Báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng - Nhà nước và tiếng nói của nhân dân mang tính thông tin đại chúng. Trong toàn bộ di sản của Bác Hồ để lại nhiều bài nói chuyện, bài viết có giá trị nhân văn tuyên truyền, giáo dục cho mọi người noi theo.
Trong đó với báo chí Cách mạng, Bác viết hơn 2000 bài trên 100 bút danh khác nhau. Báo nhân dân Bác viết 1205 bài, riêng bút danh CB có 756 bài. Với bài “Mấy khuyết điểm của báo chí ta” đăng trên báo nhân dân, số 181 từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 5 năm 1954 ký tên CB đã chỉ ra cho các nhà báo chúng ta những suy nghĩ khi đi tác nghiệp, hoàn thiện tác phẩm đưa đến công chúng.
Bài báo ngắn, chỉ có 315 từ nhưng Bác chỉ ra các khuyết điểm của báo chí lúc bấy giờ, vài ví dụ:
Chỉ đưa các thành tích, ít phê bình các khuyết điểm.
Bác viết “Đối với các ngành hoạt động nêu các thành tích thế là đúng nhưng rất ít phê bình các khuyết điểm thế là không đúng. Có khi phê bình, thì cũng “đánh trống bỏ dùi” không đi sâu xét kỹ tận gốc rễ vì sao có khuyết điểm ấy? Và sau khi phê bình, những cơ quan hoặc những người phê bình đã thật thà tự kiểm thảo và sửa đổi chưa? Dù là thời điểm đó hay bây giờ, có lẽ đây là việc thường xảy ra đối với báo chí “Dĩ hòa” tránh va chạm, sợ mất lòng..., dẫn đến tính hiệu quả thông tin chưa cao.
Các báo chí chưa làm tròn nhiệm vụ tổ chức
Bác viết: “Về thi đua tăng gia sản xuất thì các báo chí ta chưa làm tròn nhiệm vụ, như: Nghiên cứu tỷ mỷ, nêu lên rõ ràng và bày cách áp dụng rộng rãi những kinh nghiệm tốt. Chưa lắng nghe những phê bình và những điều đề nghị của anh em lao động trong các ngành. Chưa phê bình nghiêm khắc những cách làm thủ cựu và những cái gì nó ngăn trở bước tiến trong các công tác. Chưa khen ngợi một cách đúng mực (không thổi phồng) những thành tích đã thu được, đồng thời nhắc nhở những việc còn phải làm để tiến bộ hơn nữa. Nghĩ lại những lời phê bình của báo chí lúc bấy giờ mà báo chí của chúng ta ngày hôm nay đã có nhiều đổi thay về cách tiếp cận thông tin, nhưng các khuyết điểm này đang còn lặp lại, cần khắc phục để đưa thông tin đến bạn đọc đa dạng, phong phú, sinh động hơn.
Chưa làm tròn nhiệm vụ hướng dẫn
Bác viết “Lại thí dụ như các hội đổi công ở nông thôn, các báo chí của ta chỉ nêu những con số phát triển, nhưng không nghiên cứu kỹ càng những hội ấy có ưu điểm gì để giúp họ phát triển, có những khuyết điểm gì, để giúp họ sửa đổi; những khó khăn gì để giúp họ giải quyết”. Đây là một trong những hạn chế mà báo chí hiện nay cần nghiên cứu khắc phục để định hướng trong các bài viết đưa đến bạn đọc.
Phần kết thúc bài báo Bác kết luận “Nói tóm lại: Để làm tròn nhiệm vụ tuyên truyền, tổ chức, hướng dẫn thì các báo chí ta phải gần gũi quần chúng hơn nữa, đi sâu vào công việc thực tế hơn nữa, cách làm việc của các báo chí phải cải thiện hơn nữa”.
Đọc lại bái báo ngắn của Bác Hồ đã chỉ ra cho những người làm bào hôm nay cần có ý thức trách nhiệm trong việc học tập, nghiên cứu tài liệu trên nhiều lĩnh vực để khi đi tác nghiệp sáng tác tác phẩm báo chí cần đảm bảo được các chức năng tư tưởng của báo chí: Tính tự giác, định hướng, giáo dục cho quần chúng nhân dân.