Ăn trông nồi, ngồi trông hướng

Thứ hai - 08/04/2019 16:33

Ăn trông nồi, ngồi trông hướng là câu cửa miệng các bậc ông bà, cha mẹ dạy con cháu.
 
Kết quả hình ảnh cho những bức ảnh đẹp về ăn xem nồi ngồi trông hướng

Trong tứ khoái (ăn, ngủ, giao hợp, bài tiết) của con người, ăn là điều khoái đầu tiên. Bữa ăn của người Hưng Yên đơn giản, đạm bạc, không cầu kỳ nhưng thể hiện văn hóa ăn uống lịch sự, văn minh. Ngoài cơm, món ăn có món mặn, món nhạt, món ngọt, món chua, món cay, món ăn nước, món ăn khô, có món nộm, món chấm, món kho, món xào, món rang, món nướng, món canh, món ninh, hầm, luộc…

Dù nghèo đến đâu nhưng khi ngồi ăn, người dân Xứ Nhãn đều được dạy: trước khi ăn phải mời thật lòng, phải xem nồi cơm, thức ăn có đủ không để nấu thêm hoặc bớt bát, bớt miếng cho người khác no lòng. Khi ăn, phận con cháu phải chuẩn bị đủ bát đũa, xem ông bà, cha mẹ ngồi đâu để được mình chăm sóc. Đặc biệt người ăn phải có lòng tự trọng khi được mời ăn. Không phải bất cứ ai mời ăn là đến ăn ngay. Ngồi ăn không được bạ đâu ngồi đấy. Người bề dưới không ngồi vào chỗ ông bà, cha mẹ thường ngồi, không ngồi ăn trước bàn thờ giữa nhà khi có giỗ tết, tiệc khao, không ngồi vào bàn của bậc tôn trưởng, của khách quý đến nhà.

Thức ăn bày trên bát đĩa, đặt trên mâm cẩn thận. Nếu không có mâm đồng, mâm gỗ thì mượn sang, mẹt hình tròn làm mâm (tượng trưng trời tròn). Mâm tròn đặt giữa chiếu vuông hoặc bày trên bàn vuông (tượng trưng đất vuông). Như thế, khi ăn mới cảm thấy đầm ấm, ngon miệng. Vì trời đất, âm dương có hòa hợp, vạn vật nói chung, thức ăn nói riêng mới sinh sinh, biến biến, tăng sức khỏe con người, gia đình làm ăn ngày càng thịnh vượng.
 
Theo Từ điển Văn hóa Hưng Yên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây