Âm nhạc dân gian

Thứ hai - 08/04/2019 14:22

Theo từ điển tiếng Việt, âm nhạc là loại hình nghệ thuật truyền tải tình cảm, tư tưởng nghệ sĩ bằng âm thanh theo nhịp điệu dễ nghe, dễ cảm. Âm nhạc dân gian ẩn chứa phong hóa, thể hiện lễ nghi, phong tục tập quán dân tộc. Với người xưa, âm nhạc là thứ nghệ thuật thưởng ngoạn những nét văn hóa đặc thù của một vùng quê, đất nước.

Thuật ngữ âm nhạc cổ truyền là cụm từ chỉ âm nhạc dân gian. Âm nhạc dân gian có năng lực duy trì bản sắc truyền thống, tâm hồn dân tộc đậm đà, sâu sắc.
111
Việc bảo tồn và quảng bá âm nhạc dân gian là điều vô cùng bức thiết hiện nay
Ngày nay, làng xã Hưng Yên lưu giữ nhiều loại nhạc cụ dân gian như: Trống, mõ, phách, đàn nhị, đàn đáy, đàn tam, đàn nguyệt, đàn bầu, các loại sáo, tiêu, kèn, thanh la, não bạt… Những điệu hát có nguồn gốc dân gian, như: hát chèo, ca trù, chầu văn, trống quân, quan họ, cò lả, hát ví, hát ru, hát xẩm… truyền từ đời này sang đời khác là vốn quý của văn hóa dân tộc. Mỗi điệu hát kèm một hoặc nhiều nhạc cụ tấu đệm làm tăng giá trị nhịp điệu, tiết tấu, tạo nên sức bay bổng  của lời ca. Âm nhạc dân gian có vai trò gìn giữ bản sắc dân tộc, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa của nhân dân thời hiện đại.
Theo Từ điển Văn hóa Hưng Yên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây