Những nghĩa cử cao đẹp của nhà báo - liệt sĩ Bùi Nguyên Khiết...
Thứ năm - 17/02/2022 21:36
Nhân ngày giỗ trận 17/2 những liệt sỹ đã anh dũng hy sinh vì biên giới phía Bắc của Tổ quốc, trong đó có nhà báo - nhà văn - liệt sỹ Bùi Nguyên Khiết, phóng viên chiến trường của Báo Hoàng Liên Sơn, xin trân trọng giới thiệu 5 đồng nghiệp như cá nhân tôi biết trong số những người bạn chí cốt của anh, đã góp phần làm cho mọi người biết nhiều hơn, sâu sắc hơn về người liệt sỹ đặc biệt này....
1. Cố nhà báo Quế Lâm, Trưởng phân xã Thông tấn xã Việt Nam tại tỉnh Hoàng Liên sơn và sau tái lập tỉnh Lào Cai 1/10/1991 ông được bổ nhiệm giữ chức giám đốc Đài phát thanh truyền hình tỉnh Lào Cai - Người viết đầu tiên viết tấm gương anh hùng của nhà báo - liệt sỹ Bùi Nguyên Khiết.
2. Bài báo này được đăng trên báo Nhân Dân và sau đó được trao giải 3 Giải báo chí quốc gia năm 1980.
Có thể coi bài báo này là tài liệu gốc, tài liệu khá chuẩn xác về tấm gương anh hùng của nhà báo - liệt sỹ Bùi Nguyên Khiết đã anh hùng xả thân bảo vệ biên giới Tổ quốc.2. Cố nhà báo Hồ Xuân Đoan, Tỉnh ủy viên, Tổng biên tập Báo Lào Cai là người có công lớn nhất giúp gia đình đưa hài cốt nhà báo - liệt sỹ Bùi Nguyên Khiết an táng từ nghĩa trang liệt sỹ huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai về nghĩa trang liệt sỹ huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình là quê hương thứ 2 của gia đình liệt sỹ.
3. Cố nhà báo Phạm Văn Mạc, Ủy viên thường trực Hội nhà báo tỉnh Hoàng Liên Sơn và tỉnh Yên Bái là người chụp bức ảnh nhà báo - liệt sỹ Bùi Nguyên Khiết cầm súng hiên ngang cùng bộ đội địa phương bảo vệ chốt tiền tiêu biên giới Tả Ngải Chồ trước khi anh hy sinh không lâu.
Bức ảnh đi vào lịch sử báo chí Việt Nam và báo chí tỉnh Lào Cai và đã được in trang trọng cùng các bài viết về tấm gương anh hùng của nhà báo - nhà văn - liệt sỹ Bùi Nguyên Khiết.
4. Nhà báo - nhà văn Mã A Lềnh, nguyên Phó giám đốc Đài PTTH tỉnh Lào Cai, Phó chủ tịch Hội văn học nghệ thuật tỉnh Lào Cai là người có công rất lớn sưu tập, bien soạn và cho xuất bản 2 cuốn sách quý các bài viết của nhà báo - nhà văn - liệt sỹ Bùi Nguyên Khiết và các đồng nghiệp trong toàn quốc viết về liệt sỹ đặc biệt này.
Trong tác phẩm "Bùi Nguyên Khiết - Văn chương và cuộc đời" là cuốn sách tương đối trọn vẹn về di cảo của Nhà giáo - Nhà văn - Nhà báo - Liệt sỹ Bùi Nguyên Khiết, do Nhà văn Mã A Lềnh sưu tập, do Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành được đánh giá cao trên văn đàn.
Trong cuốn sách có bài viết Bố ơi của cô giáo Bùi Nguyên Khánh, con gái duy nhất của Nhà văn - Liệt sĩ Bùi Nguyên Khiết. Đây không chỉ là tình cảm thân thương của một người con với người cha liệt sỹ, mà còn là tình cảm và nhận thức của một thế hệ.
Trong gần 600 liệt sĩ - nhà báo Việt Nam hy sinh trên khắp các chiến trường, Bùi Nguyên Khiết - nguyên phóng viên chiến trường của báo Hoàng Liên Sơn (cũ) là một nhà báo đặc biệt. Cuộc đời anh gắn liền với những giai thoại hào hùng, khí phách, hiên ngang. Suốt 4 thập niên qua, anh vẫn sống như một “tượng đài” trong lòng người làm báo đương đại. Anh không chỉ là nhà báo năng nổ, nhiệt huyết, có nhiều bài viết sắc sảo “đánh địch” trên mặt trận tư tưởng văn hóa mà còn là người không ngần ngại đi vào điểm “nóng” chiến sự để rồi trong tình thế cấp cách, nguy nan đã cầm súng tiêu diệt nhiều tên địch trước khi hy sinh trên điểm cao 1378 chốt biên giới Lao Páo Chải đúng ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra (17/2/1979).5. Cố nhà báo - nghệ sỹ nhiếp ảnh Trần Hậu là người ghi lịch sử tỉnh Lào Cai mấy chục năm bằng hình ảnh đăng trên các số báo Lào Cai đổi mới và Báo Hoàng Liên Sơn đã gửi cho Tòa soạn Báo lào Cai 2 bức ảnh quý chân dung nhà báo - liệt sỹ Bùi Nguyên Khiết và tác phẩm ảnh nghệ thuật của nhà báo Bùi Nguyên Khiết chụp tại xã biên giới Tả Ngải Chồ. Xin giới thiệu cùng bạn đọc tư liệu quý này.