Những năm tháng không thể nào quên: 60 năm - Khoa báo chí những mốc son, những nhân chứng lịch sử

Thứ tư - 26/10/2022 16:19
KHOÁ I (1969-1973) 187 học viên
Những học viên ở lại làm cán bộ khoa:
- Vũ Đình Hương
- Lê Cảnh Thuận- 
- Nguyễn Thanh Trúc
VŨ ĐÌNH HƯƠNG - Cựu Học viên Báo chí Khóa I, Nguyên Phó trưởng Khoa Báo chí nhớ lại một thời – những năm 70- 80 của thế kỷ 20 
- “15 năm  gắn bó với Khoa, ngày  ấy mặc dù thực tế có phũ phàng, có trải qua gai đoạn “Đói như vang mặt vàng như nghệ(!?) nhưng cả nước ta đều thế chứ có mình Trường ta đâu. Còn trong gian khó mới thấy tình người ở đây đẹp biết bao…”  

Nhà báo, nhà văn BÙI MINH SƠN cựu học viên Báo chí Khoá I, Nguyên Vụ trưởng- Trưởng ban quản lý phóng viên thường trú Báo Nhân Dân bồi hồi nhớ lại những ngày chiến tranh đánh Mỹ trường phải đi sơ tán:
“ Nói là trường nhưng lúc đó chỉ có một mái nhà tranh, tường cót ép làm giảng đường, mọc lên ở đầu làng Sêu,xã Kim Bôi, huyện Mỹ Đức , tỉnh Hà Tây. Sinh viên ngồi học dưới những hàng ghế dài do hai đoạn tre mương ghép lại…

Chúng tôi học mải miết, học ngày , học đêm, học đứng, học ngồi. Vừa học vừa phải chạy may bay giặc. Bốn năm học , sáu lần đi sơ tán bởi sự bắn phá của máy bay Mỹ

Nhà Báo NGUYỄN KHÁNH TOÀN - Cựu học viên Báo chí Khóa I.Nguyên ủy viên Thường vụ - Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam bồi hồi súc động:

“Ngày vui gặp mặt tôi cứ tự hỏi: Cuộc sống thị trường đang cuồn cuộn tiến về phía trước, có ai còn nhớ làng Sêu một thời sơ tán? Có ai còn nhớ Ứng Hòa, Bến Đụcvới ổ bánh mỳ mơ ước và rổ khoai leo lét ánh đèn dầu? Có ai nhớ thấy, nhớ cô ngày xưa mình học, bây giò ai mất, ai còn? Ai nhớ hồ Vuông, hồ Bán nguyệt, hội trường Đỏ trong phố Thái Hà đông vui một thuở? Ai nhớ sân trường Tuyên giáo Trung ương ở Cầu Giấy bao giờ cũng được che mát bởi tình bạn , tình thầy- trò dưới những tán bàng sum xuê?

Kỷ niệm xưa nếu ai không nhớ, chắc gì hạnh phúc sẽ đi trọn cả cuộc đời”
KHOÁ II (1975-1979) Gồm 2 lớp Báo A - 72 Học viên và Báo B có 78 học viên
Học viên ở lại khoa có:
Báo A: Tạ Ngọc Tấn
Báo B: Nguyễn Văn Dững
111
Giáo sư, Tiến sĩ TẠ NGỌC TẤN
Giáo sư, Tiến sĩ TẠ NGỌC TẤN: Cựu học viên khóa II, lớp Báo A; Nguyên Giám Đốc học viện Báo chí Tuyên truyền,Nguyên Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nguyên Phó trưởng khoa Phụ trách  Khoa Báo chí, Phó chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, ông nhớ lại  nhà trường thời bấy giò

“…Điều mà tôi không thể quên là đời sống của cán bộ , công nhân viên, học viên thời kỳ đó khó khăn lắm… Cán bộ nhà trường ngoài việc nghiên cứu , giảng dạy, hầu hết đều phải làm thêm để có thêm thu nhập. Tôi cũng làm đủ việc, từ chụp ảnh đám cưới, ảnh chân dung, ảnh tập thể cho các trường học ,đến se sợi len tái sinh, quấn vỏ pháo, nuôi lợn, trồng rau… và lạ thay, ai cũng hăng hái công việc chuyên môn … Chủ động nghiên cứu, đọc sách báo, đi phỏng vấn, trao đổi với các nhà báo để tích lũy thêm kinh nghiệm…”

Giáo sư, Tiến sĩ NGUYỄN VĂN DỮNG - Cựu học viên Báo B.. Nguyên Trưởng khoa Báo chí nhớ lại những ngày xưa ấy.
111
Giáo sư, Tiến sĩ NGUYỄN VĂN DỮNG


"Ngày tựu trường: một mình bắt xe ra ga Vinh, rồi nhảy tàu ra Hà nội. Từ ga Hàng Cỏ (Ga Hà Nội) tìm về trường Tuyên huấn TW mất hơn buổi sáng. Gần 2giờ chiều mới đến trường. Lớp Báo B được ưu tiên bố trí ở dãy nhà cấp 4 , khu C gọi là nhà cấp huyện hay nhà”Dưới lá cờ vẻ vang…” vì dãy nhà này được xây cất để đào tạo, tập huấn cán bộ cấp huyện về học tập , quán triệt tác phẩm của Tổng Bí  thư Lê Duẩn “ Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng…” Tôi nhận phòng rồi leo lên tầng 2 giường sắt đánh một giấc đã đời.
-Anh nhớ mãi: Vào những tối thứ 7 , nhặt lốp xe đạp , đốt lên, đi soi các gốc cây, bãi đất để bắt cóc, ễnh ương, chão chàng ( hay ngụ ở ao bèo, vườn chuối) để cải thiện. Có buổi bắt được 2 xô đầy. Làm thịt xong, chặt ra, ướp muối và đi kiếm thêm một vài nải chuối xanh về nấu một nồi , thi nhau húp sì sụp.
 Sáng hôm sau kiểu gì cũng được nghe mấy “Bài ca” chát chúa, rất dài và rất xa… của các bà : 
- Những thằng trời đánh thánh vật kia mày ăn không ăn hỏng chuối xanh nhà bà! Mày ăn đằng miệng mày tháo đằng trôn , mày lôn ra…
- Quả là  nhớ đến già. Ha! ha!
KHÓA III (1979-1984) có 178 Học viên
Những học viên ở lại Khoa có:
- Vũ Thúy Bình
- Nguyễn Tiến Mão
- Nguyễn Trọng Thềm
- Đặng Thái Văn
 
KHÓA IV( 1980-1983) có 58 Học viên
Những Học viên ở lại Khoa có:
- Phạm Bá Thịnh
- Vũ Mạnh Thuần
- Phạm Tất Thắng
- Nguyễn Trí Nhiệm
- Đinh Thị Chính
- Nguyễn Thị Thoa
TS.NGUYỄN THỊ THOA - Nguyên trưởng khoa Báo chí.Cựu học viên Báo chí khóa IV nhớ mãi lần đi thực tế 1980 ở báo Vĩnh Phú

Ngày ấy, Anh Nguyễn Uyển- tổng biên tập Báo ra đón chúng tôi với nụ cười của một người cha...

Tòa báo tọa lạc trên một con dốc với những gian nhà cấp 4 chật chội, bàn ghế mộc mạc… Quả thật , bây giò bói cũng không ra một tóa soạn báo cấp tỉnh nào có một “ mô hình” công sở như thế.

Nhà chật song tấm lòng của các anh chị lại vô cùng rộng mở…

Những ngày ở Báo Vĩnh Phú năm đó, cái dạ dày lép kẹp của sinh viên được thỏa mãn cơn đói bằng những chiếc bánh khúc (nhân bánh được làm bằng lá bắp cải và hạt mít) bán ở chợ Gia Cẩm và chợ Vồ mà các anh chị mua về chiêu đãi ăn vặt.

Nhớ mãi cái lần cùng anh Nguyễn Phẩm Bình xuống bệnh viện Việt Trì viết Phóng sự . Trưởng  phòng  tổ chức Cán bộ  BV mời cơm có cá rán, trứng ốp lết mà hai anh em không giám ăn, về nhà ăn cơm độn BoBo.Chính những bát cơm có ¾ Bo Bo đã làm tôi mắc chứng đau dạ dày, suốt ngày nôn ọe. Chi Hương , Chị Tý ở phòng sắp chữ thường gẩy những hạt cơm ít ỏi trong nồi nhường cho tôi. Bưng bát cơm chỉ còn sót lại vài hạt Bo Bo mà nước mắt tôi cứ ứa ra…”

Thạc sĩ ĐINH THỊ CHÍNH: Cựu Học viên Báo chí Khóa IV, ,Giảng viên chính Khoa báo chí nhớ lại ký ức ngày ấy, năm xưa sống học tập làm việc ở Khu tập thể Trường Tuyên huấn TW I : 

Cô Đình Thị Chính kể: “Nước thiếu, mất nước, ai cũng chờ nửa đêm lấy nước dự trữ vào xô. chậu …Chợt nghe tiếng: ve ve, tong tong! Đám nữ mắt xấp mắt mở vội vác xô ra sách nước. Nào ngờ dưới ánh đèn lờ mờ gặp ngay một lão trần như nhộng, chân dài ngoẵng đứng chắn trước của nhà tắm đang thao tác động tác “Vũ qua Bắc Hải”. Thế là cả bọn hoảng hồn vác xô bỏ chạy, về nhà ôm nhau bò ra mà cười, cười đến sướng cả bụng, rủm cả chân tay, nhưng chẳng ai nỡ chửi bậy sợ bị kỷ luật…Và thế là chị em cứ tối nào cũng lắng nghe xem có nước chảy tong teo hay không đề còn vác xô ra…

- Cô kể tiếp: “ Ngày ấy, mỗi phòng có 18m2 hai hộ gia đình có con nhỏ ở chung. Do ăn uống thiếu thốn nên mặt ai nấy cứ vàng như nghệ, Các chàng chân cẳng   teo tóp cả, nên sống rất “nghiêm chỉnh”, tình hình…  không căng thẳng lắm! chứ nhiều hải sản cua, hàu như bi giò thì chắc là chị em phải bỏ chạy thôi! Hi! Hi!”
 - Cô kể hào hứng, kể xay xưa…Cô cười hờ! hờ! đôi mắt nheo lại, lim dim như đang mơ…Ở tuổi lục tuần mà như người đang yêu và cô cũng thật đáng yêu.

 
 (còn nữa)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây