Nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí tham dự Giải báo chí Quốc gia
Thứ sáu - 20/05/2022 16:35
Tham luận tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Hội Nhà báo Việt Nam năm 2022
Nhà báo Trần Nam Đông, UVBCH Hội Nhà bảo Việt Nam khóa XI, Giám đốc Đài PT-TH Đồng Nai
Giải Báo chí Quốc gia, tiền thân là Giải Báo chí toàn quốc, được tổ chức lần đầu vào năm 2006, đến nay đã qua 15 năm. Giải Báo chí Quốc gia được xem là giải báo chí cao quý, danh giá nhất của người làm báo Việt Nam. Giải quy tụ tất cả các tác phẩm xuất sắc nhất trong 1 năm của những người làm báo cả nước, với số lượng tác phẩm tham dự hàng năm từ hơn 1.000 đến gần 2.000 tác phẩm. Có thể nói, đạt được Giải Báo chí Quốc gia là vinh dự to lớn cả đời của cá nhân phóng viên - người làm báo, đồng thời cũng là niềm tự hào của các cơ quan báo chí.
Qua 15 lần tổ chức Giải Báo chí Quốc gia, Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai đã đoạt được 30 giải, gồm 4 giải A, 4 giải B, 9 giải C và 13 giải Khuyến khích. Riêng Đài PTTH Đồng Nai đã vinh dự 4 lần được trao giải A, trong đó có 2 giải A cho các loạt phóng sự điều tra truyền hình: Cảnh báo nạn bạo hành trẻ em (năm 2008) và Trạm cân Dầu Giây - Lợi bất cập hại (năm 2009); 2 giải A cho các loạt phóng sự phát thanh: Tuyên truyền chính trị, pháp luật cho công nhân: Phải “chạy nước rút” (năm 2014) và Chống gian lận xăng dầu, cuộc chiến không khoan nhượng (năm 2015). Ngoài ra, Đài PTTH Đồng Nai còn đạt rất nhiều giải B, giải C, giải Khuyến khích và vào chung khảo giải Báo chí Quốc gia. Trong đó, chỉ riêng 3 năm vừa qua (2018-2020), Phòng Thời sự - Đài PTTH Đồng Nai đã đoạt liên tiếp 5 Giải Báo chí Quốc gia ở cả loại hình phát thanh lẫn truyền hình, với giải B: Tín dụng “đen”: Nợ tiền - Trả máu; 2 giải C: Quản lý đất đai, xây dựng: Bó tay? Hay tiếp tay! và Để “mảnh đất đỏ” không còn những “hạt giống đen”; 2 giải Khuyến khích Thông công nghiệp - Tắc giao thông và Trấn áp tội phạm - Không có vùng cấm, không có ngoại lệ!.
So với các cơ quan báo chí lớn ở trung ương và một số cơ quan báo chí khác ở địa phương, thành tích trên của Đài PTTH Đồng Nai vẫn còn khiêm tốn. Tuy nhiên, so với Đài PTTH địa phương như Đồng Nai, thì việc được vinh danh ở những giải thưởng cao nhất của Giải Báo chí Quốc gia là niềm vinh dự, tự hào và là động lực lớn để những người làm báo ở Đồng Nai thêm tự tin, tiếp tục hành trình nỗ lực dấn thân, đóng góp công sức tạo nên những tác phẩm báo chí chất lượng. Làm thế nào để nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí để tham dự Giải Báo chí Quốc gia? Tôi xin phép có một số ý kiến trình bày tại hội nghị như sau: 1. Đề có tác phẩm tham dự Giải Báo chí Quốc gia, cũng như các giải báo chí khác từ trung ương đến địa phương, chúng tôi xác định trước hết là phải có những tác phẩm báo chí chất lượng cao, có nội dung và hình thức hấp dẫn, đạt hiệu quả xã hội to lớn. Để làm được điều này, cơ quan báo chí cần phải có sự định hướng, lựa chọn đề tài, tố chức thực hiện và tuyển chọn trước khi gửi tham dự giải. Và để có tác phẩm báo chí chất lượng tốt dự Giải Báo chí Quốc gia có rất nhiều yếu tố tạo thành như: năng lực của tác giả, nhóm tác giả; công tác chỉ đạo, tổ chức của lãnh đạo các cơ quan báo chí; công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho phóng viên, nhất là phóng viên trẻ; sự ủng hộ, tạo điều kiện của lãnh đạo tỉnh (đối với các cơ quan báo chí địa phương)... Tuy nhiên, yếu tố quyết định nhất vẫn là cơ quan báo chí phải có một đội ngũ phóng viên - những người làm báo có tài năng, nhiệt huyết, dám dấn thân. Không thể tự nhiên mà một phóng viên có ngay một tác phẩm để đời. Hoặc nếu “ăn may” có được một giải thưởng lớn, thì thành tích đó khó có thể trở lại lần thứ hai. Thành công chỉ đến từ sự nỗ lực cố gắng, trau dồi. Đài PTTH Đồng Nai có được lớp phóng viên luôn nỗ lực hết mình vì nghề nghiệp như thế, và lớp sau lại truyền nghề, đầo tạo, giữ lửa cho lớp trước.
2. Với phóng viên, người làm báo - để có được tác phẩm báo chí xuất sắc, thì sự nhạy bén trong phát hiện, tìm kiếm đề tài “hót” là rất quan trọng nhưng chưa đủ, bởi nếu không có sự đam mê nghề nghiệp, không dũng cảm vả sẵn sàng dấn thân lao vào tìm hiểu, đi đến tận cùng vấn đề thì rất khó có được thành phẩm - tác phẩm chất lượng, càng không thể có được tác phẩm để đời. Lớp phóng viên ở Đài PTTH Đồng Nai rất chịu khó dấn thân, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được giao. Tất cả các vấn đề thời sự nóng bỏng diễn ra trên địa bàn Đồng Nai đều được phóng viên theo dõi lĩnh vực phát hiện, đeo bám, phản ánh kịp thời, sẵn sàng có mặt ở các “điểm nóng”, như từ vụ bạo hành trẻ gây bàng hoàng cả nước của bảo mẫu Quản Thị Kim Hoa; đến các sai phạm ở trạm cân Dầu Giây - trạm cân thí điểm đầu tiên cả nước; các sai phạm nổi cộm về quản lý đất đai, xây dựng; các vụ làm hàng gian, hàng giả, xăng dầu kém chất lượng; vụ quy hoạch thủy điện Đồng Nai 6, 6A nguy cơ phá vỡ đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Cát Tiên... Hiện nay, sôi động nhất cả nước còn có dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành - mà phóng viên Đài PTTH Đồng Nai cũng đã có giải Khuyến khích Báo chí Quốc gia với tác phẩm Đừng để “đại dự án” trở thành "siêu điểm nóng”.
3. Để có được các tác phẩm xuất sắc tham dự Giải Báo chí quốc gia, trước hết phải có tác phẩm báo chí chất lượng cao về thông tin tuyên truyền, rõ rằng phải có được đội ngũ phóng viên nhạy bén, tích cực phát hiện đề tài. Và những khả năng đó phải liên tục được đầo tạo, rèn luyện. Có như vậy thì mới có được lớp phóng viên giỏi, yêu nghề. Tại Đầi PTTH Đồng Nai, công tác đào tạo nghiệp vụ luôn được chú trọng (phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai tổ chức). Việc “uốn nắn” cho phóng viên, biên tập viên được thực hiện thường xuyên, liên tục thông qua các buổi nói chuyện của Ban Giám đốc với cán bộ viên chức, đội ngũ phóng viên trong các buổi họp mặt toàn cơ quan. Ban Giám đốc Đài cũng định kỳ hoặc đột xuất có các buổi họp với các phòng chuyên môn để chấn chỉnh, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, nhất là vấn để đạo đức của người làm báo, Ngoài ra, Dù còn thành lập các group zalo của cán bộ chủ chốt và các phòng ban để nhắc nhở, rút kinh nghiệm về nghiệp vụ đối với phóng viên, biên tập viên.
4. Xác định việc tham dự Giải Báo chí quốc gia cũng như các giải thưởng báo chí lớn khác là một trong những nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ quan trọng, Ban Giám đốc Đài PTTH Đồng Nai đã lãnh đạo, chỉ đạo các phòng chuyên môn phải có sự chuẩn bị từ rất sớm để tham dự giải. Phải bắt tay ngay từ đầu vào khâu tuyển chọn đề tài, tổ chức thành các nhóm phóng viên để triển khai đề tài; đôn đốc phóng viên, các nhóm phóng viên nộp đề cương, tổ chức thực hiện viết kịch bản, tổ chức quay phim, phỏng vấn phát thanh, dựng hậu kỳ... đúng thời gian quy định. Trước khi gửi Hội đồng tuyển chọn của Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai, thì ngay trong Đài, trực tiếp Ban Giám đốc và trưởng, phó các phòng chuyên môn cũng thành lập Hội đồng để xem, tuyển chọn các tác phẩm gửi dự thi.
5. Tại Đài PTTH Đồng Nai, việc đầu tư trong sáng tạo tác phẩm, nâng cao chất lượng các chương trình, nâng cao chất lượng các tác phẩm dự thi báo chí luôn là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Khi xem trọng các giải thưởng, xem các giải thưởng - nhất là Giải Báo chí quốc gia là niềm tự hào, là động lực để phấn đấu thì tay nghề, niềm yêu nghề của các phóng viên - nhất là phóng viên trẻ sẽ được nâng lên. Để động viên, khuyến khích phóng viên không ngừng nỗ lực để có tác phẩm chất lượng, nhiều năm nay, Đài PTTH Đồng Nai đã ban hành và thực hiện Quy chế khen thưởng các tác phẩm báo chí đoạt giải. Tùy theo cấp độ giải thưởng trung ương hay giải thưởng tỉnh, giải thưởng ngành, Đài đều có mức khen thưởng xứng đáng cho các tác giả, vừa khen thưởng bằng tiền (gấp đôi), vừa nâng bậc thi đua, xem xét kết nạp Đảng, xem xét quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo... Các tác phẩm đầu tư để dự thi, ngoài được đề xuất để tham dự và nhận tiền hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao của Hội Nhà báo Việt Nam, còn được Đài đầu tư kinh phí, hỗ trợ các nhóm phóng viên thực hiện. Ngoài ra, để kịp thời biểu dương các tác phẩm hay, chất lượng, Ban Giám đốc Đài đều tổ chức “thưởng nóng" ? tại buổi chào cờ vào sáng thứ hai hàng tuần cho các phóng viên xông xáo, siêng năng. Việc được biểu dương, khen thưởng xứng đáng đã góp phần tạo niềm tin, động lực cho phóng viên không ngừng nâng cao năng lực, tiếp tục phấn đấu đạt các giải thưởng cao để vinh danh bản thân và mang vinh dự về cho Đài./.