Tài năng và sự bất tử

Thứ bảy - 26/09/2020 17:35

Sự bất tử là tên một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Milan Kundera trong đó đề cập tới một nhân vật có thể bất tử là thi hào người Đức Goethe. Nhưng cuốn tiểu thuyết này không chỉ kể về nhà thơ vĩ đại người Đức mà còn có những người khác cũng được mong muốn bất tử cùng Goethe. Đó là Bettina, một người tình trẻ tuổi của thi sĩ. Bettina đã tìm mọi cách để gần gũi Goethe, ảnh hưởng đến Goethe để các cuốn tiểu sử về danh nhân nước Đức sau này phải nhắc đến tên mình, vì Bettina biết nếu tự mình, cô chỉ là một chiếc lá vô danh… Và Bettina đã không hề nhầm. Bây giờ nhìn lại, Goethe luôn được tôn vinh là một những tên tuổi vĩ đại nhất của nước Đức và thậm chí người Đức đã lấy tên ông đặt tên cho những viện văn hoá chuyên quảng bá văn hoá và ngôn ngữ Đức ra khắp thế giới.

111

Bettina là một người bình thường mà đã thèm khát sự bất tử đến mức dùng mọi thủ đoạn để bám rịt vào Goethe. Milan Kundera đã rất sáng suốt khi chọn Goethe là nhân vật chính khi đề cập đến một trong những khát vọng lớn nhất của loài người. Tác phẩm nổi tiếng nhất của Goethe là Faust cũng đề cập đến một vấn đề gần như tương tự. Faust muốn trở thành người nắm bắt được mọi tri thức cao siêu và bí mật nhất và ông đã chấp nhận một thoả thuận với quỷ Mephisto để đạt được ước vọng của mình và nếu Faust thua cuộc, ông sẽ phải dâng linh hồn cho quỷ dữ, trở thành nô lệ của chúng. Sự bất tử, chiếm lĩnh những đỉnh cao nhất là khát vọng của rất nhiều người, đặc biệt của giới văn nghệ sĩ, và nhiều người đã dành cả cuộc đời để vươn tới ước mơ chảy bỏng này.

Ước mơ thì dễ, làm mới khó, trong hàng ngàn, triệu văn nghệ sĩ hay các nhà khoa học, chỉ một số ít thực sự có thể bất tử với thời gian bởi các công trình, tác phẩm hoặc cống hiến của mình. Chỉ một số hiếm được người ta nhắc nhớ, thời gian càng lùi xa thì vinh quang và danh tiếng càng mờ nhạt dần. Người ta có thể nổi tiếng 5 năm, 10 năm, thậm chí 50 năm nhưng trên một 100 năm hoặc hơn thì rất khó. Các ngôi sao, các tác phẩm danh tiếng cứ phai lạt dần theo thời gian hoặc được rất ít người nhớ tới. Nguyễn Du khi còn sống cũng rất ý thức về việc này, những cống hiến của ông, tác phẩm của ông liệu có được người ta nhớ đến là một câu hỏi thường trực và ông thậm chí đã đề ra một mốc thời gian để tiên lượng về sự công nhận của hậu thế với những đóng góp của mình:

“Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa

Người đời ai khóc Tố Như chăng?”

Sau ba trăm năm người ta vẫn nhớ đến Nguyễn Du và Truyện Kiều thì ông đã được diện vào hàng bất tử của văn hoá Việt dù lúc sinh thời ông cũng khiêm tốn khi đánh giá về những thành tựu của mình. Kết thúc Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:

“Lời quê chắp nhặt dông dài

Mua vui cũng được một vài trống canh”

Nhưng khi nghĩ kĩ cái sự khiêm tốn của Nguyễn Du dù có thể chỉ được tôn vinh bằng “một vài trống canh”, thi sĩ đã rất ý thức về tài năng và sự bất tử của mình. Không một nghệ sĩ nào trong thời đại với ông hoặc trước đó phát biểu những câu tương tự. Nguyễn Du tin vào tài năng của mình và xét đoán của hậu thế, ông biết chắc chắn rằng mình không bị lãng quên và ông xứng đáng là một ngôi sao bất tử trên bầu trời văn hoá và văn học Việt.

Những tài năng lớn hướng đến sự bất tử là lẽ thường, những kẻ vô danh, tầm thường đôi khi cũng có những ước mơ ấy. Herostratus đã đốt đền thiêng ở Hy Lạp chỉ với mục đích duy nhất được bất tử, người ta đã cố gắng xoá tên kẻ tội đồ ấy để hắn mãi mãi vô danh nhưng lịch sử đã không ngăn cản được ước vọng của hắn. Herostratus vẫn được biết đến là kẻ đốt đền nổi tiếng nhất trong lịch sử. Và nàng Bettina cũng có số phận gần giống kẻ đốt đền, dù phải ê chề khi cố gắn tên tuổi mình với Goethe thì một nhà văn nổi tiếng cỡ Milan Kundera cuối cùng cũng viết một cuốn tiểu thuyết với Bettina là một trong những nhân vật chính quan trọng nhất.

Trở thành bất tử không phải là sự hoang tưởng mà là ước mơ chính đáng. Nếu người nghệ sĩ sáng tạo ra một tác phẩm nghệ thuật và biết rằng ngay ngày hôm sau người ta sẽ quên nó thì tôi tin rằng sẽ không ai sáng tạo nữa. Nghệ sĩ sáng tạo ra nghệ thuật vì họ tin và hi vọng rằng tác phẩm của mình, tên tuổi của mình sẽ được lưu nhớ lâu nhất một cách có thể. Chúng ta tạo ra những tác phẩm nghệ thuật vì hi vọng rằng chúng sẽ có giá trị trong 3 năm, 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn. Người nghệ sĩ luôn có khát vọng lớn lao, dồn tâm huyết và trí tuệ của mình vào việc ấy, tất nhiên để vượt qua bức tường thời gian và sống mãi là một điều rất hiếm. Người nghệ sĩ có ước mơ lớn lao nhưng trở thành cái gì thì phải trải qua sự sàng lọc của xã hội và thời gian.

Một vài người bạn văn của tôi phàn nàn rằng, có những tác phẩm trước đây đạt giải rất cao, được tung hô rầm rĩ, tác giả tưởng như là những ngọn lửa không bao giờ tắt thì giờ đây, chỉ cần qua vài chục năm, thậm chí chỉ hơn chục năm, người ta đã không còn đọc nổi những tác phẩm ấy nữa và tên tác giả đã hoà lẫn vào số đông vô danh. Nếu có ai nhắc nhớ đến thì cũng chỉ là việc kể lại biên niên một chặng đường. Mười, hai mươi năm, tác phẩm đã không thắng nổi thời gian nói chi đến sự bất tử, khát vọng của con người là vô hạn mà sức lực và đóng góp chỉ hữu hạn mà thôi.

Nhưng có phải sáng tạo chỉ với mong muốn trở thành bất tử? Nhiều người có những quan niệm khác, họ cho rằng viết ra một cái gì đó đôi khi chỉ cần thoả mãn nhu cầu cá nhân tức thời hoặc được lưu lại quãng thời gian ngắn đôi ba năm hoặc một quãng hữu hạn nào đó là đủ. Người ta không nghĩ quá nhiều và quá xa khi sáng tạo nghệ thuật. Đây là một quan niệm chính xác với số đông, vì cơ bản ai cũng biết tự lượng sức mình và hiểu rằng ta không phải thiên tài. Có được những khoảnh khắc loé sáng nhất định hoặc có ích cho một thời gian đã là tốt lắm rồi, thậm chí chỉ cần hữu dụng trong dăm ba ngày đã đủ hoàn thành sứ mệnh của một tác phẩm. Nhưng nếu tất cả chỉ có một ước mơ nhỏ nhoi như thế thì sẽ lấy đâu ra những tác phẩm để đời… Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều ông không nghĩ nó chỉ mua vui được “một vài trống canh”, Goethe viết Faust ông không dự định chỉ cho nó sống được vài chục năm ở nước Đức và những người hậu sinh như Xuân Diệu, Milan Kundera chắc hẳn họ không có ý định tạo ra toàn những tác phẩm hữu hạn với thời gian. Tất nhiên, với cả những bậc thiên tài, ý định và kết quả có thể không bao giờ sống nhau. Lev Tolstoy đã viết những ghi chép, suy ngẫm ở lúc cuối đời và ông nghĩ nó có thể vượt qua cả Chiến tranh và Hoà bình hay Anna Karenina nhưng rốt cuộc, hai cuốn tiểu thuyết kể trên mới vĩ đại và khiến cho Tolstoy bất tử chứ không phải những ghi chép cuối đời của ông. Có thể khi viết Chiến tranh và Hoà Bình hay Anna Karenina, Lev Tolstoy chưa nghĩ đến sự bất tử của mình nhưng ông đã sáng tạo ra chúng với tinh thần và thể chất ở lúc sung mãn, tinh tường nhất.

Nhiều người muốn “đọ sức” hoặc “lật đổ” các vĩ nhân để tạo dựng vị thế mới cho mình. Nếu suy nghĩ như thế, muốn vượt thoát quá khứ và những người đi trước cũng không có gì là sai bởi chính các thiên tài cũng từng phải vượt lên những tiền bối của mình. Vấn đề là liệu chúng ta có đủ sức lực và tài năng để tạo ra những tác phẩm có giá trị lâu bền?...

Tác giả: Uông Triều
Nguồn Văn nghệ số 39/2020

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THƯ VIỆN ẢNH ĐẸP
5.jpg 66.jpg 29.jpg 49.jpg 20.jpg 42.jpg 13.jpg 37.jpg 6.jpg 67.jpg 31.jpg 50.jpg 22.jpg 43.jpg 15.jpg 38.jpg 7.jpg 68.jpg 33.jpg 52.jpg 24.jpg 45.jpg 16-1.jpg 39.jpg 40.jpg 9.jpg 71.jpg 34.jpg 63.jpg 27.jpg 48.jpg 19.jpg 41.jpg 12-qn1.jpg a-T.jpg 36.jpg 8a334df96fbbb3e5eaaa.jpg ec1643b261f0bdaee4e1.jpg 75528951ab13774d2e02.jpg 740f0438267afa24a36b.jpg 9e931db13ff3e3adbae2.jpg eef9d3a2f1e02dbe74f1.jpg ac94b8a49de641b818f7.jpg ae0f6bdb499995c7cc88.jpg 895e11f733b5efebb6a4.jpg 27c48a2ea86c74322d7d-1.jpg f7b945c06782bbdce293.jpg 0f6e3f741c36c0689927.jpg c23927250467d8398176.jpg 906029e10ba3d7fd8eb2.jpg 32b8e242c0001c5e4511-1.jpg f774eba794e548bb11f4.jpg 7a0a8baca9ee75b02cff.jpg dcd1d242f0002c5e7511.jpg 23289506b7446b1a3255.jpg 66d134e644a498fac1b5-1.jpg 1389b67fa302625c3b13-1.jpg f69297bc83c1429f1bd0-1.jpg 33f61d080875c92b9064-1.jpg e71f3a932feeeeb0b7ff-1.jpg 3b4258344c498d17d458-2-1.jpg aecc18440d39cc679528-1.jpg 01b53b002e7def23b66c-1.jpg 7536f22be75626087f47-1.jpg f87058784d058c5bd514-1.jpg 48dd535d4620877ede31-1.jpg ea6a58024d7f8c21d56e-1-1.jpg 4f0be64af33732696b26-1.jpg b673068913f4d2aa8be5-1.jpg 1d4bb15da420657e3c31-1.jpg 35021b9c0ee1cfbf96f0-1.jpg ffc69024855944071d48-1.jpg 87e8e87cfd013c5f6510-1.jpg f7a58a679f1a5e44070b-1.jpg 5b9e981a8d674c391576-1.jpg dfefc79bd2e613b84af7-1.jpg 02ac9b4b8e364f681627-1.jpg 142989b99cc45d9a04d5-1.jpg fe3d1d75bf087e562719.jpg 94d3461b53669238cb77-1.jpg f38c46ee539392cdcb82-1.jpg 7f5885f9908451da0895-1.jpg e5c4472a52579309ca46-1.jpg 3b20a26fb712764c2f03-1.jpg 0506885d9d205c7e0531-1.jpg d203ce4d69c0a29efbd1.jpg b91ad73673bbb8e5e1aa-1.jpg 520c873d23b0e8eeb1a1.jpg 8f815695f21839466009.jpg d9977394d7191c474508.jpg b94a739fd4121f4c4603.jpg 2799f500528d99d3c09c-1.jpg 0905f0a2572f9c71c53e.jpg 0b4698843f09f457ad18.jpg d5502603818e4ad0139f.jpg c364cdd36a5ea100f84f.jpg 4126eb8e4c03875dde12.jpg 35b9c64f61c2aa9cf3d3.jpg eb2c4421e0ac2bf272bd.jpg cd43fd4859c5929bcbd4-1.jpg
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay5,823
  • Tháng hiện tại133,174
  • Tổng lượt truy cập3,233,929
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây