Quan chức cấp cao đầu thời Pháp thuộc: Nam kỳ thuộc địa, Trung kỳ và Bắc kỳ bảo hộ

Thứ hai - 04/04/2022 11:56

Đọc sách biên khảo sử liệu về Việt Nam thời Pháp thuộc, có một số chức danh thuộc giới quân sự và dân sự trong chính quyền thuộc địa và bảo hộ Pháp khác với cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền nhà Nguyễn, một số trong đó chưa được dùng nhất quán.

Khi đọc những ký sự chiến trường của tác giả người Pháp, chúng ta thấy những sĩ quan hải quân Pháp được viết khá đúng theo cấp bậc đương thời, tức Tổng tư lệnh quân viễn chinh Nam kỳ bấy giờ mang hàm cao nhất là phó đô đốc hải quân (vice-amiral, tương đương lục quân trung tướng), thấp hơn là đề đốc (contre-amiral, tương đương lục quân thiếu tướng) như Bonard hay de La Grandière, tài liệu cũ dùng là “quan thủy sư đề đốc”. Tuy nhiên, trong những nghiên cứu của các học giả đời sau, khi nhắc đến những nhân vật lịch sử thuộc giới quân sự, hoặc các thống soái Nam kỳ, họ dùng cấp bậc sau cùng, vì vậy mà lực lượng hải quân Pháp ở chiến trường Đại Nam xuất hiện nhiều vị đô đốc (amiral, tương đương lục quân đại tướng).

111
Tư gia của Trương Vĩnh Ký ở Chợ Lớn, khoảng năm 1870
(Ảnh: BỘ SƯU TẬP CỦA TERRY BENNETT)

Ngày 25.6.1862, khi công cuộc bình định Nam kỳ của liên quân Pháp - Tây Ban Nha vẫn đang tiếp diễn, Pháp hoàng Napoléon đệ tam đã cắt đặt chức thống soái (quân sự) Nam kỳ (tiếng Pháp: Gouverneur de la Cochinchine), đại diện cho ông tại đây, người đầu tiên được bổ nhiệm là Đề đốc hải quân Louis-Adolphe Bonard, đồng thời Bonard cũng được thăng hàm lên phó đô đốc. Một số bản đồ đương thời ghi chức danh Bonard là “Commandant en chef, Gouverneur en Cochinchine”, Đại Nam thực lục nhắc đến một số thống soái Nam kỳ đương thời là “Tổng thống Nam kỳ thủy, lục quân dân”. Kể từ ngày 14.5.1879 trở về sau, với sự xuất hiện của thống đốc dân sự đầu tiên của Nam kỳ là Charles Marie Le Myre de Vilers, chính thức kết thúc thời kỳ giới quân sự (đô đốc và thống soái (Amiraux et Gouverneurs)) cầm quyền kéo dài gần 20 năm ở Nam kỳ.

111
Chân dung Tổng trú sứ Paul Bert
(Ảnh: JOSEPH CHAILLEY, PAUL BERT AU TONKIN, PARIS, 1887)

Thành lập chế độ bảo hộ ở Trung - Bắc kỳ

Trong ba xứ (pays) Nam - Trung - Bắc kỳ của Vương quốc Đại Nam (Việt Nam ngày nay) thời Pháp thuộc, Nam kỳ (Cochinchine theo cách gọi của người Pháp) chính thức trở thành thuộc địa (colonie) của Pháp sau Hiệp ước Giáp Tuất ký ngày 15.3.1874, còn Bắc kỳ (Tonkin theo cách gọi của người Pháp) và Trung kỳ (Annam theo cách gọi của người Pháp) là xứ bảo hộ (pays de protectorat) của Pháp sau Hiệp ước Giáp Thân ký ngày 6.6.1884 giữa Phụ chánh Nguyễn Văn Tường (đại diện triều đình Huế) và Patenôtre (đại diện phía Pháp), còn gọi là Hiệp ước Patenôtre. Cũng cần lưu ý rằng, năm 1834 vua Minh Mạng chỉ đặt danh xưng Bắc kỳ (Ninh Bình đến Lạng Sơn) và Nam kỳ (Biên Hòa đến Hà Tiên), không có danh xưng Trung kỳ.

Một năm rưỡi sau khi ký Hiệp ước Giáp Thân, ngày 27.1.1886 Tổng thống Cộng hòa Pháp ban hành sắc lệnh thành lập chế độ bảo hộ (protectorat) của Pháp ở vùng đất Bắc kỳ và Trung kỳ của vương quốc Đại Nam, đồng thời cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục Paul Bert được chọn làm Tổng trú sứ Trung - Bắc kỳ (Résident général en Annam et au Tonkin), một dạng “Toàn quyền lưỡng kỳ” trước khi có chức danh Toàn quyền Đông Dương gần 2 năm sau đó. Paul Bert là tổng trú sứ dân sự đầu tiên được bổ nhiệm.

Sắc lệnh ngày 27.1.1886 quy định cơ cấu tổ chức của chính quyền bảo hộ Trung - Bắc kỳ: Người đứng đầu chính quyền bảo hộ là tổng trú sứ (Résident général) trực thuộc Bộ Ngoại giao, do Tổng thống Cộng hòa Pháp bổ nhiệm bằng sắc lệnh, báo cáo tại Hội đồng Bộ trưởng. Chính quyền bảo hộ có cơ cấu tổ chức, ngân sách và tài chính riêng. Những viên chức và nhân viên do mẫu quốc (Pháp) cử tới làm việc trong chính quyền bảo hộ (Trung - Bắc kỳ) được gọi là biệt phái.

Các văn bản của vua triều đình Huế phải có chữ ký chuẩn y của tổng trú sứ. Tổng trú sứ được quyền bổ nhiệm các chức danh dân sự, riêng chức danh khâm sứ, thống sứ (đều dịch từ tiếng Pháp: Résident supérieur) và công sứ (Résident) sẽ do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm. Tổng trú sứ đặt trụ sở chính ở Huế, có Khâm sứ Trung kỳ (ở Huế) và Thống sứ Bắc kỳ (ở Hà Nội) phụ tá dưới quyền. Quyền hạn của khâm sứ và thống sứ do tổng trú sứ quy định bằng nghị định, và phải được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao phê chuẩn. Khi tổng trú sứ vắng mặt, khâm sứ sẽ là người đại diện cho tổng trú sứ ở triều đình Huế…

Tháng 2.1886, Paul Bert đặt chân đến Sài Gòn, liên lạc với người bạn quen bên Pháp từ năm 1863 (trong chuyến đi chuộc đất của Sứ bộ Phan Thanh Giản) là học giả Pétrus Trương Vĩnh Ký, Paul Bert nhờ Trương Vĩnh Ký lập một danh sách những thông ngôn người bản xứ có khả năng để sau này bổ dụng, và cũng mời gia đình Trương Vĩnh Ký đi cùng mình ra Huế.

Hai tháng sau, Paul Bert cùng Trương Vĩnh Ký có mặt tại Huế, đây là chuyến Bắc hành thứ hai của Trương Vĩnh Ký sau chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi (1876) thời Thống soái Nam kỳ Duperré. Paul Bert bố trí công việc cho ông Ký tại Huế, trong đó có mục đích dạy tiếng Pháp cho vua Đồng Khánh và em trai nhà vua, chiêu dụ giới sĩ phu trong phong trào Cần vương lúc bấy giờ… Ngày 12.4.1886, Paul Bert ra Bắc kỳ, chính thức nhậm chức Tổng trú sứ Trung - Bắc kỳ. (còn tiếp)

 

Theo Nguyễn Quang Diệu/Thanh niên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THƯ VIỆN ẢNH ĐẸP
5.jpg 66.jpg 29.jpg 49.jpg 20.jpg 42.jpg 13.jpg 37.jpg 6.jpg 67.jpg 31.jpg 50.jpg 22.jpg 43.jpg 15.jpg 38.jpg 7.jpg 68.jpg 33.jpg 52.jpg 24.jpg 45.jpg 16-1.jpg 39.jpg 40.jpg 9.jpg 71.jpg 34.jpg 63.jpg 27.jpg 48.jpg 19.jpg 41.jpg 12-qn1.jpg a-T.jpg 36.jpg 8a334df96fbbb3e5eaaa.jpg ec1643b261f0bdaee4e1.jpg 75528951ab13774d2e02.jpg 740f0438267afa24a36b.jpg 9e931db13ff3e3adbae2.jpg eef9d3a2f1e02dbe74f1.jpg ac94b8a49de641b818f7.jpg ae0f6bdb499995c7cc88.jpg 895e11f733b5efebb6a4.jpg 27c48a2ea86c74322d7d-1.jpg f7b945c06782bbdce293.jpg 0f6e3f741c36c0689927.jpg c23927250467d8398176.jpg 906029e10ba3d7fd8eb2.jpg 32b8e242c0001c5e4511-1.jpg f774eba794e548bb11f4.jpg 7a0a8baca9ee75b02cff.jpg dcd1d242f0002c5e7511.jpg 23289506b7446b1a3255.jpg 66d134e644a498fac1b5-1.jpg 1389b67fa302625c3b13-1.jpg f69297bc83c1429f1bd0-1.jpg 33f61d080875c92b9064-1.jpg e71f3a932feeeeb0b7ff-1.jpg 3b4258344c498d17d458-2-1.jpg aecc18440d39cc679528-1.jpg 01b53b002e7def23b66c-1.jpg 7536f22be75626087f47-1.jpg f87058784d058c5bd514-1.jpg 48dd535d4620877ede31-1.jpg ea6a58024d7f8c21d56e-1-1.jpg 4f0be64af33732696b26-1.jpg b673068913f4d2aa8be5-1.jpg 1d4bb15da420657e3c31-1.jpg 35021b9c0ee1cfbf96f0-1.jpg ffc69024855944071d48-1.jpg 87e8e87cfd013c5f6510-1.jpg f7a58a679f1a5e44070b-1.jpg 5b9e981a8d674c391576-1.jpg dfefc79bd2e613b84af7-1.jpg 02ac9b4b8e364f681627-1.jpg 142989b99cc45d9a04d5-1.jpg fe3d1d75bf087e562719.jpg 94d3461b53669238cb77-1.jpg f38c46ee539392cdcb82-1.jpg 7f5885f9908451da0895-1.jpg e5c4472a52579309ca46-1.jpg 3b20a26fb712764c2f03-1.jpg 0506885d9d205c7e0531-1.jpg d203ce4d69c0a29efbd1.jpg b91ad73673bbb8e5e1aa-1.jpg 520c873d23b0e8eeb1a1.jpg 8f815695f21839466009.jpg d9977394d7191c474508.jpg b94a739fd4121f4c4603.jpg 2799f500528d99d3c09c-1.jpg 0905f0a2572f9c71c53e.jpg 0b4698843f09f457ad18.jpg d5502603818e4ad0139f.jpg c364cdd36a5ea100f84f.jpg 4126eb8e4c03875dde12.jpg 35b9c64f61c2aa9cf3d3.jpg eb2c4421e0ac2bf272bd.jpg cd43fd4859c5929bcbd4-1.jpg
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay2,482
  • Tháng hiện tại88,507
  • Tổng lượt truy cập3,189,262
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây