Chùa Dưỡng Phú (X. Chùa Dưỡng Phú) thuộc xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động có bệ đá hoa sen rất đẹp.
Bệ đá hoa sen đặt tại nhà tam bảo, tạo tác bởi nhiều khối đá ghép lại có chiều cao 1,25m. Mặt bệ làm bằng tấm đá xanh dài 2,25m, rộng 1,1m, dày 0,25m, giống đài sen ba lớp cánh, bố cục hai tầng, Tầng trên chạm kép hai lớp cánh sen xếp ngửa, dáng bè. Tầng dưới chạm một lớp cánh sen úp, hơi dẹt, giữa cánh chạm hình mặt nhẫn. Thành mặt bệ chạm hai đường gờ nồi dày 4cm, cách nhau 17cm để một khoảng chạm hai lớp cánh sen, một lớp ngửa hơi dẹo, một lớp úp. Gờ nồi phía dưới chạm đường hoa dây hình sin.
Thân bệ đá thu lại nhỏ hơn mặt và chân. Bốn góc chạm bốn chim thần Ganuda ở dáng quỳ đỡ tòa sen. Chân, tay (cánh chim) dài, đeo chuỗi hạt nhà phật. Bụng chim thắt dây, chạm hoa văn quả trám. Chim đeo vòng, tai chùng xuống dài hơn bình thường. Mặt trước thân bệ chia ba ô chữ nhật, hai ô đầu rộng cỡ 46cm x 20cm, ô giữa 30cm x 20cm. Mỗi ô đầu bệ chạm nồi con rồng thời trần. Mi mắt rồng chạm chữ “Vạn” (S). Miệng rồng há rộng như đớp mặt trời có ba cụm đao lửa bay lên.
Rồng bệ đá chùa Dưỡng Phú không uốn nhiều khúc như rồng trên nhang án chùa Nhạn Tháp (h. Văn Giang). Ô giữa thân bệ nhỏ hơn chạm nậm rượu, xung quanh trang trí 8 lá đề cách điệu. Mũi lá quay xuống tựa trái tim để ngược. Ô trung tâm chạm ba chữ hán “Khánh văn tự”. Mặt phải thân bệ chạm nồi hình con hươu quay đầu nhìn lại phía sau. Mặt trái thân bệ chạm hoa cúc lớn cách điệu có điềm là giống bông cúc bệ đá chùa Thọ Quang (x. Thọ Vinh) cùng huyện.
Chân bệ đá hoa sen chùa Dưỡng Phú chạm kiểu chân quỳ, trang trí lớp sóng đuổi nhau chạy xung quanh. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, bệ đá hoa sen chùa Dưỡng Phú mang phong cách điêu khắc thế kỷ XVI thời Mạc.
Theo TĐVH Hưng Yên