Di cảo Lưu Quang Vũ: Trang Nhật ký thời học cấp và và những tháng năm quân ngũ

Thứ hai - 10/10/2022 09:28
Lời BBT: Nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ sinh ngày 17/4/1948 và mất ngày 29/8/1988 hưởng dương 41 tuổi. Nhân kỷ niệm 34 năm ngày mất của ông, Người làm báo Hưng Yên xin trích đăng một số trang nhật ký ông viết khi học cấp 3 và những năm ở quân ngũ. (Rút từ cuốn Di cảo Lưu Quang Vũ, nhà xuất bản trẻ năm 2018)
13/4/1963
Sáng tới trường. Mùa thu sắp về rồi. Năm học mới sắp tới...

Buồn man mác... Sống một ngày hè cuối cùng: chiều ngồi ở đường Thanh Niên với ông ngoại, ăn bánh tôm... nhìn ra mặt hồ Tây xanh ngắt, trời đầy mây trắng... Vào nhà thuyền ăn bánh ngọt... Lòng vẫn cứ buồn vơ vấn?

Tối tới trường với Hiển, hôm nay lớp tiễn cô Luyện, mình với Hiển vào một chút rồi ra ngồi ở Bờ Hồ nói chuyện, chuyện tâm tình, chuyện tuổi trẻ, chuyện văn thơ...

Những vì sao lấp lánh trên mặt nước. Đường vắng ngắt. Lòng nặng trĩu ưu tư. Tối trở về nhà. Một giấc ngủ chập chờn trong một đêm có bao nhiêu điều suy nghĩ.

15/9/1963
Sáng tới trường khai giảng, lòng vẫn cứ buồn, nhìn lại lớp thấy chán quá. Khai giảng xong, lên lớp một chút rồi về... Trưa chuẩn bị vở học, những xếp giấy trắng thơm mới tinh gợi cho mình bao nhiêu là kỷ niệm trong ký ức.
Tới trường B, gặp cô Lý xin chuyển trường, cô ấy hẹn chiều mại trả lời, không hiểu có được không, được thì tốt.
Tối ngủ sớm.
Ngày mai là lại tiếp tục cuộc đời đi học rồi, sẽ lại là một năm “đèn sách” sốt ruột quá mà chẳng có cách nào giải quyết cả.

17/9/1963
Ôi! Sao thế này, đến bây giờ, khi sắp được chuyển trường mình lại thấy lòng buồn và luyến tiếc. Mình luyến tiếc tất cả cái trường 3A này, dù không vui, nhưng nó đã để lại cho mình nhiều kỷ niệm sâu sắc, nhiều bài học quý giá về cuộc đời.
Một năm qua, mình lớn hơn nhiều, mình mới 15 tuổi mà ai cũng cho như 18, 19, mình sớm già sao? Có lẽ vì sớm lớn mà tuổi thơ mình ngắn ngủi quá chăng?
Ôi! Những cuộc chia ly. Dù mình có đang sống ở một nơi nào nhạt nhẽo đến đâu, khi xa nơi ấy cũng có nhiều luyến tiếc.

Thứ tư 18-9-1963
Sáng đến lớp học. Thầy Hồng có vẻ tiếc mình lắm khi nghe tin mình chuyển trường. Chiều tới thăm Lê Hiển, ngày kia cậu ta đi Điện Biên, đến nhà thấy đã để sẵn ba lô rồi. Thế là cậu ta lao vào cuộc sống trước mình.
Tối, buồn quá rủ Châu và Hiển đi chơi, thế là rồi đây, 3 thằng sẽ không còn được học với nhau rồi. 3 thằng ngồi trên chiếc ghế đá trong một vườn hoa ở bờ sông, nói bao nhiêu là chuyện. Ôi! Buồn quá lòng ơi!

14/9/1963
Lòng nặng trĩu, mình tới lớp lần cuối cùng, học một giờ cuối cùng với các bạn rồi xuống nhà. Gặp thầy Hồng, thấy có vẻ buồn và lưu luyến lắm...

Cùng đi dạo với Vũ Hiến, ra Hồ Gươm, nước mùa thu trong, xanh, những chiếc lá vàng rụng xuống lối đi. Ôi! Mùa thu... Sao mà buồn thế thu ơi! Lòng ta buồn quá, ta hạnh phúc quá vì ta hiểu được tinh vi tất cả những nỗi buồn, vui.
***

Chiều tới trường, rồi cùng H tới nhà một người bạn biết mà chưa quen... Mùa thu...

Nắng nhẹ rải trên dãy phố, gian nhà lạnh lẽo và lặng lẽ. Chiếc cầu thang đã cũ như những kỷ niệm. Trong nhà cô bạn gái, một mùi nước hoa thoang thoảng buồn. Ngoài cửa số mấy tàu lá xanh rời rợi. Cô bạn gái ngồi bên cửa sổ, những sợi len lơ đãng trên chiếu. Mớ tóc uốn dịu dàng và trễ nải. Chúng tôi ngồi nói chuyện về tương lai và về những kỷ niệm của cuộc đời. Trên bàn, một quyển số, một trang giấy chép một bài thơ của một nhà thơ xa xôi nào đó:

Ai bảo em là giai nhân
Cho lòng anh đau khổ
Ai bảo em ngôi bên cửa sổ
Cho đau lòng thi nhân...

Và lại mùi nước hoa buồn buồn vắng vẻ...

Ôi! Cuộc sống sao mà phong phú thế. Lòng xao xuyến, tôi tạm biệt người bạn gái, gian phòng nhỏ, chiếc cầu thang cũ kỹ và mùi
nước hoa buồn buồn. Tối, Lê Hiển đến chơi, ngày mai cậu ta sẽ lên đường đi Điện  Biên khai hoang. Tặng Hiển vài bức tranh và một xếp giấy “Để kỷ niệm ngày cậu ta vào cuộc sống”. Hai thằng lại tới Phương Ba đứa, ba thằng bạn tự tuổi thơ, cùng đi chơi với nhau. Vào ăn kem. Đêm đã khuya đường vắng vẻ. Ba thằng nhắc lại cùng nhau bao nhiêu kỷ niệm xa xôi, lòng man mác về bao nhiêu ý nghĩ. Ôi! Thấm thoát thế mà đã bốn năm trời rồi. Ngày nào, cả ba đứa đều còn nhỏ, thế mà giờ 20-9 đã đều thay đối. Hiến không còn là một cậu ấm xưa kia nữa, giờ cậu ta giản dị, dễ tính và sôi nổi hơn, những sóng gió đã làm cho cậu ta thực sự là một người lớn. Ngày mai là Hiển lên đường rồi. Phương thì vẫn hào hoa phong nhã và “công tử Hà Nội” như xưa, nhưng những nét buốn đã có trong đôi mắt trong sáng, trong vừng trán hồn nhiên, và ở khóc mép đã có một vệt vẽ ưu tư. Cả ba thằng đi bên nhau mãi, lòng rung động vì những kỷ niệm ngày thơ: những buổi tới trường, những lúc đi chơi, đi tắm, đi xem thật là thân yêu và đằm thắm.
Phương nói:
- Ngày ấy chúng mình hồn nhiên biết bao... Bóng ba thằng ngả dài trên phố vắng. Cùng đến nhà K.L rồi từ  Bờ Hồ vòng về Bà Triệu. Đêm càng khuya, ba đứa lại nói chuyện về tương lai trước mắt, về cuộc sống sau này, về những việc phải làm. Đúng như Hiển bảo:

- Vào cuộc sống vừa vui cũng lại vừa thấy buồn. Tao đi nhớ Hà Nội lắm, nhớ cái phố Huế chật hẹp mà đẹp đẽ này...

Hiển khe khẽ hát một bài ca về bông hoa nhâm mộc, “bông hoa có những cánh tròn hình cầu, đỏ như lửa và bay trên không trung” Cái đêm mùa thu này càng về khuya càng mát, ba đứa chia tay nhau. Về nhà mình vẫn không ngủ được. Nằm nhìn ra cửa số. Trời đẹp, nhiều sao thế kia mà lại có chớp. Mỗi khi ánh chớp lóe lên thì những ngôi sao lại mờ đi nhợt nhạt. Khi không còn ánh chớp. Bầu trời lại trở lại đen thẩm, và những ngôi sao lại sáng lấp lánh...

Và cái ngày Thu đáng nhớ hôm nay chấm dứt ở chỗ này đây... Sáng tới trường rồi ra chỗ ô tô tiễn Lê Hiển đi Điện Biên. Trong những con người ra đi này, có cả những cô gái khóc nức nở, có cả những cái đầu “còn” rất Hà Nội, họ vẫn hăng hái và đẹp biết bao. Ý của một truyện ngắn nảy lên trong đầu. 

 
(còn tiếp)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây