Năm 2020 là năm diễn ra nhiều sự kiện, mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng phóng viên Báo Quân đội nhân dân luôn có mặi ở các “điểm nóng”, kịp thời đem đến cho bạn đọc những thông tin thời sự. Mỗi nhiệm vụ, mỗi “điểm nóng” đều để lại những ấn tượng sâu đậm, khó quên đối với các phóng viên...
Với nhiếp ảnh gia người Pháp Rehahn Croquevielle, tình yêu Việt Nam được thể hiện bằng những bức ảnh chân thực về đất nước, con người nơi đây, đặc biệt là những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc Việt Nam.
Sinh ra và lớn lên tại Normandy (Pháp), Croquevielle đã đi qua hơn 35 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới để thỏa niềm đam mê du lịch và chụp ảnh. Năm 2011, khi đến Việt Nam, Croquevielle đã “phải lòng” và quyết định gắn bó lâu dài với đất nước hình chữ S. “Phó nháy” 40 tuổi này hiện đang sống và làm việc tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam. Không quản ngại khó khăn về địa lý, Croquevielle tự hào nhận mình là một trong số ít người nước ngoài đã đặt chân tới hầu hết các vùng, miền của Việt Nam.
Tận mắt chứng kiến và tiếp xúc với nền văn hóa đa dạng của cộng đồng các dân tộc anh em Việt Nam, Rehahn Croquevielle cảm thấy mình cần phải ghi lại những nét đặc trưng đó. Những “chuyến phiêu lưu” khắp Việt Nam của Rehahn Croquevielle mang lại cho anh một kho tàng kiến thức về truyền thống văn hóa và tín ngưỡng độc đáo cũng như các ý tưởng về cái đẹp.
Những tác phẩm về các dân tộc Việt Nam được anh đưa vào bộ sưu tập ảnh “Di sản vô giá” (Precious Heritage) nằm trong dự án cùng tên. Đúng như biệt hiệu “người lưu giữ linh hồn nhân vật” mà giới yêu nghệ thuật nhiếp ảnh đặt cho Rehahn Croquevielle, các nhân vật trong ảnh của anh đều ăn vận trang phục truyền thống của họ và thực hành phong tục, tập quán được truyền từ đời này sang đời khác, qua đó tạo nên một bức tranh đẹp về con người Việt Nam. Rehahn Croquevielle đã đưa các tác phẩm trưng bày tại những triển lãm lớn ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Nhiều bức ảnh về vẻ đẹp các dân tộc Việt Nam của Rehahn Croquevielle từng xuất hiện trên các tạp chí du lịch nổi tiếng như; National Geographic, Conde Nast Traveller... Nhiếp ảnh gia người Pháp chia sẻ: “Niềm vui lớn nhất của tôi là khám phá, tìm hiểu kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Tôi không muốn mình chỉ là nhiếp ảnh gia mà còn muốn là người góp phần bảo tồn và tôn vinh những giá trị văn hóa đặc sắc đó.
Không dừng lại ở đó, Rehahn Croquevielle còn tin rằng nhiếp ảnh không nên là một quá trình một chiều mà chỉ nhiếp ảnh gia được hưởng lợi. Đó là lý do tại sao anh thực hiện Chương trình “Trao tặng lại” (Giving Back). Theo đó, với quỹ hoạt động được trích từ tiền bán ảnh, Rehahn Croquevielle hỗ trợ trẻ em khó khăn,
người già và đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam những nhân vật chính trong các tác phẩm của anh. Nhằm giúp mọi người được tiếp cận tối đa với bản sắc văn hóa Việt Nam, Rehahn Croquevielle đã xây dựng Bảo tàng Di sản vô giá ngay tại phố cổ Hội An. Mở cửa miễn phí từ đầu năm 2017, đây là nơi Rehahn Croquevielle “kể” lại những câu chuyện mình biết được về cộng đồng các dân tộc Việt Nam thông qua các bảng thông tin với 3 ngôn ngữ: Pháp, Anh và Việt, Ngoài ra, được sự đồng ý và giúp đỡ của chính quyền địa phương, Rehahn Croquevielle còn dành công sức và tài chính để xây dựng bảo tàng văn hóa của người Cơ Tu ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Đây là không gian trưng bày, tái hiện văn hóa Cơ Tu với nhiều hình ảnh, hiện vật, đồng thời cũng mở rộng kết nối và giới thiệu văn hóa các dân tộc khác.
“Khóa học” đặc biệt
Những ngày cuối tháng 9-2020, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội (ĐBQĐ) lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Với kíp phóng viên Báo Quân đội nhân dân tham gia tuyên truyền tại đại hội lần này, hẳn nhiên ai cũng vinh dự, tự hào nhưng không kém phần áp lực. Nhóm phóng viên đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền từ trước đó nhiều ngày, phân công rõ nhiệm vụ cho từng thành viên...
Đại hội đại biểu ĐBQĐ là sự kiện chính trị quan trọng, vì vậy, bất kỳ ai cũng có thể bị “ngợp” về tầm vóc sự kiện và khối lượng thông tin quá lớn. Viết về chủ đề gì để vừa đúng, vừa trúng? Cách thể hiện như thế nào để truyền tải được không khí, tinh thần đại hội?... Đó luôn là những câu hỏi được nhóm phóng viên đặt ra trong quá trình tác nghiệp. Suốt những ngày diễn ra đại hội, nhóm phóng viên chúng tôi được sống trong không khí thi đua, nỗ lực hết mình với nhiều cung bậc cảm xúc mỗi khi tin, bài được đăng tải. Với chúng tôi, những ngày tham gia tuyên truyền Đại hội đại biểu ĐBQĐ lần thứ XI chính là tham gia một “khóa học” đặc biệt. Sau đại hội, ai cũng thấy mình trưởng thành hơn và tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm quý, làm hành trang cho chặng đường sắp tới với những sự kiện chính trị mang tầm vóc lớn hơn.
Thượng úy TRẦN MINH MẠNH (Phóng viên Phòng biên tập CTĐ, CTCT)
* 10 ngày ở “điểm nóng” bão lụt miền Trung
Trong những ngày Báo Quân đội nhân dân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống-Ngày ra số báo đầu tiên (20-10-1950 / 20-10-2020), chúng tôi đã thực hiện chuyến công tác 10 ngày đáng nhớ tại “điểm nóng” bão lụt miền Trung. Áp lực công việc liên tục từ 5 giờ sáng hôm trước đến 3 giờ sáng hôm sau, cảm giác trong tôi là không lúc nào ngừng nghỉ. Đặc biệt, ở Tiểu khu 67, từ sở chỉ huy để đến được hiện trường, chúng tôi phải “hành quân” khoảng 15km. Do khu vực hiện trường không có sóng điện thoại nên cứ nửa ngày tác nghiệp, chúng tôi lại phải quay ra sở chỉ huy để xử lý tin, bài, phóng sự truyền hình, phát thanh và cả những ghi nhanh, clip ngắn để gửi về tòa soạn. Chúng tôi cứ đi đi, về về trên những đoạn đường xảy ra sạt lở, hiểm nguy nhưng không có thời gian để nghĩ đến những gian khổ ấy. Trong quãng thời gian đó, chúng tôi ít có giờ nghỉ mà tranh thủ mọi lúc để viết bài, dựng phim gửi về tòa soạn...
Nhiệm vụ của tôi ở tòa soạn là phát thanh viên, biên tập tin, bài của cộng tác viên, xây dựng kịch bản phóng sự, kịch bản chương trình trực tiếp trong trường quay... nên có nhiều thời gian chuẩn bị. Còn tại tâm lũ, chúng tôi phải theo sát lực lượng chức năng, đứng giữa bùn đất để dẫn hiện trường, tổng hợp, chuẩn bị nội dung dẫn, phỏng vấn, viết nhanh nhưng phải bảo đảm chính xác. Tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn có rất nhiều lực lượng đến từ các đơn vị trong và ngoài quân đội, vì vậy khối lượng tin, bài rất lớn. Để kịp thời thông tin đến bạn đọc, chúng tôi phải chụp ảnh, quay hình, đọc lời bình, dựng phim trên chính chiếc smartphone của mình. Nhiều lúc giọng chúng tôi lạc đi, nhiều phóng viên không cầm được nước mắt mỗi khi đọc đến bản tin đã tìm được thi thể cán bộ, chiến sĩ hy sinh và đưa ra khỏi hiện trường sau hàng chục giờ đồng hồ tìm kiếm...
Trung úy PHAN THANH HÀ (Ban Video-Audio, Phòng Báo Quân đội nhân dân Điện tử)
* Tác nghiệp tại Alabino
Trước khi sang Moscow, Liên bang Nga thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về Hội thao quân sự quốc tế (Army Games) 2020, chúng tôi được cảnh báo về điều kiện tác nghiệp sẽ vô cùng khó khăn do đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, thật may mắn, gần giữa tháng 8-2020, khi Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Army Games 2020 sang đến Moscow lại đúng thời điểm tình hình dịch Covid-19 tại thủ đô nước Nga tạm lắng. Vì thế, điều kiện tác nghiệp của cánh báo chí cũng “dễ thở” hơn.
Thú thực, khi đến thao trường Alabino, địa điểm tổ chức nội dung thi “Xe tăng hành tiến”, chúng tôi hơi ngợp bởi thao trường rộng ngút tầm mắt, không biết đâu là ranh giới! Tất cả hoạt động của các thành phần có mặt tại đây đều được ban tổ chức “chăm sóc” từng li từng tí. Cánh báo chí được tạo điều kiện tác nghiệp tối đa trong “khuôn khổ”, tức là các yêu cầu hợp lý đều được phía bạn đáp ứng đầy đủ, nhưng dưới sự giám sát kiêm hướng dẫn của đội ngũ tình nguyện viên và lực lượng kiểm soát quân sự, mà chúng tôi thường gọi vui là “mũ nồi đỏ”. Mãi đến giai đoạn nửa sau của Army Games 2020, thấy đội báo chí Việt Nam nghiêm túc chấp hành các quy định của ban tổ chức, việc giám sát mới được nới lỏng hơn.
Những ngày tác nghiệp tại thao trường Alabino có lẽ là khoảng thời gian đáng nhớ nhất về tình hữu nghị giữa phóng viên Việt Nam và đội ngũ tình nguyện viên Nga. Do đặc thù là một thao trường quân sự nên ở thao trường Alabino chỉ có vài cửa
hàng đồ ăn nhanh. Hơn nữa, các cửa hàng này đều cách xa Trung tâm Báo chí thao trường Alabino, vì vậy, việc kiếm đồ ăn khá khó khăn. May mắn, trong hành trang của phóng viên Việt Nam mang theo có nhiều đồ ăn vặt như: Lương khô, ngô cay... Thế là mỗi buổi trưa, tại Trung tâm Báo chí thao trường Alabino lại diễn ra những “bữa tiệc” đoàn kết. Các tình nguyện viên Nga tỏ ra rất hào hứng, luôn thưởng thức ngon lành những đồ ăn mà có lẽ họ chưa bao giờ được thử. Và ngày nào đồ ăn mang đi của cánh báo chí Việt Nam cũng hết veo! Thiếu tá PHẠM HUY QUÂN (Biên tập viên Phòng Thư ký tòa soạn)