Tâm sự nghề: Nhất nghệ tinh nhất thân vinh

Thứ ba - 07/07/2020 16:46
Chắc hẳn nhiều nhà báo hiểu rằng, làm báo là một nghề trong những nghề đặc biệt, vì tính đặc biệt của nghề báo đòi hỏi hiểu biết rộng, nhạy cảm với cái mới, luôn cập nhật với vấn đề thời cuộc. Do đó, người làm báo cần nhận thức sâu sắc về nghề “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh”.
111
Chủ nhiệm Câu lạc bộ báo chí Nguyễn Khắc Hùng tác nghiệp. (Ảnh: NVCC)
Câu tục ngữ “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh” hay “Một nghề chín còn hơn chín nghề” có thể hiểu khi bạn có một nghề đạt đến tinh thông, điêu luyện thì sẽ thành công và quang vinh. Nó còn khuyên răn chúng ta nên tìm cho bản thân một hướng đi, theo đuổi một lĩnh vực nhất định, một nghề nhưng hãy làm đến nơi,đến chốn, chứ đừng nghề nào cũng biết rồi chẳng thạo nghề gì. Tuy nhiên cũng nhiều người quan niệm rằng, trong cuộc sống hôm nay, biết càng nhiều càng tốt. Song, ở một góc độ công việc biết nhiều nhưng không giỏi, không tinh thông, không tường tận ở một lĩnh vực nào cả, khiến nhiều người cảm thấy chênh vênh hơn cả.

Riêng đối với nghề báo, do đặc thù nghề nghiệp riêng nên mỗi nhà báo cần thấm nhuần câu nói cố nhà báo Hữu Thọ “Mắt sáng, lòng trong, bút sắc”. Trong nhiều cuộc trao đổi với nhà báo trẻ, cố nhà báo Hữu Thọ đã chân thành nói “Người làm báo phải biết thương lấy cái tên của mình” để được tác phẩm báo chí có tiếng vang trong xã hội, để lại cho đời “Nhất thân vinh”.


Đối với bản thân tôi đến nghề báo sau nghề giáo, mà điều tâm đắc nhất cũng như mong đợi nhất trong hơn 30 năm làm báo, là chưa để lại tác phẩm báo chí nào có tiếng vang trong xã hội, để lại cho đời. Trong gần 5 năm làm nghề giáo giảng dạy môn Văn của Trường cấp 3 (Phổ thông Trung học), và hơn 30 năm làm nghề báo bản thân cũng phải trải qua hai lần học đại học: Lần thứ nhất vào những năm tám mươi của thế kỷ trước, học khoa Ngữ văn của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; lần thứ hai vào những năm chín mươi của thế kỷ XX, học chuyên ngành Báo in của Trường Đại học Tuyên giáo Trung ương (Học viện báo chí tuyên truyền). Đối với nghề báo đòi hỏi hiểu biết rộng, nhạy cảm với cái mới, cập nhật với vấn đề thời cuộc để “Nhất nghệ tinh” đòi hỏi nhà báo đó cả cuộc đời theo suốt một nghề. Chúng tôi không dám so sánh nghề báo với nghề khác, mọi sự so sánh đều gập ghềnh.

 Tuy nhiên, nếu so với nghề giáo, nghề y hai ngành đòi hỏi phải học “thực” mới tác nghiệp được. Đối với nghề giáo, nếu trình độ chuyên môn có hạn mà lên lớp chỉ dạy theo sách hướng dẫn dành cho giáo viên, thì sản phẩm học sinh để lại cho xã hội khoảng 5 năm đến 10 năm sau khi đi vào nghề thì mới đánh giá được hiệu quả. Còn đối với nghề y, nếu trình độ chuyên môn non khi hành nghề sẽ để lại hậu quả ngay, nhưng chỉ để lại cho xã hội ở góc độ hẹp. Riêng đốivới nghề báo, nếu trình độ chuyên môn kém (chưa đào tạo qua báo chí) khi đi tác nghiệp thực tế một địa phương, một ngành nào đó để sáng tạo tác phẩm báo chí mà nhà báo và người biên tập không có nghiệp vụ để lọt đăng tải, phát sóng trên phương tiện thông tin đại chúng thì đem lại hậu quả khôn lường không chỉ cho một địa phương, một ngành nào đó mà để lại dư luận xấu cho xã hội cần phải khắc phục.

Báo chí loại hình truyền thông đại chúng quan trọng, có sức lan tỏa lớn trong đời sống xã hội hiện đại. Hoat động báo chí cũng cần phải có nghiệp vụ và được chi phối bởi Luật báo chí và các hoạt động khác của xã hội. Nếu so với một số nghề như: nghề giáo, nghề y lãnh đạo, cán bộ, viên chức đòi hỏi phải học chuyên ngành, có nghiệp vụ mới thực thi được cộng việc. Riêng đối với nghề báọ đặc thù riêng, mọi người đều tham gia viết báo được. Nhưng để có tác phẩm báo chí chất lượng cao, đòi hỏi lãnh đạo, biên tập, phóng viên tham gia vào các công đoạn hoàn thiện sáng tạo một tác phẩm báo chí phải có nghiệp vụ chuyên môn. Nhìn lại quá trình phát triển đội ngũ báo chí tỉnh nhà có thời được đào tạo rất bài bản, khoa học, nhưng cũng có thời gían chưa quan tâm công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kịp thời và cán bộ quản lý phòng chuyên môn luân chuyển quá nhiều làm ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu nghiệp vụ chuyên môn, một số nhà báo chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nếu để hạn chế này tồn tại thời gian dài thì báo chí tỉnh nhà sẽ tụt hậu không chỉ so với báo chí cả nước, mà còn đi sau so với báo chí các tỉnh miền núi phía Bắc. Những năm tám mươi của thế kỷ trước báo chí Cao Bằng tuyển những học sinh học hết chương trình phổ thông vào làm tòa soạn, sau một thời gian làm báo tòa soạn chọn những người có năng khiếu làm báo cho đi học đại hovj báo chí; những năm chín mươi của thế kỷ XX tòa soạn tuyển chọn những người đã có một bằng đại học chuyên ngành vào làm báo, sau đó cho đi học tiếp đại học chuyên ngành báo chí. Những đối tượng này, sau khi học xong chuyên ngành báo chí trở lại tòa soạn làm việc thì họ mới có nghiệp vụ chuyên sâu mà ngành mình được phân công theo dõi viết bài. Còn lãnh đạo cơ quan báo chí, thời kỳ đó đều có bằng đại học chuyên ngành báo chí và có thời gian phục vụ lâu dài trong cơ quan báo chí. Có như vậy, mới hiểu sâu, có thời gian đầu tư cho nghề “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh”.

Một câu hỏi đặt ra tại sao báo chí tỉnh nhà hằng năm tham gia dự Giải báo chí chất lượng cao ít đạt được giải? Phải chăng lãnh đạo cơ quan báo chí tỉnh nhà luân chuyển quá nhiều không đủ thời gian nghiên cứu sâu chuyên môn nghiệp vụ, nhiều phóng viên chưa qua đào tạo chuyên ngành báo chí, hoặc đào tạo chắp vá. Khi tham gia sáng tạo một tác phẩm báo chí yêu cầu nhà báo cần trả lời được câu hỏi 5w +H: Chuyện gì xảy ra? Xảy ra ở đâu? Xảy ra khi nào? Ai liên quan? Cùng với những ai? Chuyện xảy ra như thế nào? Tại sao chuyện đó xảy ra?. Đây là yêu cầu đối với bất cứ nhà báo nào, khi khai thác, tiếp xúc sự kiện để sáng tạo tác phẩm báo chí. Nhưng thực trạng báo chí địa phương cùng một sự kiện, Báo gọi là bài (bài Thông tấn hoặc bài Phản ánh), Đài gọi là bài phóng sự. Những tácc phẩm như vậy, đi tham dự giải báo chí chất lượng cao hằng năm chắc chắn sẽ không đạt. Bởi vì bài gửi đi tham gia dự giải bao giờ cũng đặt ra tiêu chí: Thể loại, nội dung, cách thể hiện... Nhà báo cần nắm được bài Thông tấn nằm trong Thể loại tin chỉ cần trả lời được 5 câu hỏi, bài Phản ánh không nằm trong thể loại báo chí không nhất thiết phải trả lời hết câu hỏi 5 W, bài Phóng sự ngoài trả lời được câu hỏi 5 W cần phải trả lời thêm + H (Tại sao chuyện đó xảy ra), và có chứng kiến của nhà báo (cái tôi trong tác phẩm).

Chọn ngành chọn nghề là nguyện vọng của mỗi cá nhân. Song với “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh” cũng là một điều rất tốt, khi đã chọn nghề mình đã chọn thì rèn luyện nghề cho tinh thông, có trách nhiệm với nghề, đặc biệt là nghề báo. Nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam, chúng tôi xin có đôi điều chia sẻ, tâm sự cùng đồng nghiệp và bạn đọc gần xa mong độc giả hiểu cho những người làm báo.
 
                                                                                          Chu Đức Kìu
(Người làm báo Cao Bằng)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây