Về một bài thơ được chép tay của Nguyễn Bính

Thứ bảy - 12/06/2021 20:07

Sau khi hết phổ thông, tôi có nhiều lần đi chơi ra Hà Nội, đến nhà bạn Đào Thái Phượng ở số 47 phố Văn Miếu, và đến chỗ anh Tạ Đức Thành ở tập thể của đài truyền hình Giảng Võ. Bạn Phượng là người bạn học thân thiết với tôi khi bạn về Chúc Sơn - Chương Mỹ sơ tán tránh máy bay Mỹ đánh phá thủ đô từ giữa năm 1972. Còn anh Thành vốn là bạn học với anh trai tôi, sau này anh thân quí với tôi. Anh Thành làm quay phim của đài truyền hình. Anh để tóc dài như thi sĩ và nói chuyện khá hấp dẫn người nghe. Có lần tôi rủ Phượng cùng đến Giảng võ thăm anh Thành, và cũng có lần anh Thành cùng tôi đến chơi thăm nhà Phượng.
111

Gia đình nhà bạn Phượng thuộc dân lao động thành phố sống chất phác, tình cảm. Họ đồng ý để cho chúng tôi đi lại chơi bời và thân thiết với nhau. Nhà bạn lui sâu vào bên trong mặt phố với nhiều căn phòng nhỏ nối tiếp nhau thành dãy dài và bẻ ngang ra tại 1 phòng to ở cuối dãy, tạo hình chữ L ngược. Căn phòng cuối dãy rộng nhất có gác xép bằng gỗ, che đi khoảng 1/3 phần diện tích trần nhà. Sàn gác có kê chiếc bàn học và trải được dư 2 chiếc chiếu đôi. Phượng là anh cả trong nhà gồm 6 anh em, nhưng bạn được bà nội và bố mẹ cưng chiều nhất. Chúng tôi đi lại nhà Phượng thì được dành riêng cả khoang gác xép để thoải mái chuyện trò và ngủ nghỉ. Ở trên đó bạn có 1 cây đàn ghi ta, 1 quyển sổ tay chép thơ và tập bưu ảnh phong cảnh của nước ngoài.

Quyển sổ tay chép thơ của Phượng phần lớn là những bài thơ tình của nhà thơ Nguyễn Bính. Thời bấy giờ thơ Nguyễn Bính thuộc loại bị cấm nên chỉ có thể là truyền tay nhau sao chép giữa những người yêu thích thơ. Chẳng giấu diếm, Phượng giở sổ tay chép thơ của mình cho chúng tôi xem. Rồi bạn đọc thơ đầy hứng thú, nhất là đối với những câu thơ mà bạn thấy tâm đắc: - Cái ngày cô chưa có chồng/ Đường gần tôi cứ đi vòng cho xa/ - Từ ngày cô đi lấy chồng,/ Gớm sao có một quãng đồng mà xa.(Bài thơ: Qua nhà)

 - Tôi hằng khuyên sớm khuyên trưa:/ Anh chưa thi đỗ thì chưa động phòng./ - Ðêm nay mới thật là đêm

Ai đem trăng sáng giãi lên vườn chè.

(Bài thơ: Thời trước)

...

Lần đầu tiên tôi được biết đến thơ tình của Nguyễn Bính, còn anh Thành thì đã biết trước một số bài ở đâu đó rồi. Cầm xem những bài thơ Phượng chép, anh Thành bình phẩm: “Thảo nào họ cấm thơ Nguyễn Bính, vì ai lại viết như vầy: “Tôi thấy quanh tôi và tất cả, kinh thành Hà Nội chít khăn xô”. Như thế thì khác nào nhà thơ bảo tất cả dân Hà Nội đều cùng chịu tang một cô trinh nữ nào đó. Cả Hà Nội bỗng dưng phủ trắng một màu khăn tang làm sao được! Nếu như ở thời đại bây giờ mà ví von chữ nghĩa kiểu như vậy thì chỉ có mà... vào tù mọt gông! Còn nữa, thơ toàn những cảnh chết chóc với buồn sầu. Đây này: “Người ta: pháo đỏ rượu hồng, mà trên hồn chị: một vòng hoa tang”; hoặc: “Đêm qua nàng đã chết rồi, nghẹn ngào tôi khóc... Quả tôi yêu nàng” ; hay như “Những đôi mắt ướt nhìn đôi mắt, buồn ở đâu hơn ở chốn này?”...

Riêng tôi thì nhập tâm ngay bài thơ Trường huyện của Nguyễn Bính vì bài thơ đong đầy tình bạn rất ngây thơ trong trắng và rất quyến luyến của đôi bạn học trò trường huyện, để lại niềm nhớ nhung da diết và cả sự hờn dỗi, sầu riêng của tác giả. Rất tiếc sau này, khi mà thơ của nhà thơ Nguyễn Bính được chính thức xuất bản, tôi đã không thể tìm thấy trong bất cứ sách thơ hay trên các website điện tử nào một bài thơ Trường huyện gồm 7 khổ thơ, mà tôi đã nhớ được từ năm 1976 như sau:


Trường huyện

Trường huyện ngày xưa ở bên sông

Mỗi khi hoa phượng nở rực hồng

Áo trắng đôi bờ ai thấp thoáng

Để tiếng ve sầu gọi mênh mông.

 

Học trò trường huyện ngày năm ấy

Anh tuổi bằng em lớp tuổi thơ

Những buổi học về không có nón

Che đầu chung một lá sen tơ.

 

Lá sen vương vấn, hương sen ngát

Ấp ủ đôi ta chút nhụy hờ

Lũ bướm tưởng hoa cài mái tóc

Theo về tận ngõ mới tan mơ.

 

Thuở ấy trong anh còn nhớ mãi

Thơm ngát hương quê những trái bàng

Mỗi buổi trưa về anh thường hái

Tặng em cuối lớp mỗi thu sang.

 

Anh nhớ trưa vàng trải trên đê

Trống tan từng tốp nhỏ đi về

Áo nâu ai đó dừng trên bến

Nón trắng che dài mái tóc quê.

 

Rồi hôm nắng đỏ tràn trên lối

Mẹ đón em về học trường bên

Sân trường phẳng lặng như hờn dỗi

Để ánh mắt ai đọng bên thềm.

 

Em đi phố huyện tiêu điều lắm

Trường huyện giờ xây kiểu khác rồi

Cho đến hôm nay tôi mới hiểu

Tình ta như chuyện bướm xưa thôi!

Bài thơ Trường huyện của Nguyễn Bính hiện chỉ đăng chính thức 3 khổ thơ (tương ứng là các khổ thơ 2,3,7 của bài thơ trên đây). Không rõ nguyên do từ đâu mà bài thơ đã bị cắt xén một cách quá mức đến độ khập khiễng, hẫng hụt, thiếu nhiều cung bậc tình cảm của đôi bạn học trò trường huyện. Đã có lần tôi gửi mail vào hộp thư điện tử của Hội văn học nghệ thuật tỉnh Nam Định, về bài thơ gồm 7 khổ thơ được chép trong sổ tay của người bạn đam mê thơ Nguyễn Bính từ năm 1976. Nhưng tôi đã không nhận được hồi âm trả lời. Tôi cũng đã có vài lần đưa bài thơ này lên các nhóm bạn thơ facbook để nhiều người cùng biết và quan tâm.

Viết ra những điều này tôi chỉ mong có cách nào để bài thơ Trường huyện của cố nhà thơ Nguyễn Bính được xem xét, thẩm định và hiệu đính vốn dĩ đủ 7 khổ thơ như đã có từ trước?

 

Đoàn Hồng Châu
Tổ 5, khu 4, Bãi Cháy, Hạ Long, Quảng Ninh
Nguồn Văn nghệ số 24/2021

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THƯ VIỆN ẢNH ĐẸP
5.jpg 66.jpg 29.jpg 49.jpg 20.jpg 42.jpg 13.jpg 37.jpg 6.jpg 67.jpg 31.jpg 50.jpg 22.jpg 43.jpg 15.jpg 38.jpg 7.jpg 68.jpg 33.jpg 52.jpg 24.jpg 45.jpg 16-1.jpg 39.jpg 40.jpg 9.jpg 71.jpg 34.jpg 63.jpg 27.jpg 48.jpg 19.jpg 41.jpg 12-qn1.jpg a-T.jpg 36.jpg 8a334df96fbbb3e5eaaa.jpg ec1643b261f0bdaee4e1.jpg 75528951ab13774d2e02.jpg 740f0438267afa24a36b.jpg 9e931db13ff3e3adbae2.jpg eef9d3a2f1e02dbe74f1.jpg ac94b8a49de641b818f7.jpg ae0f6bdb499995c7cc88.jpg 895e11f733b5efebb6a4.jpg 27c48a2ea86c74322d7d-1.jpg f7b945c06782bbdce293.jpg 0f6e3f741c36c0689927.jpg c23927250467d8398176.jpg 906029e10ba3d7fd8eb2.jpg 32b8e242c0001c5e4511-1.jpg f774eba794e548bb11f4.jpg 7a0a8baca9ee75b02cff.jpg dcd1d242f0002c5e7511.jpg 23289506b7446b1a3255.jpg 66d134e644a498fac1b5-1.jpg 1389b67fa302625c3b13-1.jpg f69297bc83c1429f1bd0-1.jpg 33f61d080875c92b9064-1.jpg e71f3a932feeeeb0b7ff-1.jpg 3b4258344c498d17d458-2-1.jpg aecc18440d39cc679528-1.jpg 01b53b002e7def23b66c-1.jpg 7536f22be75626087f47-1.jpg f87058784d058c5bd514-1.jpg 48dd535d4620877ede31-1.jpg ea6a58024d7f8c21d56e-1-1.jpg 4f0be64af33732696b26-1.jpg b673068913f4d2aa8be5-1.jpg 1d4bb15da420657e3c31-1.jpg 35021b9c0ee1cfbf96f0-1.jpg ffc69024855944071d48-1.jpg 87e8e87cfd013c5f6510-1.jpg f7a58a679f1a5e44070b-1.jpg 5b9e981a8d674c391576-1.jpg dfefc79bd2e613b84af7-1.jpg 02ac9b4b8e364f681627-1.jpg 142989b99cc45d9a04d5-1.jpg fe3d1d75bf087e562719.jpg 94d3461b53669238cb77-1.jpg f38c46ee539392cdcb82-1.jpg 7f5885f9908451da0895-1.jpg e5c4472a52579309ca46-1.jpg 3b20a26fb712764c2f03-1.jpg 0506885d9d205c7e0531-1.jpg d203ce4d69c0a29efbd1.jpg b91ad73673bbb8e5e1aa-1.jpg 520c873d23b0e8eeb1a1.jpg 8f815695f21839466009.jpg d9977394d7191c474508.jpg b94a739fd4121f4c4603.jpg 2799f500528d99d3c09c-1.jpg 0905f0a2572f9c71c53e.jpg 0b4698843f09f457ad18.jpg d5502603818e4ad0139f.jpg c364cdd36a5ea100f84f.jpg 4126eb8e4c03875dde12.jpg 35b9c64f61c2aa9cf3d3.jpg eb2c4421e0ac2bf272bd.jpg cd43fd4859c5929bcbd4-1.jpg
  • Đang truy cập15
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm14
  • Hôm nay5,108
  • Tháng hiện tại132,459
  • Tổng lượt truy cập3,233,214
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây