Những năm tháng không thể nào quên: Những đồng nghiệp khoa báo chí của tôi

Thứ hai - 24/10/2022 15:28
Trưởng khoa TRẦN BÁ LẠN
111
Nhà báo Trần Bá Lạn

Anh sinh 1930(!?), Anh tham gia cách mạng từ hồi 9 năm kháng chiến đánh Pháp trên Chiến khu Việt Bắc, nơi Thủ Đô Gió Ngàn.  Từ 1954, anh đã được Đảng và Nhà nước cử đi học lớp Đại học Báo chí đầu tiên của nước ta tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Có thể nói anh là một trong những người sáng lập khoa Báo Chí và gắn bó với khoa từ ngày đầu thành lập - ngày 16-01-1962, cho tới lúc nghỉ hưu và cho tới mãi sau này.

Quả thật là tôi không giám và không đủ khả năng đánh giá, nhận xét hay mô tả chân dung anh. Với tôi anh là ông Xếp đáng kính, người thầy uyên thâm mẫu mực, người anh chân tình, nhân hậu. Tóm lại là tôi kính anh tương đối toàn diện. Tôi đặt niền tin và luôn tựa vào anh đấy anh Trần kính mến ạ.
 
Anh NGUYỄN HẢI - Phó Trưởng Khoa Báo chí
111
Nhà báo Nguyễn Hải

Anh sinh năm 1941, tuổi Tân Tỵ đấy! Anh là Thư ký tòa soạn Báo Hà Sơn Bình. (Chả là khi tôi lên thăm Báo Hòa Bình thấy họ treo ảnh anh rất trịnh trọng, như lãnh tụ, xếp, những bậc tiền bối… khả ái.) được điều về khoa làm cốt cán.
Vợ anh là chi Ký – Việt kiều từ Thái Lan về (nghe nói vậy), đẹp mộng mơ… chị làm ở Phòng Tổ chức Cán bộ. Anh chị sống rất giản dị, chân tình. Tôi chưa bao giò thấy anh nặng lời hoặc cáu gắt với anh chị em cán bộ, với sinh viên trong khoa. Thứ 7, cn, những thằng xa nhà ngại về như chúng tôi thường kéo xuống nhà anh được anh chi chia sẻ rất hậu hĩnh, chẳng những được ăn đôi khi còn được giói đem về nữa chứ: “Mày cầm góc bánh về mà ăn sáng mai khỏi phải nấu, anh chị còn ối. Khà! khà!”.
 Phải nói là anh Nguyễn Hải rất đa tài nhưng khiêm tốn quá. Khi anh về hưu tôi mới biết anh là Nhà báo nhớn. Một thời anh làm Tổng biên tập Tạp chí Sáng Tạo. Anh là nhà Văn cũng không nhỏ bởi nhiều tiểu thuyết của anh như: “Mường Động”… nhiều đọc giả đọc vào là mê, là không thể ngủ được Hi! hi! Anh còn là Nhà Nghiên cứu tầm cỡ đấy – anh viết cuốn: “Ký sự về những người thầy” khổ lớn, giày đến nửa gang tay và còn nhiều tác phẩm nữa. Anh còn là một họa sĩ - họa sĩ trình bày Makets báo, họa sĩ “giang hồ”… Vì tôi thấy anh khi về hưu chuyên vẽ tranh tố nữ, suốt ngày ngồi vẽ truyền thần vợ mình mà chắc chẳng được bức nào ưng ý.
    Anh chị đừng tự ái, hoặc chửi thầm vì những gì em viết ra đây đấy nhé. Ký ức thường cái nhớ, cái quên và logichs biện chứng của nó là cái quên là cái được quyền lơ tơ mơ…để bắt người khác cùng phải tham gia vào “cái nhớ” đấy. Chúc anh chị luôn vui khỏe an nhiên cùng bạn bè, cháu con.

Anh LÊ CẢNH THUẬN
111
Nhà báo Lê Cảnh Thuận

Anh thuộc thế hệ 5x. Anh quê Đập Tang, Hương Khê, Hà Tĩnh. Anh là học viên khoá1 được giữ lại trường. Năm 1979 anh đi tăng cường cho cuộc chiến biên giới phía Bắc làm Tổng Biên Tập Báo Lai Châu. Cuối 1985 anh về lại Khoa Báo Chí làm Tổ Trưởng Bộ môn Báo in- Nhiếp ảnh, làm Chủ nhiệm khối Báo 5. Sau đó, anh chuyển ra báo Pháp Luật làm TBT cho tới khi nghỉ hưu.

Tôi nhớ mãi anh với vóc người thấp, mắt một mí ty hí. Một người rất dễ gần, rất hòa đồng, rất của công chúng.  Anh có giọng cười he hé như xé vải, cười chủ động mà rất tự nhiên. Cứ mỗi khi gặp nhau, có những lúc tay ôm bụng… mà chuyện vẫn như tép nhảy. Anh rất yêu thích thể thao:  bóng bàn, bóng chuyền. …Anh cũng là người chắp bút cho cuốn Giáo trình Nghiệp vụ Báo Chí tập 1…”. Đăc biệt là khi anh lên lớp hoặc nói chuyện chuyên đề ở các hội nghị anh ít phụ thuộc vào đề cương, giáo án. Nhiều lần khi ngồi trên xe đón báo caó viên rồi, hỏi: - Đề cương đâu?  Anh chỉ vào trán: Đề cương ở trong này cả rồi hé! hé! Các ông nói theo kinh điển, nói theo sách vở, còn mình nói những cái mà mình có nên nó cứ chảy ra tự nhiên thôi. Và quả thật anh nói “Phăng tê zi” mà lại rất bài bản, mà học viên, cử tọa nhất là chị em cứ co chân, há mồm   nghe quên cả giờ giấc.

Qua fb của a NNQ, biết anh không được khỏe mà không ra thăm được nên cũng rất áy náy. Nhân viết những dòng ký ức về TTH, về KBC, những đồngnghiệp mà tôi yêu mến… Cũng muốn qua đây gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới anh và gia đình.

Viết những dòng ký ức về KBC và TTHTU thì anh LCT là một trong những người tôi nhớ nhiều. Nói một cách lãng mạn là tôi đã “Phải lòng” anh từ lâu rùi đí anh Lê Cảnh Thuận ơi!
Mong anh giữ gìn sức khỏe nhé.

TRẦN ĐĂNG TUẤN – TỔ TRƯỞNG BỘ MÔN TRUYỀN HÌNH
111
Nhà báo Trần ĐăngTuấn

Trần Đăng Tuấn quê Nam Định. Anh sinh năm 1957- tuổi Đinh dậu. Tạm thời giải mã số tử vi: cần cù, độc đáo, giỏi giang, tự lập…(!?) Tuấn học Đại học báo chí chuyên ngành Truyền hình tại (MGU)- Trường Đại học tổng hợp Quốc gia MOCKBA mang tên Lômô-Nôxôp. Anh về khoa 1982, là người có công khởi xướng chuyên mục VKT cho Đài THTU. Sau này, anh làm tới chức Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, Trưởng Bộ môn Truyền hình Khoa Báo chí.

Anh được cái vóc dáng không cao(lùn); Ngoài đời anh đẹp trai hơn là lên hình nhiều. Anh ít hơn tôi về tuổi đời, bé hơn tôi về xương thịt nhưng lại có cái đầu đáng nể. Tôi rất quý ông bạn này từ bao giò không biết nữa. Anh có tài đấy những rất khiêm tốn, ít nói về mình. Khi anh lên lớp rất điềm đạm, nhỏ nhẹ nhưng trong thông điệp đầy ắp cái mới.

Xin bật mí, khi tôi về nước hắn chỉ nhắn có một câu: “Mang cho tôi xin đôi giày da mà họ thải ra ở thùng rác đầu ký túc cũng được, về mình dùng còn tốt chán!” Nghèo vậy đấy mà vẫn đắm say với nghề với nghiệp. Vào phòng anh lúc nào tôi cũng thấy anh diện quần đùi, áo may ô, phì phèo điếu thuốc lá cuộn, đeo kính cận số tối đa ngồi mài đũng quần đọc đọc, viết viết; bữa ăn đạm bạc toàn rau với tép nên chỉ mong cho bữa ăn của con, của các con vùng cao có thịt ...

XIN ĐƯỢC TRẢI LÒNG VỚI ANH VŨ ĐÌNH HƯƠNG - NGUYÊN PHÓ TRƯỞNG KHOA BÁO CHÍ
111
Nhà báo Vũ Đình Hương


Anh sinh 1947- Tuổi Đinh Hợi( Cái tuổi trai Đinh, Nhâm, Quý có tài đấy) . Quê anh xứ Nhãn lồng. (!?). Anh tốt nghiệp Cử nhân Văn khoa (!?) và cũng là người tốt nghiệp Trường Báo ngay từ khóa đầu tiên, là người gắn bó với nghiệp Báo, với Khoa Báo trong từng bước thăng trầm. 

Anh là giáo viên chủ nhiệm của nhiều khóa, là Phó trưởng Khoa Báo Chí. Anh- là một trong những bậc tiền bối của khoa chỉ xếp sau Trưởng khoa Trần Bá Lạn.    Tôi “mê tín anh”! Với tôi, anh Vũ Hương là người có những cái nhìn biện chứng, khách quan, nhân văn và sắc sảo nhất, xét nét, tỉ mỉ đến từng chi tiết trước những xự việc và hiên tượng của xã hội. Anh là giảng viên dạy môn “Điều Tra”. Anh cũng là người thẳng thắn giám nghĩ, giám nói những gì mà anh cho là đúng, là phải nên các bài viết của tôi trước khi tung ra đại chúng, tôi đều muốn tham khảo ý kiến của anh.

Tuy nhiên tôi và nhiều người cũng còn biết một Vũ Hương với đức tính đầy nhân văn, tấm lòng vị tha, lòng thương người bao la. Không ít lần anh rơi nước mắt, dốc bầu tâm huyết, tâm sự  với tư cách người thầy, người anh, người bạn , đồng nghiệp… và sau nữa là người cha lo lắng cho các khóa sinh viên trẻ  ra trường trong thời buổi khó kiếm công ăn, việc làm

Anh sống rất thoải mái, có thể sẵn sàng chia sẻ với anh em từng miếng cơm manh áo. Những ngày rỗi rãi là chúng tôi lại được anh gọi đến đập phá vô tư, có gì dùng nấy như anh em một nhà. Mọi người trong khoa rất mến phục anh.

Song đôi khi, anh cũng dễ dãi đến độ “ Phăng tê zi”  tin vào mọi người nên đôi lúc có anh chị em nhân viên nói vui:“ Xếp Hương nhà mình  ý à? Cái gỉ gì gi ký gì cũng được”. nhất là những lúc anh nhấm nháp gần tới độ, mặt anh đỏ phừng, nói vào mang tai, giọng thì thầm không rõ ra câu gì nữa nhưng rất thân, rất thật… và cũng rất đáng yêu He! He! Những người sống vị tình thường  cũng dễ bị sơ xẩy…( điều này thì tôi không có dẫn chứng đâu mà chỉ cảm nhận thế thôi!) 

Khi tôi định viết những dòng ký ức một thời về Khoa, về Trường Tuyên Huấn TU I và nhờ anh đọc để bổ xung thêm những sự kiện mà anh là nhân chứng sống thì anh nhận xét rất thẳng thừng: - “… chỉ toàn những con người và sự kiện trần truị về một thời bao cấp… Có lẽ anh mới từ Nga về nên nhìn sự vật bị hụt hẫng , chỉ một màu xám xịt… chứ tôi về  khoa trứớc anh 15 năm và gắn bó với nó từ ấy mặc dù thực tế có phũ phàng, có trải qua gai đoạn “ Đói như vang mặt vàng như nghệ(!?) nhưng cả nước ta đều thế chứ có mình Trường ta đâu. Còn trong gian khó mới thấy tình người ở đây đẹp biết bao…  Tôi đọc bài của anh thật không biết sửa thế nào nữa” vân vân và v.v.
 
Anh VĐH kính mến ơi! Có thật thế không, có đúng thế không như lời anh nhận xét “Về miền ký ức- Về Trường Tuyến Huấn TW” của tôi trên fb chỉ toàn là: “-...Sự kiện trần trụi… bức tranh xám xịt”?! Có thật chỉ có những người trong cuộc, lão làng mới có cái nhìn đúng đắn về sự việc, hiện tượng?!  Anh đã đọc hết đâu mà đã nổi đóa lên rùi...Anh bình tĩnh và cứ đọc tiếp đi, cờ bạc ăn nhau về cuối mà anh! Tôi không nghe một tai, không nhìn một mắt và không tư duy chủ quan, phiến diện đâu anh  ha!. Thực tế cuộc sống có những việc khi biết người thì mới hiểu ta hơn đấy anh V Đ H à.  Các cụ dạy rồi: “ở nhà với mẹ thì biết ngày nào khôn?” Ha! Ha!... Tôi nhất định sẽ viết như tinh thần chỉ đạo đúng đắn của anh vì đó cũng là ý muốn chủ quan của chính mình.
111
Cán bộ Khoa Báo chí năm 1992
Tôi là một trong những người quý trọng và tâm đắc nhất với anh đấy. Rất tiếc mình không được gặp nhau sớm hơn để cùng giúp nhau trong cuộc sống cũng như mưu cầu cự nghiệp. Chúc anh luôn khoẻ nhé, khỏe toàn diện…hạnh phúc, an nhiên cùng cháu con.
 
HÀ NỘI 10/2022

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây