Đôi nét về nhà báo Hồng Chương: Nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam thời kỳ đổi mới
Thứ ba - 18/02/2020 15:32
Nhà báo Hồng Chương(ông họ Trần) sinh năm 1921, tại huyện Triệu Hải - tỉnh Quảng Trị. Ông yêu thơ văn và tham gia hoạt động cách mạng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường trung học. Định hướng đi làm cách mạng đã được hình thành trong bài thơ gửi mẹ của ông, viết năm 16 tuổi.
"Nhưng mẹ! Lòng con đã quyết rồi Ra đi khi nắng tắt bên đồi Tình nhà, nợ nước đem cân nhắc Nặng, nhẹ, bên nào, hỡi mẹ ơi!...
Ông làm báo cũng là để làm cách mạng và làm cách mạng cũng để làm báo. Năm 1937, ông ra nhập Đoàn thanh niên dân chủ Huế. Năm 1939 ông bị giặc Pháp bắt và bị kết án tù là bốn tháng. Ra tù, ông được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam, được đề cử Bí thư Đoàn thanh niên phản đế huyện Triệu Phong. Sau phụ trách ấn loát bí mật cơ quan Tỉnh uỷ Quảng Trị. Cuối năm 1940, ông lại bị giặc bắt và đầy đủ nhà lao Buôn Mê Thuột với mức án tám năm tù. Năm 1942 ông cùng với một số chiến sĩ Cộng sản vượt ngục, rồi lại bị bắt. Ở trong tù, ông cùng với một số đồng chí ra báo "Cờ nghĩa, Tay thợ" ... phụ trách Báo cứu quốc tỉnh uỷ Quảng Trị 1940.
Năm 1945, sau khi Nhật đảo chính, ông ra tù, tiếp tục trở về quê hương Quảng Trị hoạt động. Tại đây, với cương vị uỷ viên huyện bộ Việt Minh Triệu Phong, tham gia lãnh đạo khởi nghĩa cướp chính quyền và làm Bí thư tỉnh uỷ thanh niên cứu quốc.
Từ năm 1956, được Trung ương đièu ra Hà Nội làm Trưởng ban văn giáo Tạp chí cộng sản, Thư ký toà soạn, Phó tổng biên tập. Năm 1982, là Tổng biên tập Tạp chí cộng sản cơ quan nghiên cứu, lý luận của Đảng cộng sản Việt Nam.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, ông chuyển sang làm chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam (khoá IV) thời kỳ đổi mới của đất nước.
Hai nhà báo Chu Thái Thành và Hồ Bất Khuất là đồng nghiệp và là cấp dưới của ông có kể rằng: 50 năm làm báo của nhà báo Hồng Chương là 50 năm học, đi và biết không ngừng nghỉ. Học từ trong nhà tù đế quốc, học thêm chủ trang quốc ngay cả thời gian đi chữa bệnh ở nước bạn. Vì vậy, ông rất thạo lịch sử thế giới và đọc, viết, nói, dịch thông hai thứ tiếng: Pháp, Trung Quốc.
Sinh thời, ở Hà Nội trong ngăn bàn làm việc tại nhà riêng (61 Nguyễn Du, Hà Nội) còn cả một hệ thống những tấm phích đồ sộ ghi lại những bào cáo ông đã viết, những sách ông đã đọc. Ông khuyên các nha báo trẻ: "làm văn, viết báo cần có ba sự nhiều: Đọc sách nhiều, nghị luận nhiều, tường thuật nhiều. Ông còn nói: "Người làm báo phải luôn luôn đứng đầu nguồn tin tức. Nói đi đôi với làm, lý luận đi đối với thực tiễn".
Đồng nghiệp của ông đã có thống kê từ năm 1956 đến năm 1983 ông đã viết 150 bài trên Tạp trí học tập và Tạp chí Cộng sản - nơi ông công tác và sửa chữa 4.000 bài, mỗi năm khoảng 150 bài. Không chỉ viết báo, làm quản lý báo chí, công tác tư tưởng, ông còn viết 17 cuốn sách. Trong đó có các cuốn là kinh điẻn trong làng báo Việt Nam như: Lịch sử tạp chí Đảng, Lịch sử báo chí Việt Nam, Nghiệp vụ báo chí và phương pháp sáng tác trong văn học.
Chẳng những là nhà báo giỏi, có tâm huyết với nghề báo, Hồng Chương còn là nhà văn, nhà lý luận nghiên cứu văn học. Ông là Hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam 1957. Với các tác phẩm: Máu lửa đồng quê (1948 - thơ), Ngược đường số 9 (truyện 1958), Một luồng gió mới (tiểu thuyết 1959), Phương pháp sáng tác văn học nghệthuật (lý luận 1962), Mấy vấn đề lý luận và phê bình văn nghệ (lý luận phê bình - 1965), Mãi mãi đi theo đường lối văn nghệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh (lý luận - phê bình). Riêng cuốn "Phương pháp sáng tác trong văn học nghệ thuật" là một cuốn sách rất bổ ích cho những người viết văn trẻ thời kỳ đó, người viết bài này đã học tập, ảnh hưởng ở cuốn sách ấy - góp phần thở thành hội viên hội Hội nhà văn Việt Nam sau đó.
Trở lại với nghiệp báo, từ thực tế từng trải, nhà báo Hồng Chương khuyên các nhà báo trẻ mới vào nghề là "văn phải sạch nước cản, tránh được đại ngôn, thổi phồng, bơm to, cường điệu. Đồng nghiệp cơ quan, bao giờ ông cũng qua Phòng thư viện đến các ban rồi mới tới phòng làm việc.
Đồng nghiệp, là cấp dưới của ông cho biết thêm, khi làm Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam (khoá 4 gọi là tổng thư ký), 5-1988 một ngày làm việc với Ban Bí thư Trung ương Đảng, sau hàng loạt các bài báo phê bình theo tinh thần "nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật bắt đầu xuất hiện trên báo", ông phát biểu ý kiến chân thành, xúc động: "Xin các đồng chí thông cảm với tâm trạng của nhà báo đi viết bài chống tiêu cực... Về phần tôi, làm báo đến nay vừa tròn 50 năm, làm báo bí mật có, làm báo công khai có, làm báo trong nhà tù có, chưa bao giờ tôi cảm thấy bứt dứt khi viết bài báo như hiện nay. Vì nay tôi phải viết bài phê bình đồng chí mình, để mổ xẻ những ung nhọt trong Đảng của mình. Đó là một điều rất khổ tâm đối với tôi"... (xem Tạp chí Người làm báo 6-2000 - Hội nhà báo Việt Nam). Đó là cách nói thẳng thắn, có trách nhiệm vì Đảng, vì dân về người làm báo chân chính của nhà báo Hồng Chương.
Đối với việc chung Hồng Chương là vậy, ông là người của công việc, ông vốn tính nóng nảy, nhưng kiên quyết. Một lần, xe của ông chở ông đi công tác ở Quảng Trị, Nghệ An. Nhân chuyến đi đó, ở cơ quan có nhà báo trẻ Hồ Bất Khuất cũng đi công tác ở huyện uỷ Nam Đàn, Nghệ An, ông cho xe của mình đến đón Hồ Bất Khuất về tận nhà tiện thăm mẹ. Và sau một tuần làm việc, ông lại đón nhà báo trẻ này ra Hà Nội cùng ông. Mặc dù chuyến đi ấy "sếp" cũng làm việc ở tỉnh uỷ Quảng Trị, còn "quân" thì làm việc ở một huyện uỷ thuộc tỉnhNghệ An.
Dùng xe con của ông vào việc như trên còn được. Nhưng việc dùng xe con cho con mình đi không đúng mục đích, thì ông đã mãi "quạt" cho cậu con trai ông một trận quát thật đáo để. Ấy là con cậu con trai ông để tóc dài, lợi dụng cái uy là con sếp, nên dám nhờ chú lái xe con của cơ quan chuyên chở thủ trưởng, đi đong gạo cho con trai.
Ông là người gương mẫu trong việc dùng xe công - xe công chỉ dùng cho việc công, công tác chứ không "tư tác" như cậu con trai của ông.
Nhà báo Hồng Chương là thế. Đời văn, đời báo, đời làm cách mạng của ông lẫn đời tư làm cho báo giới kính nể. Ông mất vì căn bệnh hiểm nghèo vào năm1989 tại Hà Nội.