Tâm sự với đồng nghiệp trẻ

Thứ năm - 28/05/2020 15:49
Trong hai tờ báo điện tử của chúng tôi (phát thanh và truyền hình) họ hầu hết các bạn đồng nghiệp còn rất trẻ. Họ may mắn và hơn hẳn lớp làm báo chúng tôi là được đào tạo qua các trường lớp rất cơ bản, có điều kiện, phương tiện phục vụ làm báo khá tốt, còn chúng tôi thì vào nghề rồi mới vào trường học viết báo. Cho đến bây giờ nhiều nhà báo trẻ lắm khi vẫn loay hoay tìm cách tháo gỡ cho bước đường nghề mình đang đi: Làm thế nào để có một tác phẩm báo chí hay? Nếu trả lời thì e lại bảo rằng “Múa rìu qua mắt thợ ”, tôi chỉ xin được tâm sự đôi điều.
Nếu có hơn, tôi chỉ hơn các bạn vốn sống kinh nghiệm của gần 30 năm làm báo. Theo tôi để có một tác phẩm báo chí tốt phải nhuần nhuyễn giải quyết nhiều công đoạn, đó là phát hiện, chọn đề tài, đi thực tế cơ sở thu thập tài liệu, chắt lọc, lựa chọn, xử lý thông tin và cuối cùng thể hiện tác phẩm. Nếu đáp ứng yêu cầu kịp thời thì ta đưa tin, nếu đề tài tốt, có tư liệu phong phú hấp dẫn sẽ làm phóng sự.
111
Theo tôi, tác phẩm báo chí được gọi là hay phải đạt được 3 yếu tố: Đề tài hay, thể hiện hay và hiệu ứng xã hội cao. Trong đó tôi đặt yếu tố đề tài hay lên trên cùng bởi trong thực tế có thể viết chưa hay nhưng đề tài hay, toát lên thực tế cuộc sống sinh động đang diễn ra ở cơ sở, sẽ là bí quyết thu hút nhiều người quan tâm chú ý nghe, xem.
Các bạn đồng nghiệp trẻ nhiều khi tìm thấy đề tài độc đáo từ cơ sở nhưng thể hiện chưa thành công thì cũng có thể tạm an ủi mình vì còn thiếu kinh nghiệm, vốn sống thực tế. Để có một đề tài hay nên tự đặt ra những câu hỏi trắc nghiệm cho mình: Tin tức đó có mới không (đồng nghiệp mình đã biết chuyện này chưa)? Có phải đây là diễn biến mới của một câu chuyện cũ. Khi tác phẩm được sử dụng có tác động và ảnh hưởng đến người khác không (dư luận xã hội có chú ý không)? Thể hiện hay hay không còn phụ thuộc vào năng khiếu, vào bề dày kinh nghiệm nghề nghiệp và vốn sống của người viết. Còn hiệu ứng xã hội thì sao? Một tin tức hoặc phóng sự mà “rơi tõm’" vào khoảng không trống rỗng, chẳng xoay chuyển, lay động được ai, không nhằm giải quyết được gì gọi là viết để viết cho xong, viết cho vui… thì thật vô giá trị. Làm nghề, điều này ai cũng cả nhưng lại không ít người nhiều lần vẫn cứ mắc phải. Kinh nghiệm của tôi để tránh những tác phẩm vô bổ ấy, trước hết phải đầu tư vào tìm đề tài, rồi luyện cách viết bằng cách học người khác để tìm cách viết cho mình. Hãy đi thật nhiều và viết thật nhiều vào. Làm cách nào để tìm chọn được đề tài hay?

Tôi nhớ lại mấy chục năm trước đây khi mới bước vào nghề, các đàn anh trong làng báo đã đúc truyền kinh nghiệm, bảo tôi rằng: Đề tài luôn ở quanh ta, chỉ cần chịu khó đi cơ sở, chịu khó quan sát, đúc rút mọi lúc, mọi nơi thì sẽ có đề tài “đúng”.

 Hiện nay đã qua rồi cái thời viết báo chung chung, theo chủ nghĩa tập thể không ai chịu trách nhiệm. Đối với tôi một tác phẩm báo chí, đặc biệt với phóng sự phải là dấu ấn đậm nét của tác giả. Nó mang bài viết những “cái tôi” của tác giả, bởi anh không chỉ là người phản ánh mà còn phải thể hiện nội tâm của mình. Chính điều này tạo ra phong cách khác nhau của mỗi người viết. Nhưng một điều người viết không thể quên là muốn có một tác phẩm báo chí hay đòi hỏi phải đến tận nơi, thấy tận mắt, nghe tận tai từ đó nói được cái tôi của người chứng kiến, cái tôi của người trong cuộc mà chúng ta hay gọi là cái tôi trần thuật. Để rồi khi viết, cảm xúc của người trong cuộc mới là cảm xúc thật. Đây cũng là chất men để tạo nên tác phẩm báo chí cuốn hút khán thính giả.

Với các đồng nghiệp trẻ, xin hãy đừng quên tác phẩm báo chí ấy của bạn bao giờ cũng phải đạt được 3 yêu cầu ghi nhớ: Đúng (đúng về số liệu, đúng sự thật, đúng đường lối chính sách, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước), Trúng (trúng vấn đề mà nhân dân, bạn đọc và dư luận xã hội quan tâm), Kịp thời (thông tin nhanh nhất, mới nhất, có giá trị hấp dẫn nhất). Làm được như thế người viết báo sẽ làm nghề được bền lâu, tác giả, tác phẩm của mình sẽ sống lâu trong lòng bạn đọc, trong khán thính giả và tránh được những sai sót đáng tiếc mà nghề làm báo hay gặp phải.
 
                                  Rút trong Cuốn "Làm báo phải được Đảng tin, Dân trọng"
của Nhà báo Huy Chương, Nguyên Trưởng phòng Thời sự, Đài PTTH Bắc Ninh

Nguồn tin: Rút từ cuốn: Làm báo phải được Đảnh tin, Dân trọng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây