Nhà báo Năm Lực (tức Trần Văn Lực) sinh ra và lớn lên trong một gia đình trung nông có truyền thống yêu nước ở xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP.HCM – Chiếc nôi của “Củ Chi đất thép thành đồng”. Từ lúc 15 tuổi (năm 1945), ông bắt đầu theo cha là Trần Người gắn bó trọn đời với báo chí miền Đông Nam bộ
Nhà báo Năm Lực (tức Trần Văn Lực) sinh ra và lớn lên trong một gia đình trung nông có truyền thống yêu nước ở xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP.HCM Chiếc nôi của “Củ Chi đất thép thành đồng”. Từ lúc 15 tuổi (năm 1945), ông bắt đầu theo cha là Trần Văn Hậu. Ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính xã tân Phú Trung lúc bấy giờ để “tập tành làm cách mạng”.
Khi cả Nam Bộ cất cao lời ca “Mùa thu rồi ngày hăm ba ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến” thì ở đất Hóc Môn – Bà Điểm đến Củ Chi, trong đoàn quân của xã Tân Phú Trung rầm rập bước chân khởi nghĩa cướp chính quyền từ tay thực dân Pháp, có bước chân của chàng thanh niên Trần Văn Lực.
Sau một thời gian làm cán bộ đại đội dân quân xã, như một duyên phận bắt nguồn từ tư chất thông minh và năng khiếu báo chí. Năm Lực được điều động làm Trưởng Tiểu ban biên tập của Ty thông tin Gia Định. Năm 17 tuổi, Năm Lực được tổ chức phân công làm thư ký tòa soạn Báo Gia Định Ninh. Sự nghiệp báo chí của nhà báo Năm Lực khởi sự từ đây và gắn bó đến suốt cuộc đời hoạt độngcách mạng của ông. Bút lục và tính chiến đấu của nhà báo Năm Lực đã lay động lòng người, làm kẻ thù run sợ trước những bài báo giàu lòng yêu nước, kêu gọi nhân dân đứng dậy cầm vũ khí, đấu tranh giành độc lập. Do đó, sau một thời gian bị địch bắt giam tại nhà lao Tân Hiệp cùng với các nhà báo, nhà văn, vẫn một lòng giữ vững khí tiết cộng sản. Năm 1956, trong lòng người như nước lũ, cùng với hơn 500 chiến sĩ cách mạng, nhà báo Năm Lực – cùng với tổ chức xung kích bí mật đã nổi dậy phá khám Tân Hiệp – một cuộc vượt ngục có quy mô lớn nhất của cách mạng Việt nam. Trở về với cách mạng, nhà báo Năm Lực được phân công làm cán bộ giáo vụ Trường Đảng Khu Đông Nam Bộ - nơi đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ toàn khu miền Đông đang chuẩn bị cuộc chiến đấu quyết liệt giữa quân và dân ta với quân viễn chinh Hoa Kỳ.
Trước yêu cầu của cuộc kháng chiến đang trong giai đoạn quyết liệt (1962 – 1972), nhà báo Năm Lực được tổ chức phân công làm Phó trưởng ban tuyên huấn Phân khu 4 mặt trận Sài Gòn – Chợ lớn – Gia Định. Trên cương vị công tác mới, nhà báo Năm Lực đã lãnh đạo, chỉ đạo các bộ phận thông tin báo chí, văn hóa, văn nghệ, giáo dục… in ấn truyền đơn phục vụ cho các đợt vũ trang tuyên truyền, phát huy ảnh hưởng của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, vận động các tầng lớp nhân dân đoàn kết xung quanh mặt trận, đánh đổ chế độ tay sai Mỹ, vận động binh sĩ ngụy quân, ngụy quyền quay về với cách mạng, vận động các gia đình binh sĩ giáo dục con em họ đào ngũ, tạo binh biến lập công với cách mạng…
Năm 1972, giai đoạn quyết liệt của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, nhà báo Năm Lực được phân công trở lại chiến trường xưa trong vai trò Phân xã trưởng Phân xã Thông tấn xã giải phóng Khu Đông Nam Bộ. Cây bút Năm Lực được phân công theo bước chân của những cánh quân đi về các nẻo đường chiến dịch của chiến trường miền Đông, từ Bàu Sình – Bà Đã, đồi Bằng Lăng, Mã Đà – Hiếu Liêm đến Bình Giã – Minh Đạm – Núi Bể - Rừng Sát… Những địa danh đó đều in dấu chân của nhà báo Năm Lực.
Những bài viết phản ánh kịp thời các chiến công của quân và dân ta gửi về Thông tấn xã Giải phóng và Việt Nam Thông tấn xã, được trực tiếp phát sóng trong cả nước và thế giới, góp phần cổ vũ đồng bào, chiến sĩ của ta vạch trần tội ác dã man của quân xâm lược trước dư luận thế giới.
Các bài báo, bản tin do nhà báo Năm Lực gửi từ chiến trường ác liệt, người ta nhớ nhất khoảnh khắc ông đã cùng tổ điện báo của Phân xã Khu Đông Nam Bộ phản ánh kịp thời toàn bộ diễn biến của trân Bình Giã với những chiến công xuất sắc của quân giải phóng và thất bay cay đắng của ngụy quân sài Gòn. Những thông tin này được đưa trước các đài Sài Gòn, BBC, VOA… khiến cho địch hoang mang, không kịp phản ứng. Qua những bài báo sắc sảo về trận Bình Giã, phẩm chất chính trị, lòng yêu nghề báo của nhà báo Năm Lực được anh em đồng nghiệp, đồng chí ghi nhận và đánh giá cao.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhà báo Năm Lực là một trong số ít các nhà báo từ chiến khu trở về, bước đầu khởi nghiệp cho báo chí cách mạng Đồng Nai. Số báo Xuân năm Bính Thìn – 1976 là số báo mang tên Báo Đồng Nai đầu tiên sau giải phóng của báo chí cách mạng Đồng Nai. Từ khởi điểm này đã đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của báo chí Đồng Nai.
Khi nhận nhiệm vụ giám đốc, Tổng biên tập Đài phát thanh Đồng Nai, nhà báo Năm Lực cùng với các kỹ sư, công nhân kỹ thuật thực hiện thành công truyền thanh hóa bốn cấp đầu tiên so với các đài khác. Đây là một sự kiện gây ấn tượng cho ngành phát thanh cả nước. Từ làm báo sang làm đài, ông luôn nhạy bén với công việc chỉ đạo, để phát sóng được an toàn, chính xác.
Năm 1990, khi bị bệnh hiểm nghèo, ông nộp đơn xin rút khỏi danh sách Tỉnh ủy viên và giám đốc Đài để nghỉ ngơi và chuẩn bị đi xa. Ông vẫn tiếp tục tham gia viết bài thường xuyên cho báo, đài và sinh hoạt cùng bạn đọc. Mãi đến năm 2008, nghĩa là sau 18 năm chờ đợi ông nói chia tay con cháu, đồng đội…
Nhà báo Năm Lực, người con của đất thép thành đồng đã gắn trọn đời mình với báo chí miền Đông Nam Bộ nói chung, báo chí Đồng Nai nói riêng.
Như nguyệt