Phụ nữ làm báo tự hào lắm chứ!

Thứ sáu - 31/01/2020 16:05
Trong cuộc sống, có rất nhiều nghề để mọi người lựa chọn và nghề nào cũng có cái khó, cái khổ riêng, nhưng có lẽ nghề mang đến sự thách thức lớn nhất đối với phụ nữ chính là nghề báo.

Người ta hay nói “để hoàn thành cùng một công việc, nếu đàn ông cố gắng một thì phụ nữ phải cố gắng gấp đôi”, đó là điều không thể chối cãi vì phụ nữ luôn là phái yếu. Thực tế từ công việc cho thấy phụ nữ làm báo không thua kém đồng nghiệp nam cả về sự đam mê cũng như chuyên môn nghiệp vụ. Còn so với các nghề khác thì tính chất chuyên nghiệp cần đến bản lĩnh, dũng cảm thì nghề báo lại khắc nghiệt hơn và đòi hỏi mỗi phóng viên nữ phải hoàn thiện bản thân mình. Bởi muốn có được tin bài nhanh, hay, chính xác, đúng và trúng thì đòi hỏi người làm báo nói chung và nhà báo nữ nói riêng phải nhanh nhạy, nắm bắt thông tin kịp thời và có thể đi ở bất cứ khung giờ nào.
111
Trong nghề báo, hầu như không có sự phân biệt yếu tố giới tính cũng như sự ưu tiên đối với nữ giới...
Là một tỉnh có nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 60%. Vì vậy muốn phản ánh được hay phải sâu sát, hiểu rõ về phong tục tập quán của bà con cũng như phải liên tục nắm được các chương trình, chính sách, đặc thù của Nhà nước và phải đến với bà con bằng sự chân tình thì họ mới cởi mở với mình. Người dân tộc thiểu số thường có tâm lý ngại ngùng, kín đáo khi giao tiếp với người lạ, đặc biệt là phụ nữ, họ thường từ chối bằng cách lắc đầu. Nếu không hiểu được phong tục tập quán của bà con, rất khó khăn nhiều nhưng cũng không ít điều thú vị. Nhiều người cũng cho rằng “nghề báo rất sướng bởi đi đây, đi đó nhiều lại không bị bó buộc bởi 8 tiếng giờ hành chính”. Nhưng ở trong cuộc mới thấy được sự vất vả của nghề như thế nào. Nếu phóng viên không khéo léo, chịu khó giao tiếp thì chẳng bao giờ lấy được thông tin mình cần.

Khi chưa lập gia đình thì các nữ nhà báo còn tung tăng rong ruổi khắp các buôn làng trên địa bàn để kiếm tư liệu viết bài. Đến khi lập gia đình thì công việc của một nữ nhà báo lại càng khó khăn hơn. Bởi một bên áp lực công việc, là trách nhiệm với cơ quan, với xã hội và bên kia là gia đình, trách nhiệm làm vợ, làm mẹ, nuôi dạy con cái. Nỗi khó khăn, vất vả ấy được thể hiện ngay trong thời gian mang thai và nuôi con nhỏ. Đây là quãng thời gian mệt mỏi và áp lực nhất đối với mỗi phóng viên nhưng không vì thế mà bản thân phóng viên có thể lơ là với công việc của mình.

Thực ra làm nghề gì cũng vất vả chứ không chỉ riêng phóng viên nên áp lực của mỗi người phụ nữ khi mang bầu, nuôi con nhỏ ở bất cứ ngành nghề nào cũng là như nhau. Càng mệt mỏi, áp lực nhiều thì cần phải cố gắng hơn nữa trong công việc và tự bản thân phải tìm cách giải quyết sao cho hoàn hảo. Có lúc do đặc thù công việc nên nữ nhà báo phải rời nhà từ sáng sớm, con cái ăn học phải nhờ đến một tay chồng đưa đón. Khi về tới nhà thì cũng chỉ kịp tắm rửa rồi lại mở máy tính làm tiếp. Đến nỗi anh chồng cùng bạn đồng nghiệp hay đùa rằng: “Lấy vợ nhà báo có nghĩa là mình phải chấp nhận quá trình phụ nữ hóa vì phải thay vợ chăm sóc con, phụ vợ làm việc nhà… thậm chí là người giữ trẻ nữa”.

Nhớ lại thời gian đầu vào thử việc tại Báo Đắk Nông và đối với tôi đó là khoảng thời gian khó khăn rất nhiều. Thử việc không lương và tất cả mọi thứ nơi đây đối với tôi đều rất xa lạ. Còn nhớ cách đây chừng 8 năm khi vừa chập chững bước vào nghề, nghe tin thủy điện Đồng Nai 3 tích nước, cuộc sống của hàng trăm hộ dân dưới lòng hồ rất cơ cực, không nhà, không cửa, không đất sản xuất và một số gia đình chọn cách di chuyển lên dãy núi phía trên để tạm trú. Nắm bắt được thông tin, thế là tôi cùng các anh chị đi trước khăn gói lên xe đi vào thực địa. Để có thể tiếp cận được những khó khăn, vất vả của người dân, chúng tôi phải di chuyển bằng con đường cũ nối từ Đắk Nông đi Di Linh (Lâm Đồng) vốn đã khó nhưng bị mưa lũ nên càng khó đi hơn. Khi đến được khu vực của các thôn bị ngập nước thì nơi đây chỉ còn lác đác mấy hộ chưa chịu di dời và để tiếp cận được  với các hộ dân khác, chúng tôi phải di chuyển  lên ngọn núi cách đó khoảng gần 1km đường sông nhưng không có lấy một phương tiện cứu hộ nào.

Con đò nhỏ bằng gỗ từ từ rời bến và phải mất gần 30 phút sau chúng tôi mới có mặt tại đại bản doanh của người dân nơi đây. Sau một hồi làm việc, nhìn đồng hồ cũng ngót hơn 5 giờ chiều và chúng tôi ra về khi trời đổ cơn mưa. Chạy mãi mới trú được vào nhà của gia đình ven đường. Sau một hồi nói chuyện, vợ chồng anh chị mang nải chuối vườn ra mời chúng tôi dùng tạm. Chuối chưa chín nên chát ngắt nhưng vì đói chúng tôi vẫn cố gắng ăn và cảm thấy hết sức ấm lòng. Giờ đây thi thoảng tôi và cô bạn vẫn thường xuyên nhắc đến kỷ niệm này mỗi khi hẹn hò và bật cười bảo: “Công nhận hồi đó mình liều thật, lỡ chuyến đi đó mà bị chìm đò hay bị gì thì giờ cỏ cũng đã xanh”…

Sau này khi lập gia đình và có con nhỏ thì tôi mới thấu hiểu thêm sự vất vả của nghề báo như thế nào nhưng trên hết vì niềm đam mê, trách nhiệm với nghề thì mọi khó khăn cũng không đáng ngại,. Bất chợt nhớ đến câu đùa của anh bạn thân hay nói rằng: “Sau này con cái lớn tốt nhất lấy vợ đừng lấy người làm nghề báo vì làm báo đi nhiều, ít có thời gian chăm sóc gia đình, con cái. Mặt khác lại có cơ hội đi tiếp xúc với tất cả các thành phần trong xã hội nên sẽ có sự so sánh giữa người này và người khác. Một vấn đề nhưng suy diễn ra nhiều hướng…”.

Dẫu biết rằng cuộc suy nghĩ đó có phần đúng và có phần hơi lệch lạc, nhưng ngẫm lại phụ nữ làm báo tự hào lắm chứ và luôn tròn bổn phận của nhà báo vừa tròn bổn phận của một người vợ, người mẹ quá ư là tuyệt vời!
PV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây