Trần Huy Liệu: Một nhà báo cách mạng yêu ba nghề giỏi cả ba

Thứ ba - 25/02/2020 11:13
Trần Huy Liệu (1901-1969) tại Hà Nội, quê Vân Các - Vụ Bản- Nam Định, nguyên là Viện trưởng viện Sử học Việt Nam, nguyên Tổng biên tập tạp chí Văn- Sử- Địa là giáo sư, viện sĩ. Ông không chỉ là nhà sử học đã có nhiều công phu xây đắp nên nền sử học của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, và là nhà thơ cách mạng lâu năm, ông còn là một nhà báo cách mạng. Năm 1922, ông 21 tuổi, ông đã bước vào làng báo với những bài chống nền đô hộ Pháp, đòi tự do dân chủ. Năm 1924 trên tờ Nông cổ mín đàm xuất bản ở Nam- Kỳ, ông đã viết những bài sôi sục lòng căm thù chế độ thực dân. Từ 1925 đến 1927 anh làm chủ  bút tờ Đông Pháp thời báo, một tờ báo làm trung tâm của phong trào yêu nước và dân chủ lúc bấy giờ ở Nam Kỳ. Dưới sự lãnh đạo của ông và một số người khác, Đông Pháp thời báo đã lớn tiếng đòi thả cụ Phan Bội Châu, cổ động tổ chức đám tang Phan Chu Trinh, truy điệu Lương Văn Can, đòi thả Nguyễn An Ninh. Sau khi ở nhà tù Côn Đảo trở về Hà Nội, Trần Huy Liệu lại viết các tờ Đời mới, Tiếng vang, Kiến văn, Hồn trẻ, Tân xã hội, Thời báo, Thời thế, Tin tức, Đời nay...
111
Nhà sử học, nhà báo Trần Huy Liệu (1901-1969)
Trần Huy Liệu không những là nhà báo đấu tranh không mỏi mệt chống chế độ thực dân, mà ông còn là báo cực kỳ liêm khiết, vui lòng sống trong cảnh thanh bần. Hồi ông chủ trương tờ Đông Pháp thời báo, thống đốc Nam Kỳ là Bơ-răng-sa đơ la Bơ-rốt-xơ (Bran-chard de la Brosse) triệu tập ông lên phủ thống đốc và tìm cách mua chuộc, tặng ông năm trăm mẫu ruộng ở Cà Mau... Trần Huy Liệu từ chối. Năm 1935, phó toàn quyền Đông Dương là Gơ-răng Giăng (Grandjean) mời ông lên Phủ toàn quyền trao cho anh một chức vụ ở học viện Bác cổ Viễn Đông. Trần Huy Liệu trả lời:
  • Nhưng tôi không biết làm bất cứ công việc gì ở Học viện bác cổ Viễn Đông.
  • Thế thì tôi cho ông năm nghìn đồng để ông mở một hiệu sách ở bờ hồ Hoàn Kiếm (Gơ-răng Giăng nói).
Trần Huy Liệu đáp:
  • Tôi không có danh nghĩa gì để lấy năm nghìn đồng của ông cả.
Gơ-răng Giăng ngạc nhiên nhìn ông rồi nói:
  • Thế thì tôi cho ông vay vậy.
Trần Huy Liệu lắc đầu:
  • Đã vay thì phải trả. Tôi vay của ông bây giờ, mai sau tôi lấy gì trả  nợ ông.
Rồi ông đứng dậy ra về.

Năm 1939, trên tờ Đời nay, Trần Huy Liệu lên tiếng công kích chính sách ruộng đất của Cút-xô (Cousseau), giám đốc Sở địa chính Bắc Kỳ lúc bấy giờ. Cút-xô cho người đến báo Đời nay mời anh đến chơi nhà hắn:
  • Tôi phải mời ông đến chơi nhà tôi. Vì tôi là một quan chức, tôi không tiện đến chơi nhà một người cộng sản.
Trân Huy Liệu bảo Cút-xô:
  • Ông là quan chức Pháp, ông không tiện đến chô nhà một người cộng sản, thì tôi, một người cộng sản, tôi lại cũng không tiện đến chơi nhà một quan chức Pháp
Như vậy Trần Huy Liệu quyền chức không ham, tiền bạc, đất đai không màng. Cả ba thứ ấy ông đều dửng dưng và suốt cuộc đời ông từ thời trai trẻ cho đến lúc qua đời ông chỉ yêu ba nghề văn thơ, sử, địa và nghề báo, cả ba nghề ông đều giỏi cả ba.
 
Lê Hồng Thiện



­­­­­­­­

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây