Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí như thế nào để đạt hiệu quả cao

Thứ tư - 02/11/2022 15:26
Tham luận của Hội Nhà báo tỉnh Hà Giang tại Hội thảo “Xây dựng cơ quan báo chí văn hoá và Người làm báo văn hoá” do Hội Nhà báo Bắc Giang tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập
Cơ quan báo chí chính là môi trường nghiệp vụ, là ngôi nhà chung của người làm báo, người làm báo đến cơ quan là trở về ngôi nhà của mình, họ sẽ tìm thấy ở đó sự chia sẻ, động viên, nguồn sinh lực mới sau mỗi chuyến đi tác nghiệp trở về vì cơ quan báo chí là nơi hội tụ của các nhà báo đồng nghiệp, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, chỉ bộ Đảng chi hội nhà báo và các tô chức xã hội, cùng lãnh đạo toà soạn luôn sẵn sàng chia sẻ, bàn bạc, góp ý và định hướng để tìm ra cách làm, hướng đi đúng, tốt nhất cho người làm báo trong quá trình tác nghiệp. Bởi vậy, việc xây dựng môi trường văn hoá trong cơ quan báo chí là một nội dung, yêu cầu quan trọng quyết địn cho chất lượng làm báo của người làm báo. Theo tôi cần chú trọng vào một số nội dung sau:
111
Chủ tịch Hội Nhà báo Hà Giang Lê Trọng Lập tham luận tại Hội thảo
Quán triệt, thực hiện tốt 6 tiêu chí cơ quan báo chí văn hoá trong QÐ số 70a QĐ/HNBVN ngày 21.6.2022 của Hội Nhà báo Việt Nam.

1. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của báo chí và tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; nhận thức đầy đủ sứ mệnh, vai trò của báo chí trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc; nỗ lực góp phần xây dựng nền báo chí, truyền thống chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại.

2. Xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy, quy định gắn với các chuẩn mực về đạo đức, văn hoá; tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh, thân thiện, hợp tác trong cơ quan.

3. Tổ chức quy trình hoạt động theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, công khai, minh bạch; xác định nguyên tắc tác nghiệp trên tinh thần khách quan, xây dựng, vì lợi ích chung. Quản lý, chỉ đạo sát sao hoạt động cho phóng viên, biên tập viên, người lao động và của văn phòng đại diện.

4. Đề cao yếu tố văn hoá trong hoạt động nghiệp vụ và trong tác phẩm báo chí; nêu cao tính nhân văn, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, hướng đến các giá trị “chân, thiện, mỹ”, lan toả những điều tốt đẹp, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, tiêu cực, bồi đắp nên tảng tinh thần xã hội.

5. Tích cực đổi mới, sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số; coi trọng việc bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.

6. Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu, của cán bộ lãnh đạo; hưởng ứng và triển khai phong trào thi đua xây dựng môi trường văn hoá trong cơ quan báo chí.

Cụ thể hoá 6 nội dung đó người có trách nhiệm ở các cơ quan báo chí cần xác định và làm tốt những việc cụ thể sau:

- Nắm chắc, vận dụng đúng Nghị quyết, chính sách, cơ chế của Đảng, nhà nước để từ đó có cơ chế làm việc của cơ quan thông thoáng, không sai, đúng chính sách, phù hợp thực tiến để người làm báo tin tưởng, yên tâm thực hiện, vận dụng khi làm nghề.

- Xây dựng môi trường làm việc ở toà soạn dân chủ, cởi mở, hiểu biết và luôn lắng nghe, trao đổi, tôn trọng ý kiến, đề xuất của cá nhân, tổ, nhóm từ đó tạo niềm tin, mong muốn bàn bạc, trao đổi mỗi khi về toà soạn.

- Thường xuyên cập nhật, quán triệt, cung cấp cho anh chị em những văn bản mới, Nghị quyết, chính sách của TW, của tỉnh, các ngành để anh chị không lạc hậu về thông tin, tự tin về kiến thức, chủ động mạnh dạn khi làm nghiệp vụ báo chí.

- Duy trì đều, có nội dung sinh hoạt Đảng, chính quyền, chi hội nhà báo, các tổ chức đoàn thể, gắn nội dung hoạt động nghiệp vụ báo chí với nội dung sinh hoạt của các tổ chức này để tạo nên sự cuốn hút, muốn, thích, cần phải được tham gia các nội dung sinh hoạt này cho người làm báo.

- Lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể, chi hội phải quan tâm, chú trọng hài hoà giữa hai yếu tố: giữa yêu cầu của cơ quan, phong trào, thành tích của tập thể với nhu cầu, lợi ích của từng cá nhân, của người lao động, không vì thành tích, lợi ích của cơ quan, tập thể mà bỏ qua, không chú trọng đến lợi ích, quyền lợi của cá nhân người làm báo.

- Phải thường xuyên, liên tục chú trọng hai nội dung lãnh đạo và kiểm tra.

+ Lãnh đạo luôn cập nhật, chỉ ra, bổ sung hoàn thiện cho đúng yêu cầu, nhiệm : vụ mà toà soạn đang quyết tâm thực hiện.

+ Kiểm tra để xác định đúng, sai, phát hiện kịp thời lệch lạc, chưa đúng, chệch hướng để uốn nắn sửa sai, phát hiện cái đúng, cái hay, cái tốt để khuyến khích, động viên làm tốt hơn. Và kiểm tra cũng là để làm trọng tài cho người làm báo yên tâm, tự tin khi làm báo, biết mạnh dạn làm tốt hơn cũng như biết dừng lại khi không còn phù hợp hoặc chệch hướng.

Văn hoá là một chủ đề có nội hàm bao chùm mọi lĩnh vực của đời sống con người, và văn hoá trong cơ quan báo chí cũng vậy. Với yêu cầu của hội thảo đưa ra, Hội nhà báo Hà Giang xin có một vài ý kiến nhỏ góp vào tiếng nói chung về văn hoá trong môi trường báo chí của chúng ta.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây