Hãy đặt những vấn đề dân sinh lên mặt báo

Thứ năm - 13/10/2022 15:22
Những ngày đầu tháng 10 này của năm 2022, hàng loạt vấn đề thời sự được cán bộ, nhân dân cùng dư luận quan tâm như: việc đóng cửa hàng trăm điểm bán xăng dầu ở phía Nam, tình trạng lạm thu đầu năm học, tình trạng công viên chức bỏ việc, dự kiến điện thay đổi giá và người dân nhiều khả năng phải đóng cao hơn, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã bàn bạc nhiều phiên nhưng vẫn có những kẽ hở dễ gây thiệt hại cho người bị thu hồi đất... đang được nhiều  báo điện tử lên tiếng.

Nhưng đáng tiếc là cũng có những  báo điện tử rất ít bàn về những vấn đề dân sinh đang nóng  trên dư luận và cũng đang nóng tại các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Những báo này đưa tin hội họp nhiều, tin bài vô thưởng vô phạt cũng lắm. Tất nhiên, ít nêu những vấn đề dân sinh đang nóng, báo đó sẽ ít độc giả truy cập, sẽ ít người xem...
111
 
111
 
111
Trở lại với những vấn đề dư luận quan tâm, cũng có thể gọi là những vấn đề dân sinh đang đòi hỏi, Báo Thanh niên ngày 1/10 đưa: “Phương án tăng giá điện chưa thuyết phục”, còn Báo Người Lao động  ngày 30/9 giật tít “ Giá điện sẽ tăng?: Lo ngại khi nới quyền cho EVN”. Về những lộn xộn của xăng dầu, Báo Tuổi Trẻ ngày 10/10 đưa: “ TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính giải pháp đảm bảo cung ứng xăng dầu”,  tờ Tiền Phong ngày 12/10 lên tiếng: "Đề nghị Bộ Công thương minh bạch số liệu xăng dầu” và đưa ra bình luận nêu việc chỉ đạo của Bộ Công Thương về xăng dầu là không thực tế qua bài “Chính sách từ phòng lạnh”. Về lạm thu đầu năm học, Báo Thanh Niên 5/10 phản ánh: “Phụ huynh tố nhà trường lạm thu, trường giải thích đóng góp tự nguyện”, còn Báo Lao Động ngày 12/10 đặt câu hỏi: "Nhà trường có vô can khi hội phụ huynh vẽ ra các khoản thu lạ?” bàn về tình trạng công chức viên chức bỏ việc nhà nước, Báo Tuổi trẻ ngày 3/10 đăng đề xuất: “Giữ nhân tài cho khu vực nhà nước”, Báo Dân trí ngày 8/10 đăng: “Công chức nghỉ việc, tiếng còi báo động cho hệ thống nhà nước”...

Cũng nhiều báo điện tử trong thời gian qua đã tập trung phản ánh các vấn đề dân sinh khác được dư luận quan tâm như công tác phòng chống tiêu cực do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo tiếp tục đạt hiệu quả cao và đáp ứng sự mong đợi của cán bộ và nhân dân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra nhiều quyết sách phù hợp trong sửa chữa các Luật đảm bảo quyền lợi cho người dân, nông dân ở một số địa phương khai thác nguồn phân hữu cơ thực hiện sản xuất xanh an toàn... Đồng thời, các báo còn phản ánh và đăng tin bài phản biện, nêu thực trạng năng suất lao động của nước ta còn thấp, tình trạng ô nhiễm môi trường tăng cao, lãng phí đất đai tài nguyên rừng đồi chưa giảm, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp, giá cả một số mặt hàng leo thang...

Nhắc lại một số đề tài cụ thể - những đề tài liên quan đến quốc kế dân sinh là để mỗi Ban Biên tập, mỗi người phóng viên cần tìm tòi thể hiện tầm nhìn của người làm báo: Nhìn rõ cái tồn tại yếu kém, phát hiện cái mới cái hay, tỏ rõ vai trò của báo chí trong công cuộc kiến thiết dựng xây nước nhà. Từ đó, các Ban Biên tập, các nhà báo khắc phục lối viết dễ dãi, lối viết một chiều theo kiểu: địa phương A dồn sức, địa phương B đẩy mạnh, xã C phấn đấu, xã D phát huy... Để mỗi tin bài đều liên quan đến dân sinh, để mỗi tin bài đều thiết thực với người dân.

 
                                  Công Đán     

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây