Nhạc kịch “Sóng” - tái hiện cuộc đời và thơ của thi sĩ Xuân Quỳnh
Thứ hai - 21/03/2022 12:47
Tối 18/19 - 3, tại Nhà hát lớn Hà Nội vở nhạc kịch “Sóng” dưới sự dàn dựng của Ê - kíp Nhà hát Tuổi trẻ sẽ ra mắt khán giả yêu sân khấu…Nhạc kịch “Sóng”, lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của thơ, chuyện tình yêu và cuộc đời nữ thi sĩ Xuân Quỳnh.
Kịch bản của vở diễn là sự giữa thơ, ca, kịch từ cảm hứng từ những trang thơ của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh được viết bởi nhà biên kịch Minh Thùy. Khi Xuân Quỳnh là một diễn viên múa 18 tuổi xinh đẹp, sôi nổi, giàu khát vọng của Nhà hát ca múa nhạc. Tại đây, cô si mê và yêu anh chàng nghệ sĩ vĩ cầm công Trọng Khoa (nguyên mẫu từ Lưu Tuấn - người chồng đầu tiên). Hai người kết hôn và có một cậu con trai đầu lòng.
Ngoài tình yêu với nghiệp múa, Xuân Quỳnh còn ước mơ trở thành một nhà thơ, nhà văn, cô tập viết văn và tự đi ứng tuyển rồi làm việc trong nhà xuất bản. Trong quá trình làm việc tại Nhà xuất bản, cô gặp Đăng Dương (nguyên mẫu Lưu Quang Vũ), con của một người đồng nghiệp lớn tuổi. Đăng Dương say mê, ngưỡng mộ thơ và con người Xuân Quỳnh…
Khi Xuân Quỳnh bắt đầu nổi tiếng trên văn đàn, thơ được xuất ở nhiều nơi, cô lại cảm thấy cô đơn trong chính cuộc hôn nhân của mình. Cuộc sống thiếu ăn, khốn khó và sự khó hòa hợp giữa hai người đã buộc cô phải chia tay với người chồng đầu tiên…
Sau lần đổ vỡ ấy, cô kết hôn với Đăng Dương, tuy vậy cuộc sống chật vật khó khăn của thời bao cấp vẫn đeo đẳng. Bằng tài năng của mình, Đăng Dương trở thành nhà viết kịch nổi tiếng, thường xuyên đi công tác xa nhà, có nhiều bóng hồng vây quanh. Lúc đó, cô bị bệnh tim, nằm trên giường bệnh cô tự vẫn chính mình về tình yêu, cuộc đời và khát vọng sống…
Phần nhạc kịch “Sóng” lấy chất liệu từ thơ của Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, hơn 20 bài thơ đã được chuyển thể thành âm nhạc. Sự phối khí của nhạc sĩ Minh Đạo, Bùi Trường Văn đã đưa đưa được đắm mình trong những tình ca nổi tiếng: sóng, thuyền và biển hoặc những bài hát mới được chuyển thể từ thơ: nhà chật, lại bắt đầu, nếu một ngày em không làm thơ nữa, tự hát… Sự phối khí có được sự hòa hợp giữa đã làm thêm những cung bậc, giai điệu cho vở diễn nhưng cũng không làm mất đi ý nghĩa từ tác phẩm văn học.
Để cho ra đời một vở nhạc kịch hay, đòi hỏi người diễn viên phải có khả năng: nhảy múa, ca hát, diễn xuất… đó là một thách thức đối bất kỳ người nghệ sĩ nào. Ê kíp Nhà hát Tuổi trẻ đã tuyển chọn dàn diễn viên khi tuổi đời còn khá trẻ, diễn viên Thu Thảo (SN 2001) đã vào vai Xuân Quỳnh, khó khăn nhất của diễn viên đó là khi vào vai người phụ nữ ở tuổi 40. Những giằng xé nội tâm, cô đơn trong tâm hồn của Xuân Quỳnh đã được diễn viên Thu Thảo bộc lộ qua diễn xuất của mình.
Để hấp dẫn trực giác của người xem, Đạo diễn Đào Duy Anh đã đưa nhiều thể nghiệm mới lạ lên sân khấu. Cả một nền xanh mang chủ đề “Thuyền và biển” mang nhiều chất thơ, sâu khấu có những bậc thang là ẩn dụ cho những nấc thăng trầm trong cuộc đời của nhà thơ Xuân Quỳnh. Sân khấu còn khắc họa lại cảnh sống thời bao cấp khó khăn, chật vật… Đặc biệt, khán giả không khỏi xúc động khi thấy hình ảnh ngôi nhà 6m2 (96A Phố Huế) - căn phòng của Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh được tái hiện lại…
Khán giả thường biết về cuộc đời Xuân Quỳnh qua: thơ, sách báo, phim tài liệu... nhưng để khắc họa lên sân khấu thì sự mới mẻ. Cuộc đời Xuân Quỳnh có nhiều sự lãng mạn, nhưng cũng đầy biến cố. Chất kịch của vở diễn được đẩy lên trong những phân đoạn giằng xé: mâu thuẫn về quan điểm sống với người chồng cũ, và mâu thuẫn trong chính nội tâm của nhân vật khi nằm trên giường bệnh.
Vở nhạc kịch “Sóng” là sự thể nghiệm đặc sắc, với khát vọng đáp ứng được nhu cầu thưởng thức ngày càng cao của khán giả. Một vở sân khấu hội tụ những tinh hoa từ: âm nhạc, chất kịch, mỹ thuật - sân khấu… “Sóng” còn là sự tri âm của thế hệ mai hậu với nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, qua đó cũng gửi gắm thông điệp về giá trị sống và khát vọng tình yêu: “Ai trong chúng ta chỉ là dấu chấm nhỏ trong thành phố, thành phố nơi ta sống chỉ là chấm nhỏ trong quả địa cầu. Quả địa cầu chỉ là dấu chấm nhỏ trong vũ trụ vô tận… Vậy, chúng ta sống để làm gì?” (Mùa hạ cuối cùng - Lưu Quang Vũ).