Đó là chủ đề hội thảo do Liên Chi hội cơ quan báo chí Trung ương thuộc Hội Nhà báo TP. Hồ Chí Minh tổ chức chiều ngày 23/8.
Tham dự có ông Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phụ trách phía Nam, GS TS Nguyễn Đức An - Trường Đại học Boumumouth ( Vương Quốc Anh), nhà báo Nguyễn Ngọc Hồi - Phó Giám đốc Đài truyền hình VTV9 cùng với đại diện 70 cơ quan báo chí trung ương đóng trên địa bàn TP. HCM.
Tại buổi hội thảo, GS Nguyễn Đức An nêu lên một số vấn đề đang đặt ra trong quá trình thực hiện chuyển đổi số đó là: Thách thức sinh tồn với báo chí; Tin tức số ăn mòn dần tin tức truyền thống chia vụn thị trường, không còn độc quyền báo chí chuyên nghiệp, phát hành lệ thuộc vào nhiều nền tảng Big tech...Các cơ quan báo chí cần đặt ra câu hỏi sống còn, chuyển đổi số là chuyển đổi cái gì?
Theo GS Đức An đó là quá trình lột xác, tận dụng công nghệ như thế nào, văn hoá môi trường báo chí, tổ chức nhân sự ...Cần nhận ra từ 3 bài học quá khứ: Chậm trễ chủ quan trong nhận ra tiềm năng số; một số còn đầu tư thụ động chiếu lệ; thiếu vắng tinh thần dấn thân, bứt phá vì cái mới. Do vậy, cần nhìn thế giới số như cơ hội hơn là mối nguy, theo dõi tin tức và thời sự luôn là những hoạt động phổ biến nhất trong không gian số...
Các cơ quan cần chuyển đổi thành "tổ hợp truyền thông" thay đổi lại chính mình, đa dạng hoá thị trường nguồn thu, xây dựng toà soạn hội tụ thật sự để góp phần đa dạng hoá nguồn thu cần dựa trên doanh thu quảng cáo nền tảng số, cần có luật để can thiệp vào công ty công nghệ; ủng hộ từ thiện độc giả, các nhà hảo tâm...vì sự tồn tại của báo chí với công chúng.
Về toà soạn hội tụ cần tạo ra sự hội tụ nội dung, công nghệ, tác nghiệp, hội tụ nhà báo công chúng, không gian toà soạn...bám theo dấu chân công chúng qua dữ liệu người đọc, nghe, xem cái gì, ở đâu, khi nào? Mọi sản phẩm dựa trên sự thấu hiểu của người sử dụng. Tận dụng AI và công nghệ khác để "cá thể hoá " nội dung, biết thông tin và ai đọc, đọc cái gì?
Đồng thời, xem Nghiên cứu và phát triển (R&D) như một tất yếu, cần đa kỹ năng, tận dụng công nghệ mới, phân tích các xu hưởng sử dụng tin, thử nghiệm các công cụ kể chuyện và thuật tin trong độc giả, thử nghiệm các mô hình kinh doanh mới.
GS Đức An cũng cho biết, nguy cơ của thế giới số không phải công nghệ mà là sự cải cách nửa vời nên chúng ta cần chủ động để các hoạt động chuyển đổi số đạt hiệu quả hơn.
Tại hội thảo nhiều nhà báo cũng có nhiều ý kiến xung quanh các vấn đề về nhân sự, nguồn lực đầu tư, sự hỗ trợ của các cơ quản lý nhà nước, các vấn đề về thu phí trên báo điện tử như một xu thế tất yếu trong thời gian tới mặc dù còn nhiều thách thức và khó khăn.
Theo Mai Phúc/NB&CL
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về Người làm báo Hưng Yên.
Người làm báo Hưng Yên