Những kỷ niệm khó quên

Thứ ba - 28/12/2021 16:39
"Xách ba lô lên và đi” là một cuốn sách của Huyền Chíp nói về những chuyến đi, những trải nghiệm của một cô gái 19 tuổi ở những vùng đất xa xôi. Những chuyến đi của tôi bắt đầu muộn hơn Huyền Chíp và cũng chỉ loanh quanh với núi, với làng. Tư trang dấn thân cũng chỉ có vẻn vẹn chiếc ba lô, laptop đã nhuốm màu thời gian, bám bụi đường. Dẫu vậy, mỗi chặng đường tác nghiệp, mỗi gương mặt tôi gặp đều đề lại những kí ức, những câu chuyện, những kỉ niệm khó quên...

Lân đầu lên chốt Sâm

Năm 2009, tôi được phòng Văn nghệ - Chuyên đề, Đài PT - TH tỉnh (viết tắt KRT) giao làm chuyên mục Quản lý bảo vệ rừng. Những chuyến đi thực tế viết về chuyên mục này luôn làm tôi thích thú và ngạc nhiên. Tôi có cơ hội được đặt chân đến những vùng đất, những cánh rừng, con suối... mà không phải ai ở KonTum cũng có cơ hội đến được đó. Ấn tượng mãi còn trong ký ức tôi là khu vực trồng sâm Ngọc Linh thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô - một trong những địa điểm mà không phải ai cũng muốn đến là được.

Sau hơn 3 tiếng đồng hồ di chuyển từ thành phố Kon Tum đến trụ sở UBND xã Măng Ri của huyện Tu Mơ Rông, anh lái xe của KRT lắc đầu: “mùa mưa, xe mình không lên chốt sâm được đâu!”. Sau một hồi do dự, tôi, anh quay phim và một nhân viên Chi cục Kiểm lâm Kon Tum quyết tâm mượn xe máy của các anh làm việc ở xã lên chốt  “tìm sâm”. Trước khi đi, tôi được dặn: “Đường dốc, mỗi người đi một xe. Lên dốc em để xe số 1 mới lên được, xuống dốc nhớ để số 1 ghìm xe khỏi trôi!”. Tôi nhìn lên dãy núi trập trùng, vừa háo hức, vừa lo lắng nhìn anh quay phim cột túi máy vào xe.

Đường lên huyện Tu Mơ Rông đã khó, đường lên chốt sâm còn khó ... ngoài sức tưởng tượng của đứa chỉ biết sách vở như tôi. Nói là đường, nhưng nó chỉ là một lối mòn lởm chởm đá to, đá nhỏ gần như thẳng đứng lên núi. Đã Vậy, mặt đường còn bị xẻ rãnh, trơn trượt do những cơn mưa rừng gây ra. Ngồi trên xe gắn máy, nhìn sang bên trái là vực núi, ngó qua phải là nương rẫy của người dân, tôi ngần ngại hỏi anh quay phim: “Có đi được không?!”. “Được!” - câu trả lời ngắn gọn và có phần hơi rắn của anh, tôi nín thinh.

Lên được chốt sâm, phải hơn chục lần ngã xe, có lúc người dính vào lưới bẫy chim giữa rừng của người dân. Trong không khí lạnh, sương mù bảng lảng, tôi nghe các anh làm việc ở đây kể về hành trình hơn 20 năm nằm rừng, bảo tồn giống sâm quý. Họ từng xuyên rừng, vạch tìm từng cây sâm con để gây làm giống, canh chừng từng con sóc, con chuột đề giữ lấy từng hạt giống sâm Ngọc Linh quý hiếm. Gắn với nơi này còn phải chấp nhận nhiều cái không: không đường, không điện thắp sáng, không sóng điện thoại, không tivi... Gặp những tháng mưa ròng rã, không thể xuống núi mua thức ăn, chỉ có cơm và muối ớt cầm cự qua ngày. Giữa thiếu thốn và gian khổ, họ vẫn lựa chọn ở lại làm việc trên đỉnh núi mù sương để bảo tồn, gìn giữ và nhân giống sâm Ngọc Linh.

Lần đầu làm phim dự thi

Hơn 2 năm công tác ở KRT, năm 2010 lần đầu tôi được phân công làm phim dự thi. Hẳn nhiên, với một đứa học ngữ văn, kinh nghiệm làm báo còn non nớt, hai chữ “làm phim” với tôi tựa như vác hòn đá nặng. Làm phim mà vốn liếng kinh nghiệm, kiến thức nghệ gân như băng không, tôi trân an mình bằng câu mà lũ bạn đại học hay nói: “to live is to fight” (sống là chiến đấu) và dò dẫm tìm kiếm đề tài.

Sau gần một tuần “bơi” trong đống tài liệu, tôi quyết định làm phóng sự về đề tài “trâu sắt đổi trâu cày” ở huyện Kon Plông. Trong nhiều lần về huyện tác nghiệp, tôi nhìn thấy những chiếc máy cày trị giá hàng chục triệu đồng từ chương trình cơ giới hóa nông nghiệp bị đắp chiếu, bị tháo dỡ để bán sắt vụn. Lý do thật mà như đùa người dân không thể cày máy trên những đám ruộng bậc thang. Sau khi dự án thất bại, huyện Kon Plông thực hiện giải pháp mới, mua lưỡi cày, hướng dẫn người dân sử dụng sức trâu đề cày ruộng, thay thế cho phương thức phát đốt, chọc tỉa truyền thống. Sự đổi mới hợp lý của huyện nhận được sự vui mừng phần khởi của người dân.

Sau khi nhận đăng ký để tài làm phim của phóng viên KRT, UBND huyện Kon Plông đã chọn xã Măng Bút làm địa điểm ghi hình. Sắp xếp thời gian làm việc, trao đối nội dung, ý tưởng với chính quyền địa phương, “bốn thầy trò” của KRT (gồm trưởng phòng, tôi, anh quay phim và anh lái xe) lên đường làm phim. Hành trình ngày đầu tiên đi làm phim, xe chở đoàn chúng tôi vật vã qua những cung đường lầy lội, đến 15 giờ chiều mới đến trụ sở UBND xã Đăk Tăng, từ đó vào xã Măng Bút còn hơn 10km nữa. Lúc đó, trời mưa, nước lũ về, xe không thể qua ngầm, đoàn chúng tôi đi bộ vào xã Măng Bút. Đoàn đi chỉ có tôi là nữ, trẻ nhất đoàn nên tôi được các anh ưu ái không mang vác gì ngoài chiếc ba lô của mình. Thế mà tôi vẫn luôn bị tụt lại phía sau bởi lần đầu tiên tôi đi bộ xa đến vậy, và cũng là lần đầu tiên trong đời bị vắt cắn.

Đi đến đâu thấy bà con chạy xe máy ngang qua là đi nhờ đến đó, gần 17h chiều đoàn chúng tôi cũng đến được trụ sở UBND xã Măng Bút, Đêm ở đây đến nhanh, không đủ ánh sáng đề ghi hình, chúng tôi chỉ có thể trao đổi, lấy thông tin với lãnh đạo xã. Sau bữa cơm tối, đoàn chúng tôi được bồ trí ngủ tại khu nhà tập thể dành cho cán bộ xã. Đêm ở Măng Bút lạnh buốt, không ánh đèn điện và thinh lặng. Thỉnh thoảng bên tường có tiếng cọ mình sàn sạt của con trâu.... Sáng sớm hôm sau, ăn vội tô mì tôm ở quán, chúng tôi vội vã vào làng. Mọi thứ đều được chính quyền chuẩn bị sẵn để phục vụ quay phim lấy hình, người phỏng vấn. có, trâu có, cày có... nhưng người dân quả quyết không chịu xuống đồng cày. Theo già làng, người dân ở đây chỉ làm lúa một vụ, tháng 11 là thời điểm đất mẹ nghỉ ngơi, họ không thể xuống đồng, đánh thức đất mẹ. . Sau một hồi năn nỉ có, thuyết phục có, đoàn cũng có được thước phim về những luống cày vùng sâu Măng Bút.

Phim dự thi năm ấy không đoạt giải, nhưng những gì tôi thu nhận được cho hành trang làm nghề của mình là vô cùng quý giá. Xác định đã theo nghề báo, là phải đi thật nhiều, phải có trải nghiệm, phải tìm và đọc thật nhiều tư liệu, mới có những tác phẩm báo chí thực tế và chất lượng. Trên chặng đường của nghê, tôi luôn biết ơn những đồng nghiệp quanh mình, họ là thầy, là bạn, đã cùng tôi vác ba lô vượt qua nhiêu chuyến đi đong đầy những kỉ niệm, khó quên. 

 
Theo Hoàng Hạ
HNB KonTum

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THƯ VIỆN ẢNH ĐẸP
5.jpg 66.jpg 29.jpg 49.jpg 20.jpg 42.jpg 13.jpg 37.jpg 6.jpg 67.jpg 31.jpg 50.jpg 22.jpg 43.jpg 15.jpg 38.jpg 7.jpg 68.jpg 33.jpg 52.jpg 24.jpg 45.jpg 16-1.jpg 39.jpg 40.jpg 9.jpg 71.jpg 34.jpg 63.jpg 27.jpg 48.jpg 19.jpg 41.jpg 12-qn1.jpg a-T.jpg 36.jpg 8a334df96fbbb3e5eaaa.jpg ec1643b261f0bdaee4e1.jpg 75528951ab13774d2e02.jpg 740f0438267afa24a36b.jpg 9e931db13ff3e3adbae2.jpg eef9d3a2f1e02dbe74f1.jpg ac94b8a49de641b818f7.jpg ae0f6bdb499995c7cc88.jpg 895e11f733b5efebb6a4.jpg 27c48a2ea86c74322d7d-1.jpg f7b945c06782bbdce293.jpg 0f6e3f741c36c0689927.jpg c23927250467d8398176.jpg 906029e10ba3d7fd8eb2.jpg 32b8e242c0001c5e4511-1.jpg f774eba794e548bb11f4.jpg 7a0a8baca9ee75b02cff.jpg dcd1d242f0002c5e7511.jpg 23289506b7446b1a3255.jpg 66d134e644a498fac1b5-1.jpg 1389b67fa302625c3b13-1.jpg f69297bc83c1429f1bd0-1.jpg 33f61d080875c92b9064-1.jpg e71f3a932feeeeb0b7ff-1.jpg 3b4258344c498d17d458-2-1.jpg aecc18440d39cc679528-1.jpg 01b53b002e7def23b66c-1.jpg 7536f22be75626087f47-1.jpg f87058784d058c5bd514-1.jpg 48dd535d4620877ede31-1.jpg ea6a58024d7f8c21d56e-1-1.jpg 4f0be64af33732696b26-1.jpg b673068913f4d2aa8be5-1.jpg 1d4bb15da420657e3c31-1.jpg 35021b9c0ee1cfbf96f0-1.jpg ffc69024855944071d48-1.jpg 87e8e87cfd013c5f6510-1.jpg f7a58a679f1a5e44070b-1.jpg 5b9e981a8d674c391576-1.jpg dfefc79bd2e613b84af7-1.jpg 02ac9b4b8e364f681627-1.jpg 142989b99cc45d9a04d5-1.jpg fe3d1d75bf087e562719.jpg 94d3461b53669238cb77-1.jpg f38c46ee539392cdcb82-1.jpg 7f5885f9908451da0895-1.jpg e5c4472a52579309ca46-1.jpg 3b20a26fb712764c2f03-1.jpg 0506885d9d205c7e0531-1.jpg d203ce4d69c0a29efbd1.jpg b91ad73673bbb8e5e1aa-1.jpg 520c873d23b0e8eeb1a1.jpg 8f815695f21839466009.jpg d9977394d7191c474508.jpg b94a739fd4121f4c4603.jpg 2799f500528d99d3c09c-1.jpg 0905f0a2572f9c71c53e.jpg 0b4698843f09f457ad18.jpg d5502603818e4ad0139f.jpg c364cdd36a5ea100f84f.jpg 4126eb8e4c03875dde12.jpg 35b9c64f61c2aa9cf3d3.jpg eb2c4421e0ac2bf272bd.jpg cd43fd4859c5929bcbd4-1.jpg
  • Đang truy cập52
  • Hôm nay7,513
  • Tháng hiện tại99,141
  • Tổng lượt truy cập3,199,896
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây