Ngôn ngữ số liệu trong tác phẩm báo in

Thứ hai - 09/01/2023 16:32
Số liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu trong thông tin, đặc biệt là các thông tin về lượng đối với tác phẩm báo chí. Số liệu trong tác phẩm báo chí được coi như gia vị, có thể gia giảm vào món ăn để giúp độc giả hiểu vấn đề nhanh, chính xác hơn từ chính các số liệu mình chứng đó. Để sử dụng số liệu thế nào cho phù hợp, chính xác, mang lại hiệu quả cao nhất là một vấn đề đặt ra đối với mỗi người cầm bút.
111
Ảnh minh họa
Vấn đề sử dụng số liệu trước tiên là nguồn số liệu, người làm báo cần có sự xác minh, kiểm chứng về độ chính xác của số liệu. Sau đó, phân tích có nên đưa số liệu đó vào bài viết; khi đưa vào thì hiệu quả sẽ như thế nào; có thể lược bỏ số liệu trong bài viết không?… Hiện nay, trên báo in, ngôn ngữ số liệu chủ yếu được các nhà báo sử dụng dưới các dạng chữ và dạng số (số tuyệt đối, số tương đối và số thập phân). Số tuyệt đối được dùng với tỷ lệ cao hơn so với số tương đối và số thập phân.

Thứ hai là việc sử dụng số liệu trong bài báo cần tính toán đưa bao nhiêu số liệu cho phù hợp. Hiện nay không có một quy chuẩn, quy định về việc đưa nhiều hay ít số liệu trong một bài viết mà chủ yếu dựa vào sự học hỏi, kinh nghiệm và nhãn quang nghề nghiệp của người cầm bút. Thông thường người viết sẽ căn cứ vào một số vấn đề để tính toán đưa số lượng các số liệu cho phù hợp như: xác định tỷ lệ giữa số liệu và phần chính văn; thể loại báo chí; nội dung của bài viết... để đưa 1 hay nhiều số liệu. Ví dụ đối với một tin báo chí khoảng 100 chữ, người viết có thể đưa từ 1 đến 3 số liệu, việc đưa quá nhiều số liệu sẽ khiến cho người đọc bị rối mắt, khó hiểu, hiệu quả thông tin sẽ bị hạn chế, thậm chí phản tác dụng. 

Thứ ba, khi đưa số liệu trong một tác phẩm báo chí cần tính toán đưa theo dạng nào. Có những số liệu đưa theo dạng chữ nhưng có những số liệu cần đưa theo dạng số.

Thứ tư, cân nhắc để đưa số liệu sao cho độc giả có cơ sở để so sánh và nhận ra ý nghĩa của từng số liệu trong bài viết.

Thứ năm, trong một số trường hợp không nhất thiết phải đưa số liệu chính xác, có thể làm tròn số hoặc kèm theo các chữ như: gần, hơn, xấp xỉ, khoảng…. để độc giả dễ đọc, dễ nhớ.

Hồng Ngọc
Chi hội Báo Hưng Yên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây