Thím Tường Lâm và Chị Dậu: Ai khổ hơn ai!

Thứ ba - 31/01/2023 14:57
Thím Tường Lâm là nhân vật chính trong truyện “Lễ cầu phúc” của nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn viết năm 1924. Còn chị Dậu là nhân vật chính trong tiểu thuyết “Tắt đèn” của nhà văn Việt Nam Ngô Tất Tố viết năm 1936. Cả hai nhân vật đều là những người chịu nhiều khổ đau, bất hạnh. “Lễ cầu phúc” là câu chuyện xảy ra vào dịp Tết Nguyên Đán ở miền sơn cước Trung Quốc, còn “Tắt đèn” có bối cảnh vào mùa hè tại một vùng thôn quê Việt Nam. Trong khi cả vùng thắp đèn, đốt pháo, mổ gà, giết dê để đón Tết thì thím Tường Lâm, người được tác giả tính tuổi là khoảng bốn mươi nhưng tóc trắng phau, thím không có ai để mà nhờ vả nương tựa... “Thím một tay xách cái giỏ tre trong có cái bát mẻ, không đựng gì cả, một tay chống cái gậy trúc, phía dưới đã xơ ra. Rõ ràng bây giờ, thím đã là một mụ ăn mày” (Lỗ Tấn - AQ chính truyện, trang 185, NXB văn học). Và thím dằn vặt trong đau khổ, trong cô đơn, trong sợ hãi... Hình như thím biết là mình sắp chết nên thím tìm những người hiểu biết để hỏi xem “có linh hồn”, “có địa ngục” không?, và “người trong một nhà, chết rồi, có thể gặp mặt nhau được nữa hay không?” (Sách đã dẫn trang 186). Còn chị Dậu chịu nhiều đau khổ, và thậm chí là bị bắt lên phủ vì chồng chị không có tiền nộp thuế, chị phải bán đứa con đứt ruột đẻ ra để lo có tiền nộp thuế cho chồng, chị mới ngoài hai mươi và có  “dung nhan óng ả”, và quan Phủ, quan Thượng muốn chiếm đoạt thân xác chị...
111111
















Xin tóm tắt và liệt kê những nỗi đời đau khổ của 2 nhân vật qua 2 truyện nổi tiếng của 2 tác giả Lỗ Tấn và Ngô Tất Tố như sau:
  THÍM TƯỜNG LÂM CHỊ DẬU
1 Thím lấy chồng vùng núi, thím hơn chồng 10 tuổi. Vài năm sau, chồng chết, thím trốn nhà chồng đi ở thuê. Chị Dậu lấy  chồng nghèo, nhà trông như chuồng lợn. Chị có 3 con nhỏ, nhà càng nghèo khi phải lo tang cho mấy người chết.
 
2 Nhà chồng tìm và bắt cóc thím rồi bán vào thâm sơn cùng cốc cho một một ông già. Ngày cưới lần hai, thím la hét khóc lóc mất cả tiếng. Về đến nhà chồng, thím đập đầu vào bàn thờ, máu chảy lênh láng. Rồi người ta vứt thím vào buồng với chồng và khóa trái cửa lại.
                                                
 Vì không có 3 đồng nộp thuế nên chồng chị bị trói bị đánh. Bản thân chị vì bênh chồng nên cũng bị lý trưởng, trương tuần đánh. Chị phải bán đứa con gái đầu là cái Tý mới 7 tuổi cho vợ chồng ông Nghị Quế.


3

Thím có được một mụn con trai thì người chồng thứ 2 ốm chết
Bán con cũng chưa đủ tiền sưu thuế, chị phải bán cả đàn chó mới đẻ để có thêm tiền nộp thuế cho chồng.                 


4
Vào một sáng mùa xuân, thím cùng con trai 3 tuổi làm bữa ăn, thím mải làm ở phía sau nhà rồi quay lại thì không thấy con đâu. Mấy người đi tìm, thì thấy dấu máu và áo quần thằng bé. Thì ra nó bị đàn chó sói ăn thịt. Vì đánh lính bảo vệ chồng, chị bị quan Phủ gọi lên. Đến đêm, quan Phủ dụ dỗ mua chuộc chị, nhưng chị kiên quyết chống trả.


5
Chồng chết, con bị chó sói ăn thịt, thím đau khổ và sống cuộc đời nửa điên nửa tỉnh, Rồi thím đi ăn mày. Rồi thím chết trong cô đơn dằn vặt, thím chết trong lúc thiên hạ tranh nhau đốt pháo mổ gà để cầu phúc khi Tết đến Xuân về. Sau này chị đi làm vú nuôi - bán sữa cho cụ Cố, thì bị con cụ Cố là cụ quan Thượng giở trò hãm hiếp. Chị vùng chạy ra bên ngoài trong đêm “trời tối như mực”

Đây là 2 tác phẩm xuất sắc chia sẻ những nỗi thống khổ của con người. Dường như họ là những  thân phận đau khổ nhất trong xã hội. Thử hỏi có ai đau khổ hơn thím Tường Lâm? Và có tác phẩm nào mang tính tố cáo tội ác của xã hội đương thời như “Tắt đèn”?

Thật là thú vị và bổ ích khi đọc lại nguyên tác “Lễ chúc phúc” của Lỗ Tấn và “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. để thấy những phận đời của một thời.
                              
Công Đán

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây