Tản văn: Tháng củ mật

Thứ tư - 26/01/2022 11:43
Không biết tên gọi tháng củ mật có từ bao giờ, nhưng còn nhớ năm tôi lên 5 hoặc 6 tuổi gì đó, cứ gần đến Tết, khi cây đào già trước sân nhà lấm tấm nụ hoa, thày bu lại nhắc nhở anh em chúng  tôi phải cẩn thận mọi thứ vì đây là tháng củ mật, trộm cắp hay rình mò, chỉ đợi chủ nhà sơ hở là chúng khoắng hết tài sản, đồ đạc trong nhà.

Lúc ấy, thày bu dặn thì biết thế, song phải đến khi trưởng thành tôi mới hiểu rõ hơn về tháng củ mật. Cụ thể là tháng 12 âm lịch, là tháng sát Tết, hay còn gọi là tháng chạp được gọi là tháng “củ mật”. Củ mật là từ Hán Việt, trong đó “củ” có nghĩa gốc là trách, là xem xét, theo cách nói ngày nay là kiểm soát. Còn “mật” được dùng trong cẩn mật, ý chỉ sự kín đáo, không để lộ. Như vậy, củ mật mang ý nghĩa kiểm soát cẩn thận, xem xét mọi việc xung quanh.
111
Ngược dòng thời gian, trở về những năm của thế kỷ trước để thấy tháng củ mật ngày xưa có nhiều điều đáng nói, là một phần kỷ niệm khó quên trong ký ức của rất nhiều người, mỗi khi Tết đến xuân về.

Như đã nói ở trên, tháng củ mật tháng là tháng cuối cùng của năm, tháng sát tết âm lịch, vào thời gian này, không biết người ở thành thị thế nào, chứ nhà nông chúng tôi vô cùng bận rộn. Không hiểu sao công việc cứ dồn về cuối năm khiến nhà nhà bận ngập đầu, nhất là ngày 29-30 tết. Ngoài công việc đồng áng của nhà nông như; chăm sóc mạ, be bờ, cuốc góc, cho bèo dâu ăn, chuẩn bị ruộng, phân bón...để cấy vụ lúa chiêm, có nhà còn tranh thủ cấy trong năm, nhà nông chúng tôi còn một đống việc khác như như tát ao bắt cá chia cho mỗi nhà một ít để ăn Tết, sửa sang, quét dọn nhà cửa, sân vườn, mồ mả cho ông bà tổ tiên, thi thoảng lại còn giỗ chạp, đám cưới, đám hỏi...phải nói là bận tít mù, quay như chong chóng.

Những năm ấy, vào các ngày 28 đến 30 tết, khi màn đêm còn đang bao phủ khắp không gian, ngoài trời gió lạnh kèm theo mưa nhỏ lây phây, báo hiệu mùa xuân mới đang về. Thế mà từ hai rưỡi đến khoảng ba giờ sáng, dân làng đã í ới gọi nhau đi mổ lợn. tuy còn bé tôi vẫn lanh tranh xách chiếc đèn bão chạy theo thày lên xóm Đê đụng thịt lợn. Trong lúc đợi nước sôi để cạo lông lợn,cánh đàn ông truyền tay nhau chiếc điếu cầy, mấy bà phụ nữ nhặt rau thơm chuyện trò rôm rả. Một lúc sau vang lên tiếng lợn kêu eng éc, râm ran cả  làng trên, xóm dưới, thi thoảng lại có cả tiếng pháo nổ, gió đưa đến mùi thuốc pháo thơm thơm. Bữa cơm trưa hôm ấy, nhà nào ăn cũng xôm, lòng lợn, tiết canh đủ cả. Cơm nước xong xuôi, ngồi chưa nóng chỗ, người nhà đã giục nhau mỗi người một việc, người tranh thủ vo gạo nếp,  người đi vỡ đỗ xanh,người tất bật chuẩn bị củi lửa, rửa lá gói, luộc bánh chưng đến tận đêm khuya... chính vì thế ai cũng cảm thấy mệt bở hơi tai, chỉ muốn nhanh nhanh chóng chóng còn đi ngủ.

Những năm xa xưa ấy, đất nước ta còn nghèo lắm, như cái làng tôi ở phải có tới 50% số hộ gia đình trong thôn thiếu ăn vào những ngày giáp hạt. Thế nên trong làng, trong xã có những kẻ nảy sinh thói trộm cắp vặt, đúng là túng thiếu làm liều. Kẻ trộm lợi dụng đêm tối đen như mực của những ngày giáp tết, sự mệt nhọc, chểnh mảng, hớ hênh của các hộ gia đình tối đến quên không đóng cổng, khóa cửa, thu, cất dọn đồ đạc để rình mò rồi lẻn vào ăn cắp quần áo, xong nồi, giò chả, bánh chưng, khiến 3 ngày tết của khổ chủ “buồn như trấu cắn”.

Còn nhớ năm ấy, bu tôi nuôi được một đàn gà trống thiến, con nào cũng béo núng nính, nặng khoảng 4kg/con. Bà dự định gần tết sẽ mang gà đi chợ Thi bán rồi mua cho mỗi anh em tôi một bộ quần áo mới. Nào ngờ, hôm ấy, khi dậy sớm để bắt gà mang đi chợ, dưới ánh đèn dầu, bu tôi vẫn phát hiện rồi hốt hoảng kêu lên trộm bắt hết gà nhà mình rồi. Nhìn vào chuồng gà trống rỗng, thày tôi bảo thằng trộm này rất là ma quái, nó dùng dọc của cây khoai ngứa, hơ hơ qua lửa cho nhũn nhũn rồi khẽ chọc, lia vào chân con gà, giống như con rắn nên khi thò tay bắt, gà không một tiếng kêu. Tiếc của, bu tôi bỏ cả buổi chợ ở nhà chửi đứa nào dám cả gan vào chuồng bắt gà của bà đúng một buổi sáng, đến nỗi khản đặc cả cổ, mất hết cả tiếng. Dĩ nhiên, tết năm ấy, anh em tôi buồn tiu nghỉu vì không có quần áo mới diện đi chơi Tết.

Từ lần ấy, hàng năm, mỗi khi đến tháng chạp, nhà tôi nêu cao cảnh giác, em chúng tôi thu dọn đồ đạc, đóng cổng, cửa trước khi đi ngủ. Chính quyền các cấp cũng thường xuyên nhắc nhở người dân tăng cường củ mật để ngăn ngừa trộm cắp.

Ngày nay, kinh tế xã hội phát triển, cuộc sống no đủ hơn rất nhiều, mỗi khi màn đêm buông xuống, ánh điện lại sáng lên lung linh, dù là tháng củ mật trời đêm có tối đến đâu, thì từ làng quê đến thành thị đâu đâu điện cũng sáng như ban ngày đã phần nào hạn chế sự rình mò, trộm cắp của kẻ gian. Tuy nhiên mỗi gia đình chúng ta vẫn cần nêu cao tinh thần cảnh giác, giữ gìn an ninh trật tự đón xuân mới trong niềm hạnh phúc, bình yên.
                                                            
  Nguyễn công Đản

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THƯ VIỆN ẢNH ĐẸP
5.jpg 66.jpg 29.jpg 49.jpg 20.jpg 42.jpg 13.jpg 37.jpg 6.jpg 67.jpg 31.jpg 50.jpg 22.jpg 43.jpg 15.jpg 38.jpg 7.jpg 68.jpg 33.jpg 52.jpg 24.jpg 45.jpg 16-1.jpg 39.jpg 40.jpg 9.jpg 71.jpg 34.jpg 63.jpg 27.jpg 48.jpg 19.jpg 41.jpg 12-qn1.jpg a-T.jpg 36.jpg 8a334df96fbbb3e5eaaa.jpg ec1643b261f0bdaee4e1.jpg 75528951ab13774d2e02.jpg 740f0438267afa24a36b.jpg 9e931db13ff3e3adbae2.jpg eef9d3a2f1e02dbe74f1.jpg ac94b8a49de641b818f7.jpg ae0f6bdb499995c7cc88.jpg 895e11f733b5efebb6a4.jpg 27c48a2ea86c74322d7d-1.jpg f7b945c06782bbdce293.jpg 0f6e3f741c36c0689927.jpg c23927250467d8398176.jpg 906029e10ba3d7fd8eb2.jpg 32b8e242c0001c5e4511-1.jpg f774eba794e548bb11f4.jpg 7a0a8baca9ee75b02cff.jpg dcd1d242f0002c5e7511.jpg 23289506b7446b1a3255.jpg 66d134e644a498fac1b5-1.jpg 1389b67fa302625c3b13-1.jpg f69297bc83c1429f1bd0-1.jpg 33f61d080875c92b9064-1.jpg e71f3a932feeeeb0b7ff-1.jpg 3b4258344c498d17d458-2-1.jpg aecc18440d39cc679528-1.jpg 01b53b002e7def23b66c-1.jpg 7536f22be75626087f47-1.jpg f87058784d058c5bd514-1.jpg 48dd535d4620877ede31-1.jpg ea6a58024d7f8c21d56e-1-1.jpg 4f0be64af33732696b26-1.jpg b673068913f4d2aa8be5-1.jpg 1d4bb15da420657e3c31-1.jpg 35021b9c0ee1cfbf96f0-1.jpg ffc69024855944071d48-1.jpg 87e8e87cfd013c5f6510-1.jpg f7a58a679f1a5e44070b-1.jpg 5b9e981a8d674c391576-1.jpg dfefc79bd2e613b84af7-1.jpg 02ac9b4b8e364f681627-1.jpg 142989b99cc45d9a04d5-1.jpg fe3d1d75bf087e562719.jpg 94d3461b53669238cb77-1.jpg f38c46ee539392cdcb82-1.jpg 7f5885f9908451da0895-1.jpg e5c4472a52579309ca46-1.jpg 3b20a26fb712764c2f03-1.jpg 0506885d9d205c7e0531-1.jpg d203ce4d69c0a29efbd1.jpg b91ad73673bbb8e5e1aa-1.jpg 520c873d23b0e8eeb1a1.jpg 8f815695f21839466009.jpg d9977394d7191c474508.jpg b94a739fd4121f4c4603.jpg 2799f500528d99d3c09c-1.jpg 0905f0a2572f9c71c53e.jpg 0b4698843f09f457ad18.jpg d5502603818e4ad0139f.jpg c364cdd36a5ea100f84f.jpg 4126eb8e4c03875dde12.jpg 35b9c64f61c2aa9cf3d3.jpg eb2c4421e0ac2bf272bd.jpg cd43fd4859c5929bcbd4-1.jpg
  • Đang truy cập38
  • Hôm nay1,024
  • Tháng hiện tại123,568
  • Tổng lượt truy cập3,224,323
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây