“Đã mang lấy nghiệp vào thân, xin đừng trách lẫn trời gần trời xa". Khai tâm nghề học làm báo. một thầy giáo ở Hà Nội đã nói vói tôi như vậy. Học, rồi đi làm mới thấy đúng là cái nghiệp này có vui. có buồn.
Rằng vui thì thật là vui
Một buổi chiều đang lang thang cùng nghệ sỹ ảnh Vương Lâm tại thôn Sấu, xã Liên Chung (Tân Yên) Chụp ảnh. Nói đi chụp cùng cho oai thế thôi chứ là đi học chụp ảnh là chính, chứ tay nghề và máy ảnh của tôi ăn thua gì. Độc cái ống kính của Vương Lâm cũng “đá chết" cả lố máy ảnh của tôi.
Đang loay hoay chụp cái dãy rơm nông dân xếp thành hàng dài thì một bác nông dân chừng 60 tuổi phóng xe máy ào qua rồi tà tà dừng và quay lại. Rất nhanh bác ấy nói: May quá gặp ông thần tài đây rồi. Tôi thì đang ngơ ngác chưa nhận ra ai, Vương Lâm đã cười xòe: Khéo nhầm, tay này đích thị là thần đất chứ không chắc là thần tài đâu. Chuyện rồi mới hiểu, có thời gian về thôn Liên Bộ, xã Liên Chung tìm hiểu và viết bài về ngôi đình làng. Ban đầu đình làng Liên Bộ chỉ còn gian hậu cung, cỏ mọc um tùm. Trước cửa hậu cung là tấm bia đá hình con rùa mờ tịt, tấm bia đó ai đã đập gẫy đầu con rùa. Tấm bia đó ghi công trạng của Nguyễn Vĩnh Trinh đỗ Tiến sỹ thời Nhà Mạc. Tôi viết bài phản ánh hiện trạng và giới thiệu công sức đóng góp của dân làng và con em xa quê nên đình Liên Bộ sau đó được tu tạo, đầu con rùa trên tấm bia được gắn lại. Mừng hơn là sau đó đình Liên Bộ được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
... để đâu hết buồn!
Tôi và Hoàng Hiệu, phóng viên truyền hình Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Tân Yên về xã Ngọc Vân ghi hình nông thôn mới. Hai chú cháu làm việc với lãnh đạo xã xong, cán bộ văn hóa xã đưa đi ghi hình. Các điểm đến người dân vui vẻ hợp tác. Hỏi là trả lời toàn người thật việc thật. Tuy còn thiếu ít hình về cứng hóa đường giao thông nông thôn nhưng tìm mãi không có thôn nào làm. Trên đường về nghe tiếng máy đổ bê tông tại một nhánh đường gần đó, đến nơi tôi thấy người đang gạt đất, người rải nilon, người đóng cọc be ván. Các bác cho chúng em xin ghi ít hình ạ? Ở đâu, mà ghi hình làm gì?. Dạ! chúng em ở trên Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện, ghi hình để làm chương trình nông thôn mới cho xã ta thôi. Nói rồi tôi và Hiệu cầm máy để làm thì nghe tiếng xì xầm: Xưa nay chỉ nghe đài truyền hình đi quay chứ cái Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao đi quay thì chưa nghe bao giờ. Vừa ráp xong máy, lấy được hình đầu tiên thì một chị từ đầu xổ đến: Ai bảo các người về đây, ai cho ghi hình mà ghi. Tôi trình bày nhưng chị vẫn phản ứng. Không ghi chép gì hết. Mấy bác trung niên đồng ý cho quay giờ im lặng. Lại thêm một bà có tuổi giơ ngay cái xẻng dư lên đầu Hiệu. Khổ! Sau rồi mới hiểu, thôn đang tổ chức cứng hóa nốt mấy nhánh đường còn lại. Nhưng chắc là chuyện đóng góp, chuyện đổ bê tông dày mỏng, chuyện hiến đất mở rộng đường bàn chưa được thông tỏ nên thành ra ông chẳng bà chuộc. Phải nọ tưởng phe kia mời chúng tôi về ghi hình để làm tư liệu, làm khó dễ...
Tôi nói Hiệu đi về với miên man sự buồn. Hiệu nháy nhỏ: Lúc chú trao đổi, cháu lấy đủ hình cho phóng sự rồi. Chả thích lắm, nhưng có cũng còn hơn không.