Châu Phi thất bại thì có ai phải chịu trách nhiệm không?

Có người đặt câu hỏi: Nếu ta chặn đứng tại Ninh Bình, không cho một con lợn nào vào phía trong, đồng thời không cho vận chuyển lợn trên các chuyến tàu thuyền, thì đã có thể ngăn được đại họa cho nông dân. Nhưng chúng ta không có tầm nhìn đó, vẫn cho vận chuyển lợn ốm vào phía trong mặc dù xe lợn có được kiểm tra khử trùng. Nhưng cũng có người nói: Lợn ốm vẫn qua trạm vì lúc đó nhân viên ngủ, mà nếu không ngủ thì “tình cảm” một tý là có thể qua trạm...

Vấn đề là cách ly. Nếu những người có liên quan  thực hành cách ly một cách thực sự thì đã có thể chặn đường đi của dịch tả lợn vào phía Nam, thì đất nước ta, nông dân còn nghèo của ta sẽ thoát hoặc giảm được “đại họa dịch tả lợn Châu Phi”.

Vấn đề là cách ly. Dịch chết người Covid-19 cũng vậy. Chúng ta đã nhanh chóng và chính xác cách ly những người mang bệnh, đã “nội bất xuất, ngoại bất nhập” vùng dịch Sơn Lôi (Vĩnh Phúc), với cách điều trị tốt, nên bước đầu chúng ta phòng dịch thành công.

Nhưng chặng đường phòng dịch còn dài vì chúng ta có cả ngàn km biên giới với Trung Quốc. Số người Trung Quốc, số người Hàn Quốc ở nước ta cũng hàng vạn người, nếu dịch bùng phát là thảm họa cho cộng đồng. Chúng ta còn nghèo, trang thiết bị y tế như máy thở, máy trợ tim còn quá thiếu, thuốc thang cũng thiếu, đến giường bệnh có khi còn đôi ba bệnh nhân nữa là khi có hàng trăm, hàng ngàn bệnh nhân vào viện cùng lúc cùng ngày thì dễ “vỡ trận” như chơi.

Vì tính mạng đồng bào, cần thực hiện cách ly nguồn dịch bệnh. Hãy xem cách xử lý của Triều Tiên. Họ khăng khit với Trung Quốc là thế nhưng khi cần là họ cũng không hề do dự mà đóng ca biên giới ngay. Đừng vì thiệt hơn lỗ lãi kinh tế, đang khi có dịch, ta dừng có sao đâu? Nhiều nước có chung biên giới với Trung Quốc đã đóng của biên giới rồi.

Hãy vì tính mạng của đồng bào làm trọng, nghèo hơn một chút cũng chấp nhận được.

Lại còn chuyện Bộ Giáo dục và Đào tạo “chập chờn việc học” vào đầu tháng 3/2020. TP Hồ Chí Minh đề nghị nghỉ hết tháng 3. Rồi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng thận trọng chưa quyết có nên đi học vào đầu tháng 3 không(?). Thận trọng là đúng. Vì học muộn ta sẽ học hè. Rồi lùi lịch thi cử... Đi học xảy ra dịch, ai lo ai chữa chạy cho các cháu? Các cháu cứ ở nhà. Vất vả bố mẹ ông bà còn hơn là dịch bệnh chết người xảy ra.

Ở nhà cũng là cách cách ly dịch bệnh hiệu quả. Nếu cách ly được là ta đã cầm chắc thành công.
 
                                                   Công Đán
    

 

Tổng số điểm của bài viết là: 18 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 4.5 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây