Trầm luân Vũ Trọng Phụng

Thứ bảy - 05/02/2022 17:50
Biết tin khu mộ nhà văn Vũ Trọng Phụng và gia đình đã chuyển ra nghĩa trang Quán Dền, mấy lần tôi đến Giáp Nhất, nhưng cửa ngôi nhà cũ vẫn khóa chặt. Lần này, thật may, cửa như đợi khách.

Đập vào mắt tôi là ngôi nhà thờ và nhà lưu niệm mà hồi ông Nghiêm Xuân Sơn, chồng chị Vũ Mỹ Hằng, con rể nhà văn, khi còn sống vẫn hay cùng tôi đàm đạo chuyện văn chuyện đời, nay trống trơn, không còn ban thờ, tủ sách, tủ kính lưu giữ những kỷ vật của ông Vua phóng sự đất Bắc, nhà tiểu thuyết tả chân số một nước Nam.

Và kia, khu phần mộ cũ,với tấm chân dung nhà văn tài danh hưởng dương 27 năm đau đáu nhìn đời; với lời đề từ của Tố Hữu (Vũ Trọng Phụng không phải người cách mạng, nhưng cách mạng cám ơn Vũ Trọng Phụng); với đôi câu đối của Đồ Phồn (Cạm bẫy người tạo hóa khéo căng chi, qua Giông tố tưởng thêm Số Đỏ/Số độc đắc văn chương vừa trúng thế, bỗng Dứt tình, Không một tiếng vang)… và phía sau là mộ mẹ đẻ nhà văn, cụ Phan Thị Khách, mộ bà Vũ Mỹ Lương, vợ nhà văn và con gái Vũ Mỹ Hằng. Tất cả giờ chỉ còn là nền gạch mới lát với rải rác vài chậu cây cũ.

Người phụ nữ trẻ, tôi đoán là vợ anh cháu ngoại ông Nghiêm Xuân Sơn, tiếp chuyện tôi khi tôi muốn vào thắp hương danh nhân. “Ban thờ và mọi đồ vật trong nhà lưu niệm nay chuyển về nhà dì Ngọc cháu ở Kim Mã rồi ông ạ”. Chị không nhớ được địa chỉ ở Kim Mã đó để cung cấp cho tôi.

Tôi đứng lặng hồi lâu ở khoảng sân lá rụng đầy. Nhớ lại khoảng 2005 -2008, tôi có mấy năm là cư dân của cái xóm Mọc Giáp Nhất này, thường ghé nhà lưu niệm, thắp hương phần mộ nhà văn họ Vũ, cùng trò chuyện với ông Nghiêm Xuân Sơn, người bạn vong niên hơn tôi một giáp. Ông Sơn kém tuổi bố vợ đúng hai giáp. Cả tôi, cả ông Sơn đều tuổi Tý, ẩn tuổi nhà văn tài năng bạc mệnh họ Vũ.

Rốt ráo nhất, có lần ông Sơn gọi điện muốn gặp tôi một ngày đến ba lần để bàn về chuyện, làm cách nào xin Nhà nước cho ba chữ “cấm vi phạm” đề ở trước cổng kia, phòng khi ông ra đi đột ngột. Ấy là cuối năm 2006, khi ông Sơn bước qua tuổi 70. “ Tôi lo sức khỏe mình không còn đủ cho đến khi kỷ niệm ông cụ 100 năm sinh (2012) chú ạ. Cho nên vào dịp kỷ niệm 95 năm sinh của cụ vừa rồi, tôi đã có chương trình đi thắp hương những người âm, bạn bè của cụ để kính báo với các tiền bối Tản Đà, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng, Nam Cao, Vũ Đình Liên, Hoàng Thiếu Sơn… rằng, từ hồi nhà văn Vũ Trọng Phụng được nhà nước chiêu tuyết, cho lập tên đường phố, sách được tái bản nhiều, con cháu đều được hưởng lộc, đều có chút của ăn của để. Để ghi nhớ công ơn của cụ, con cháu đã quy hoạch trên nền đất cũ của gia đình 300 mét vuông (ngoài 200 mét vuông đã chia cho các con làm nhà), có sổ đỏ, tường bao riêng, bao gồm nhà tưởng niệm, khu mộ phần, sân vườn và nhà khách, thành một khu tưởng nhớ nhà văn Vũ Trọng Phụng".

Hồi ấy tôi đang công tác ở Ban sáng tác Hội nhà văn Việt Nam. Tôi nói ông Sơn nên làm ngay lá đơn gửi Hội Nhà văn, rồi mời nhà thơ Hữu Thỉnh Chủ tịch Hội đến thăm viếng khu lưu niệm. Nhà thơ Hữu Thỉnh cả cười, rung bần bật căn lầu trước khu mộ, nơi sẽ dùng làm thư phòng và nơi tiếp khách, quán cà phê - trà đàm đạo văn chương, nghệ thuật. Ông Thỉnh khen ông Sơn là người con rể hiếu đễ nhất của các nhà văn Việt Nam mà ông từng biết. Rồi ông hứa là làm. Năm 2003, Hội nhà văn có công văn gửi Bộ Văn hóa và thành phố Hà Nội đề nghị công nhận khu lưu niệm và phần mộ nhà văn Vũ Trọng Phụng là di tích văn hóa quốc gia. (Tất nhiên mục đích là để được có ba chữ cầu khẩn của ông Nghiêm Xuân Sơn “cấm vi phạm”, để tránh sự thay đổi sau khi ông mất?) Rồi ngày 26/4/2010, Hội Nhà văn lại bồi tiếp công văn số 188/TCVH đề nghị Bộ VHTT và DL công nhận Khu di tích Vũ Trọng Phụng.
 

Thế rồi ông Sơn chờ dài cổ… cho đến ngày chết. Người con trai duy nhất của ông mà ông rất kỳ vọng, cũng không may bệnh trọng qua đời. Than ôi, ước vọng được hiến tặng 300 mét vuông đất vàng ngay sau đình làng Mọc, đã có sổ đỏ, đã được quy hoạch, xây cất khang trang, để dành cho hậu thế, để làm giàu cho di sản văn hóa, văn chương nước Việt, mà cũng khó lắm thay!

Sau khi khu mộ nhà văn Vũ Trọng Phụng lặng lẽ được di dời ra nghĩa trang Quán Dền, người hâm mộ nhà văn và giới báo chí truyền thông cả nước đều tá hỏa. Ủa, có chuyện đó sao? Vì sao lại như vậy? Đang mồ yên mả đẹp việc gì phải di dời?

Có nhà báo cất công đi hỏi cho ra nhẽ, thì được trả lời: Khu tưởng niệm Vũ Trọng Phụng không đủ tiêu chí công nhận di tích cấp Quốc gia(!) (Báo Tiền Phong, 3/11/2019.) Lý do: Nhà văn Vũ Trọng Phụng không ở tại đây. Mộ mới di dời về năm 1988. Nếu chọn ngôi nhà Hàng Bạc, nơi nhà văn từng viết văn, hay ở quê gốc Mỹ Hào, Hưng Yên thì đúng hơn…

Khổ chưa, nếu ai đó, trước khi hạ bút phê loại bỏ ý kiến Hội Nhà văn, chịu khó đọc những dòng về cuộc trò chuyện giữa tôi và nhà giáo, nhà Hà Nội học Nguyễn Bá Đạm, bạn cùng thời với danh họa Bùi Xuân Phái, nhà văn Nguyễn Tuân (in trên báo Văn Nghệ và tập bút ký Bạn văn ngoài vòng phủ sóng, NXB Hội nhà văn, 2011) thì thấy rõ mảnh đất làng Mọc thân thiết, gắn bó với nhà văn Vũ Trọng Phụng như thế nào?

“Tôi là người hâm mộ tài văn của cụ Phụng từ hồi còn trẻ - Cụ Đạm như lật dở từng trang hồi ức - Mê văn ông cụ tới mức, có quyển sách mới của Vũ Trọng Phụng là tôi đến mượn chị Gái đọc ngấu nghiến. Chị Gái là tên gọi thân thiết trong nhà của chị Vũ Mỹ Lương, vợ nhà văn Vũ Trọng Phụng. Nhà tôi với nhà chị Gái gần nhau. Tôi kém tuổi chị Gái, kém nhà văn Vũ Trọng Phụng chục tuổi, là bậc đàn em. Hồi ấy tôi mười sáu tuổi. Lần đầu trong đời tôi được chứng kiến một đám cưới to và sang trọng đến thế. Nhà gái, ông bà Cửu Tích giàu có, danh giá thì ai cũng biết. Anh cả Vũ Kim Bảng có hiệu thuốc ở đường Láng; anh Vũ Bồi Chinh có cửa hiệu bánh ngọt ở Cầu Đất, Hải Phòng. Anh Vũ Cự Chân chủ hiệu thuốc cam Hàng Bạc nổi tiếng. Chú rể là một nhà văn tuy nghèo nhưng danh tiếng đang nổi như cồn, với những tiểu thuyết, phóng sự Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, Làm đĩ, Lục xì, Không một tiếng vang, Cạm bẫy người, Cơm thầy cơm cô… và các tản văn bỏng rãy thời cuộc trên các tờ nhật trình. Đám cưới tất không thể xem thường. Nhiều nhà trong làng được biếu một bánh chưng, một bánh dày, một gói nem kèm quả cau và lá trầu vấn danh. Ngày 23/11/1938, lễ cưới của nhà văn Vũ Trọng Phụng và chị Vũ Mỹ Lương diễn ra như trong tiểu thuyết. Suốt từ chợ Cống Mọc đến cổng làng Giáp Nhất, người xem đông nghịt. Mười chiếc xe ô tô con sơn đen nối đuôi nhau. Từ cổng làng, đoàn rước dâu xuống đi bộ. Chú rể Vũ Trọng Phụng mặc áo đoạn, đội khăn đóng, đi giày Gia Định. Đoàn nhà trai nhiều người mặc comple, thắt cravat, trong đó có nhiều bạn văn nổi tiếng, những Ngô Tất Tố, Phạm Cao Củng, Nguyễn Tuân, Nguyễn Giang, Nguyễn Nhược Pháp, Tam Lang, Lưu Trọng Lư, Đái Đức Tuấn, Tô Hoài, Vũ Bằng, Ngọc Giao, Nguyễn Vỹ, Phùng Bảo Thạch, Vũ Đình Liên, Nguyễn Văn Đa… Tiếng pháo nổ giòn mừng đón nhà trai. Lễ rước dâu được cử hành ngay tại ngôi nhà ngang trên phần đất nhà tưởng niệm bây giờ (HMT nhấn mạnh). Cô dâu, bà chị Gái của tôi, như hoa hậu. Chị lộng lẫy, duyên dáng trong chiếc khăn vành dây màu lam, hoa tai đầm, cổ đeo kiềng vàng, áo dài màu hồng, chân đi giày nhung đen cẩn hạt cườm. Chú rể cô dâu cùng bước tới bàn thờ gia tiên làm lễ. Lại một tràng pháo nổ. Đúng giờ hoàng đạo, nhà trai xin phép rước dâu về phố Hàng Bạc… Nói thêm để chú biết, mấy chục năm tôi để tâm sưu tầm các hiện vật về Vũ Trọng Phụng, ví như giấy khai sinh, thẻ nhà báo… Một kỷ vật trong đám cưới ấy là cuốn sổ Vũ ghi quà mừng, trong đó có các văn nghệ sỹ, nhà văn hóa lừng danh đất Bắc. Tiền mừng cưới được 63 đồng và hiện vật. Có cả 100 giấy báo hỷ in tặng và đôi câu đối mừng của ông chủ nhà xuất bản Mai Lĩnh thế này: “Ngoài bể sóng vang, mây tối ngán thay đời thiết huyết/ Trước vườn hoa nở, đuốc hồng vui có bạn quần thoa”.

Câu chuyện của cụ Nguyễn Bá Đạm như một giờ giảng về phong tục, văn hóa cách nay dăm bảy chục năm mà như đã mờ mịt xa lắc. Thì ra trong những viên gạch nghiêng lát đường làng Mọc Giáp Nhất, có sự đóng góp 7 đồng tiền treo của chị Gái theo tục lệ gái làng đi lấy chồng thiên hạ. Và qua vòm cổng tò vò làng còn sắc nét ba chữ đại tự “Tiểu Cao Đại” (tuy nhỏ bé khiêm nhường nhưng cao cả lớn lao) kia, nhà văn Vũ Trọng Phụng của chúng ta đã bao lần đi về ngôi nhà, là của hồi môn của người vợ thân yêu, cho đến gần hai năm sau, khi nhà văn trọng bệnh qua đời (ngày 13/10/1939), là nơi đùm bọc nhau của ba mẹ con bà cháu: mẹ, vợ và con gái nhà văn yểu mệnh, là tổ ấm của người con gái Vũ Mỹ Hằng sống cùng bà nội và mẹ bằng mẹt hàng ở chợ Cầu Mọc và nghề đan lát khâu vá thuê, để rồi khi cô mười sáu tuổi đã lọt vào mắt xanh chàng trai cùng làng Nghiêm Xuân Sơn, rồi họ cùng xây tổ trên nền đất lành ấy cho mãi tới sau này.

Và lần này là lần thứ năm, mộ nhà văn Vũ Trọng Phụng lại trở lại nghĩa trang Quán Dền. Với chúng sinh, giữa chúng sinh. Sống hai mươi bảy năm, đổi nhà mưu sinh cũng mấy lần. Rồi chết đã hơn tám mươi năm, nhà văn khốn khổ của nước Việt cũng phải thay nơi gửi nắm xương tới 5 lần. Một cuộc việt dã có ai dám tranh đua không?

111
Nhà thờ và nhà lưu niệm trống trơn

Và lần này là lần thứ năm, mộ nhà văn Vũ Trọng Phụng lại trở lại nghĩa trang Quán Dền. Với chúng sinh, giữa chúng sinh. Sống hai mươi bảy năm, đổi nhà mưu sinh cũng mấy lần. Rồi chết đã hơn tám mươi năm, nhà văn khốn khổ của nước Việt cũng phải thay nơi gửi nắm xương tới 5 lần. Một cuộc việt dã có ai dám tranh đua không?

Ngôi nhà gốc gác như thế, miếng đất hiếm hoi như thế, trầm tích văn hóa đặc biệt như thế, giữa một làng Mọc cổ kính phong trần như thế, lại từng in quá nhiều dấu ấn cuả ông Vua phóng sự Bắc Kỳ, nhà tiểu thuyết tả chân khổng lồ của văn chương nước Việt, mất đi rồi, tiền bạc kim cương nào mua nổi?

Tôi đi ra nghĩa trang Quán Dền như kẻ vừa mất của. Không phải tâm trạng của kẻ vừa mất bọc đô-la, cái xe Rolls Royce, hay trượt một chức danh giáo sư, nghệ sĩ… mà tôi hoang hoải mất mát niềm tin ở Con Người. Biết tin ai bây giờ? Đôi mắt hoang hoải, chới với của ông Nghiêm Xuân Sơn ngày nào cứ ám ảnh tôi. Chú ạ, tôi muốn xin Nhà nước ba chữ. Ông Sơn nhìn tôi như cầu khẩn, van xin. Hồi ấy, giá ông Hữu Thỉnh và Hội Nhà văn làm dấn lên, cũng phải thực tâm cầu xin như ông Sơn, thì may ra được ba chữ…

111
Trước mộ thầy tôi

Bây giờ thì muộn rồi! Vô vọng rồi!

Tôi đứng lặng trước mộ nhà văn Vũ Trọng Phụng, ngôi mộ mới lập, ngay bên phải tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát, ở cổng nhìn ra đường Lê Văn Lương.

Bên tai tôi văng vẳng lời người con rể của nhà văn: “Phải sau bốn lần di dời, ông cụ tôi mới được về nằm ở mảnh đất bên ngoại này đấy chú ạ”.

Lần thứ nhất là đám tang nhà văn mệnh yểu từ số nhà 73 phố Cầu Mới đến nghĩa trang Quảng Thiện, mà nhà văn Nguyễn Tuân đã viết trong “Một đêm đưa ma Phụng”. Mấy nhà văn bạn Vũ đang chơi bên Gia Lâm thì được tin Vũ mất. Tảng sáng, không còn tiền, họ đi bộ qua sông Cái về Cầu Mới rồi nhập vào đám tang đưa tiễn Vũ về nơi an nghỉ ở nghĩa trang làm phúc Quảng Thiện. Năm 1955 nghĩa trang Quảng Thiện giải tỏa để làm khu công nghiệp Thượng Đình (bây giờ lộng lẫy tòa cao cung điện), mộ nhà văn được đưa về khu đất đầu làng Giáp Nhất, nay là địa điểm Truyền hình Cáp. Rồi máy bay B52 Mỹ ném bom khu mộ ấy, gia đình chuyển mộ về nghĩa địa Quán Dền. Năm 1988, một phần nghĩa địa Quán Dền phải giải tỏa để làm đường Lê Văn Lương, gia đình xin đưa nhà văn về đất nhà ở làng Mọc Giáp Nhất.

Bên tai tôi văng vẳng lời người con rể của nhà văn: “Phải sau bốn lần di dời, ông cụ tôi mới được về nằm ở mảnh đất bên ngoại này đấy chú ạ”.

Và lần này là lần thứ năm, mộ nhà văn Vũ Trọng Phụng lại trở lại nghĩa trang Quán Dền. Với chúng sinh, giữa chúng sinh. Sống hai mươi bảy năm, đổi nhà mưu sinh cũng mấy lần. Rồi chết đã hơn tám mươi năm, nhà văn khốn khổ của nước Việt cũng phải thay nơi gửi nắm xương tới 5 lần. Một cuộc việt dã có ai dám tranh đua không?

111
Chú rể Vũ Trọng Phụng

Gió nhiều quá. Vất vả lắm tôi mới thắp được nhang. Hình như nhà văn không muốn tôi thắp nhang. Người nhìn tôi đau đáu như muốn bước ra từ tấm ảnh trên phần mộ, để nói với tôi rằng: Cần gì hương khói. Bao nhiêu kẻ đèn hương cốt để thắp cho mình. Làm kẻ viết thì vậy đó. Không trầm luân thì không hiểu được con người.

Tôi không biết nói gì, chỉ vái lạy và thốt lên hai tiếng: Thầy ơi!

Ngôi nhà gốc gác như thế, miếng đất hiếm hoi như thế, trầm tích văn hóa đặc biệt như thế, giữa một làng Mọc cổ kính phong trần như thế, lại từng in quá nhiều dấu ấn cuả ông Vua phóng sự Bắc Kỳ, nhà tiểu thuyết tả chân khổng lồ của văn chương nước Việt, mất đi rồi, tiền bạc kim cương nào mua nổi?

Rồi tôi thắp hương cầu khấn Địa Tạng Vương Bồ Tát:

-A di đà Phật. Lạy đức Địa Tạng Vương Bồ Tát trăm ngàn mớ bái. Thầy tôi, nhà văn Vũ Trọng Phụng, hiệu là Thiên Hư, hiện đang trú ngụ tại địa hạt của Ngài, đến năm 2022 tới là tròn 110 năm sinh, là người viết văn lương thiện. Xin Ngài che chở và giúp Thầy tôi. Bởi ngoài Quán Dền, chắc Thầy tôi chẳng còn nơi nào nữa. Lần thứ năm rồi…

 

Hoàng Minh Tường/Tiền phong Xuân Nhâm Dần 2022

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây