Ăn chay ngày tết ở Đào Đặng

Thứ hai - 08/04/2019 08:29
Làng Đào Đặng, xã Trung Nghĩa (tp. Hưng Yên) có tục ăn chay ngày tết. Dân gian Đào Đặng có câu: “Mồng Một ăn chay/ Mồng Hai ăn mặn/ Mồng Ba ăn rốn/ Mồng Bốn ngồi không/ Mồng Năm mục đồng/ Mồng Sáu đồng tuế/ Mồng Bảy đồng niên/ Mồng Tám du thụy (du thị)”.

Ngày mồng Một Tết, cả làng ăn chay. Nhưng vật phẩm cho bữa ăn chay ở Đào Đặng trong ngày tết khá đủ. Mâm cỗ cúng gia tiên đầu năm gồm bánh, xôi chè. Bánh có mươi loại: bánh chưng, bánh nếp, bánh mật, bánh rán, bánh trôi, bánh chay, bánh giò, bánh bèo, bánh bột lọc…; xôi chè cũng có dăm bảy thứ: xôi xéo, xôi vò, xôi hoa cau, xôi gấc, chè lam, chè kho, chè con ong…, tuyệt đối không cúng thịt cá. Ngày mồng Một, cỗ không có thịt, cá, giò, nem, ninh, mọc, cơm tẻ nhưng bữa cơm ngon lành như ăn cỗ mặn. Người ưa đồ nếp ăn bánh chưng. Người không ưa nếp ăn bánh tẻ, gói to gọi là bánh giò, nay gói dài, nhỏ như chiếc răng bừa. Ngày mồng Hai ăn bún cá, bún chả, bún xào cá rô làm nhân cuốn ăn với rau thơm. Mâm cỗ cúng có thức mặn nhưng bún là chính. Các nhà cúng chay, ăn bún, có đồ mặn nhưng thức ăn nhẹ, đơn giản.

Tục ăn chay ngày tết ở Đào Đặng có từ lâu, trở thành tập quán, dân làng đời nối đời tự giác thực hiện. Có lẽ, tục ăn chay xuất phát từ tín ngưỡng thờ Phật. Đầu xuân lễ chùa nên ăn chay? Ăn chay để Đức Phật ban phúc lộc cả năm và là hình thức tiết kiệm thời gian để đi lễ tết, chơi xuân.

 
Theo Từ điển Văn hóa Hưng Yên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây