Tự hào truyền thống vẻ vang, xây dựng tổ chức hội và đội ngũ làm báo vững mạnh

Thứ tư - 02/11/2022 15:18
Dề dẫn Hội thảo của nhà báo Trịnh Văn Ánh, Chủ tịch Hội Nhà báo, Tổng Biên tập Báo Bắc Giang tại Hội thảo “Xây dựng cơ quan báo chí văn hóa và Người làm báo văn hóa” nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang

Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại” và kết luận chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc; hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và Báo Nhân Dân phối hợp tổ chức phát động phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hoá trong các cơ quan báo chí” và ban hành tiêu chí cơ quan báo chí văn hoá và văn hoá của người làm báo Việt Nam. Đề phong trào thi đua lan toả sâu rộng và đạt hiệu quả thiết thực, được sự nhát trí của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Bắc Giang và Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, hôm nay, Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội thảo báo chí với chủ đề “Xây dựng cơ quan báo chí văn hóa và Người làm báo văn hóa”. Thay mặt Ban Tổ chức tôi xin nhiệt liệt chào mừng và cảm ơn các vị đại biểu, các vị khách quý, các đồng chí đồng nghiệp đã về dự Hội thảo. Kính chúc các quý vị sức khỏe, hạnh phúc, chúc Hội thảo thành công tốt đẹp. 

111
Nhà báo Trịnh Văn Ánh, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang phát biểu

Gần một thế kỷ qua, báo chí cách mạng do Chủ tịch Hỗ chí Minh sáng lập và rèn luyện đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc kháng chiến kiến quốc, đôi mới và phát triển kinh tế xã hội để “... Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đỏ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như hiện nay” như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khăng định. Hiện nay chúng ta đang sống trong kỷ nguyên bùng nỗ thông tin, lực lượng báo chí cách mạng Việt Nam đông đảo hơn bao giờ hết, từng cơ quan báo chí đều phát triển đa dạng các loại hình báo chí với cách thức làm báo hiện đại... Lớp lớp các thế hệ nhà báo không ngại khó khăn gian khổ, yêu nghề và dân thân với nghề đã làm sáng ngời danh hiệu “chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của Đảng”. 

Tuy nhiên, cùng với sự vươn lên mạnh mẽ, báo chí cách mạng Việt Nam cũng đang đối diện với những thách thức, những hệ lụy, mặt trái của sự phát triển. Nhà báo Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam đã từng nhắn mạnh: Với sự xuất hiện của mạng xã hội và các phương tiện truyền thông mới, thị phần của nhiều cơ quan bảo chí suy giảm, một số tờ báo bị cuốn vào vòng xoáy cạnh tranh, theo đuổi mọi cách để tìm kiếm nguôn thu, kể cả những cách thức làm suy giảm chức năng tư tưởng - văn hóa cốt lõi. Một bộ phận báo chí xa rời tôn chỉ, mục đích, thờ ơ với nhóm công chúng đối tượng của mình, tìm đến những thị hiểu tầm thường, chọn lựa đề tài, sản xuất nội dung chủ yếu nhằm tăng số lượng truy cập, thỏa hiệp tính trung thực, khách quan đẻ đạt được mục đích kinh tê. Bản sắc của tờ báo bị bỏ quên, yêu tô văn hóa, nhân văn trong tác phẩm báo chí không được coi trọng, hình ảnh của tờ báo mờ nhạt, có biểu hiện “lệch chuẩn” văn hóa. Một số nhà báo coi nhẹ lao động nghẻ nghiệp, bỏ qua nguyên tắc tác nghiệp cơ bản, thông tin thiếu khách quan, thiếu xác thực, Tình trạng nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp, sách nhiễu cơ quan, doanh nghiệp, thậm chí doa nạt, tống tiền, vi phạm pháp luật, có chiều hướng gia tăng, 

Vì một nền Báo chí Cách mạng Việt Nam “Hiện đại, chuyên nghiệp và nhân văn” đúng vào dịp kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam ngày 21-6-2022, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam ban hành Quyết định Tiêu chị cơ quan báo chí văn hoá và văn hoá của người làm báo Việt Nam; ngày 30-6-2022 Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam ban hành hướng dẫn triển khai phong trào “Xây dựng môi trường văn hoá trong các cơ quan báo chí”. Được biết khi xây dựng “Tiêu chí cơ quan báo chí văn hóa và văn hóa của người làm báo Việt Nam”, Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam đã xin ý kiến của các nhà báo lão thành, các nhà báo có uy tín, các cấp Hội nhà báo trong cả nước và cho ra đời bản tiêu chí gồm 12 điểm, với 6 điểm dành cho cơ quan báo chí và 6 điểm dành cho người làm báo. Cùng với việc tiếp tục thực hiên 10 điều quy định về đạo đức nghèẻ nghiệp của người làm báo Việt Nam; Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam... việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí” trong thời điểm hiện nay có thẻ nói là một cách thức nhằm “chấn chỉnh”, siết chặt kỷ cương và góp phần g1Úúp mỗi cơ quan báo chí, mỗi người làm báo tiếp tục nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình trong sứ mệnh của người cầm bút. 

Để phong trào “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí” đi vào chiều sâu, hiệu quả thực chất, các cơ quan báo chí, đội ngũ những người làm báo cần thiết thực hưởng ứng, thực hiện, chúng ta cùng nhau “thôi bùng” lên ngọn lửa thi đua này trước những đôi thay của thời cuộc và thách thức của nghề nghiệp trong thời đại số hóa... 

Trong thời gian chuẩn bị cho Hội thảo, Ban Tổ chức đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo động viên, khích lệ kịp thời của các đồng chí lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, sự giúp đỡ, chia sẻ, phối hợp của các cơ quan báo chí, hội nhà báo các tỉnh, thành phố. Đặc biệt, chúng tôi đã nhận được nhiêU bài tham luận tâm huyết của các quý vị đại biểu. Các bài viết đã phản ánh nhiêU góc nhìn khác nhau về chủ đề hội thảo; chúng tôi đánh giá cao và trân trọng cả ơn các quý vị đại biểu. 
Tại Hội thảo này, thay mặt Ban Tổ chức tôi xin trân trọng đẻ nghị quý vị đại biểu, lãnh đạo hội nhà báo các tỉnh thành phó... với tỉnh thân xây dựng, tích cực tham luận, thảo luận, trao đổi làm rõ một số vấn đề sau: 

Ngay khi phong trào “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí” vừa phát động đã nhận được sự “vào cuộc” tích cực của một số Hội Nhà báo tỉnh, thành phố và cơ quan báo chí. Vì vậy đề nghị đại biểu nêu lên kinh nghiệm bước đầu trong việc triển khai phong trào xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí; định hướng hoạt động của các chỉ hội, câu lạc bộ gắn với tiêu chí văn hóa người làm báo; những yếu tố cốt lõi trong văn hoá báo chí; phần đấu trở thành người làm báo “vừa hồng, vừa chuyên” góp phần xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí; làm rõ tiêu chí văn hoá để nâng cao tính chuyên nghiệphiện đạinhân văn; làm gì để mỗi tác phẩm báo chí là một sản phẩm văn hóa; bôi dưỡng chính trị tư tưởng cho “Các chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa”; tuyên truyền, vận động hội viên, nhà báo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí, gắn với nâng cao văn hóa của người làm báo; trách nhiệm xã hộinghĩa vụ công dân và văn hoá người làm báo trong thời đại 4.0; xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí như thế nào để đạt hiệu quả cao; xử lý việc đưa thông tin thiếu chuẩn xác, thiểu trung thực khách quan vì động cơ cá nhân; xây dựng nội quy, quy chế gắn với thực hiện chuẩn mực theo tư tưởng, đạo đức, phong cách làm báo của Bác Hỗ; thực hiện văn hoá người làm báo gắn với 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp và Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam; làm gì để có các chuyên mục chuyên sâu tuyên truyền, cổ động các cuộc vận động xây dựng văn hóa ứng xử; đồng thời phê phán những thói hư tật xấu, những biểu hiện lệch chuẩn về văn hóa... 

Thực tiễn cho thấy, phong trào “xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí là chủ đề rất rộng nhưng với tỉnh thần xây dựng, tích cực tham luận, thảo luận, trao đôi của các đại biểu Ban Tô chức tin tưởng rằng Hội thảo sẽ đạt được yêu cầu đề ra và thành công tốt đẹp. 



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây