Giải A, cuộc thi báo chí về phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững dành cho các nhà báo ASEAN

Thứ sáu - 10/07/2020 10:12
Hiến kế giải bài toán nông nghiệp sạch

Lần đầu tiên. Cuộc thi báo chí về phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững dành cho các nhà báo ASEAN phát động năm 2019, dự kiến trao giải năm 2020 được tổ chức. Nhóm tác giả Trần Đức. Trịnh Lan ( Báo Bắc Giang) với loạt 2 kỳ “Quá tải phân bón và thuốc bảo vệ thực vật môi trường sống bị de dọa" đoạt Giải A. Thay mặt nhóm tác giả. nhà báo Trần Đức, Phó TBT Báo Bắc Giang trả lời phỏng vấn Đặc san Người làm báo Bắc Giang
111

Xin chúc mừng anh và nhà báo Trịnh Lan, xin anh chia sẻ cảm xúc của mình khi biết tin tác phẩm đoạt Giải A?

Nhà báo Trịnh Lan và tôi cảm thấy rất vinh dự khi nhận quyết định đoạt giải. Đây là giải thưởng báo chí quốc tế đầu tiên của chúng tôi. Khi tìm hiểu thể lệ, chúng tôi biết cuộc thi này rất ý nghĩa, được tổ chức lần đầu tiên để trao giải vào năm 2020 khi Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN.

Mục đích của cuộc thi nhằm tăng cường hợp tác giữa các nước ASEAN trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thông qua đẩy mạnh công tác truyền thông về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong các nước ASEAN. Cuộc thi góp phần phản ánh, truyền thông rộng rãi về thành tựu của ngành NN&PTNT bền vững của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.

Chúng tôi đánh giá cao sáng kiến tổ chức giải báo chí này của Bộ NN&PTNT, Hội Nhà báo Việt Nam, đã được Liên đoàn báo chí ASEAN (CAJ) chấp thuận và đưa vào kế hoạch hành động giai đoạn 2018 - 2020.

Chỉ hơi tiếc là để phòng, chống dịch Covid -19, đáng lẽ ra giải thưởng đã được trao tháng 3-2020 nhưng có lẽ phải đợi thế giới hết dịch Covid -19 mới tổ chức trao thưởng.

Từ ý tuởng nào mà anh và cộng sự đã cho ra đời tác phẩm "Quá tải phân bón và thuốc bảo vệ thực vật môi truờng sống bị đe dọa”?

Tôi bị ám ảnh bởi câu nói của một đại biểu từ diễn đàn Quốc hội "...Con đường tự dạ dày đến nghĩa địa của mỗi người chúng ta chưa bao giờ ngắn và dễ dàng đến thế". Đó là cảnh báo của đại biểu này về nguy cơ sử dụng chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm đã ở mức báo động.

Báo chí nói chung, báo Bắc Giang nói riêng có rất nhiều bài phản ánh về tình trạng sản xuất kiểu “rau hai luống, lợn hai chuồng”, ô nhiễm môi tnrờng vì thuốc bảo vệ thực vật, kêu gọi lương tâm người sản xuất, kêu gọi người tiêu dùng nói không với thực phẩm bẩn. Nhờ vậy, nhận thức về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp có nhiều chuyển biến.

Thế nhưng, trong một buổi nói chuyện tình cờ, anh Lê Bá Thành, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT khi đó là Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn nói với tôi rằng không chỉ thuốc bảo vệ thực vật, việc sử dụng phân bón trong nông nghiệp hiện nay còn gây hệ lụy lớn hơn cho môi trường sống.

Anh Thành dẫn ra một ví dụ khiến tôi giật mình, “bình quân mỗi năm, các nhà vườn huyện Lục Ngạn sử dụng khoảng 120-150 tấn thuốc bảo vệ thực vật: 50 – 70
nghìn tấn phân bón. Số vật tư này bằng lượng dùng của nông dân 9 huyện, TP trong tỉnh cộng lại”.

Từ thông tin của anh Thành, tôi gợi ý với Trịnh Lan, Phó Phòng phóng viên kinh tế, Báo Bắc Giang phụ trách mảng nông nghiệp về đề tài quá tải phân bón và thuốc bảo vệ trong sản xuất nông nghiệp, Trịnh Lan nói đó là đề tài hay và hợp tác thực hiện.

Anh và các cộng sự có những phát hiện thú vị nào khi thực hiện loạt bài này?

Khi chúng tôi đặt vấn đề với anh Thành để cung cấp thông tin sâu hơn thì anh Thành nói đã xin ý kiến anh Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ, khi đó là Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn. Các anh nói nhất trí nhưng cũng lưu ý đây là vấn đề khá nhạy cảm vì không thận trọng sẽ ảnh hưởng tới tiêu thụ nông sản của tỉnh nói chung, Lục Ngạn nói riêng, nhất là việc tiêu thụ vải thiều.

Hai địa phương chúng tôi khảo sát nhiều nhất là Lục Ngạn và Yên Thế. Điều đáng ghi nhận là trình độ sản xuất nông nghiệp của nông dân ở các vùng trọng điểm trồng trọt, chăn nuôi của tỉnh có nhiều chuyển biến.

Tuy nhiên, do áp lực về năng suất tăng thu nhập nên việc lạm dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật ở nhiều nơi gây hệ lụy ngày càng trầm trọng. 


Những thông tin mà chúng tôi cho rằng rất “đắt” để đưa vào tác phẩm là ý kiến của ông Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vưc Lục Ngạn khi nhiều lần ái ngại chứng kiến hơi thuốc BVTV từ các nhà vườn bay lên như làn khói bao phủ cả một vùng. Đồng thời cho rằng những điều thấy rõ mồn một như vậy thì chắc chắn tác động xấu đến môi trường, sức khỏe con người.

Hay khi phóng viên còn chưa kịp chúc mừng thành quả mùa nhãn bội thu thì chủ vườn ở xã Đông Hưng (Lục Nam) giãi bày: 'Trồng càng nhiều thì càng chóng chết chứ vui gì (!)'.

Một tác phẩm có chất lượng, đoạt giải cao thường “ăn nhau” ở phần kiến giải, vậy những kiến giải nào về phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững mà nhóm tác giả thấy tâm đắc nhất, thưa anh?

Chúng tôi nhận thấy, vấn đề “Quá tải phân bón và thuốc bảo vệ thực vật môi trưởng sống bị đe dọa” thì chính quyền, ngành chức năng, các chuyên gia, người sản xuất ít nhiều đều nhận thức được nhưng cho đến khi chúng tôi thực hiện đề tài thì tiếc rằng trên địa bàn tỉnh chưa có một nghiên cứu, đánh giá nào xem hệ lụy của nó ra sao, mức độ ảnh hưởng đến đâu, trong khi đó chuyên gia y tế thông tin rằng ở địa bàn Lục Ngạn số người mắc bệnh nan y, số ca thai chết lưu có chiều hướng gia tăng, nghi nguyên nhân từ ô nhiêm môi trường bởi quá tải phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

Do vậy, không chỉ kiến nghị trong tác phẩm mà sau khi đăng báo chúng tôi tiếp tục kiến nghị tại cuộc họp báo của UBND tỉnh. Rất mừng là kiến nghị của chúng tôi đã được Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lại Thanh Sơn chỉ đạo Sở NN &PTNT phối hợp với Sở KH &CN tiếp thu và được biết hiện đề tài này đang được cơ quan chuyên môn khảo sát, nghiên cúu để có kết luận trong năm nay.

Một kiến nghị khác chúng tôi thấy tâm đắc từ ý kiến của anh Lê Bá Thành là 
khảo phục những vấn đề nêu trên bằng “quy trình ngược", tức là cần quan tâm hơn nữa đến khâu tiêu thụ. Kinh nghiệm từ việc xuất khẩu vải thiều sang Mỹ, Úc, Nhật Bản... cho thấy do yêu cầu của phía đối tác rất khắt khe nên các hợp tác xã, hộ sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt việc sản xuất theo quy trình an toàn, do vậy việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không thể tùy tiện.

Kiến nghị nữa là để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững thì chính quyền, ngành chức năng trong tỉnh cần triển khai có hiệu quả Nghị định về nông nghiệp hữu cơ mà Chính phủ ban hành năm 2018, tạo cơ chế khuyến khích tốt nhất để việc sử dụng phân hữu cơ thay cho phân hóa học.

Tôi nghĩ đó là những kiến giải chủ yếu đã thuyết phục được Ban Tổ chức, Ban Giám khảo Cuộc thi báo chí về phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững dành cho các nhà báo ASEAN.


Xin cảm ơn nhà báo Trần Đức!
Công Nguyên (thực hiện)
(Người làm báo Bắc Giang)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây