Báo chí địa phương phải là nòng cốt

Thứ hai - 01/07/2019 08:10
LTS- Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2019), ngày … tại TP Hưng Yên, Hội Nhà báo tỉnh Hưng Yên đăng cai tổ chức hội thảo báo chí khu vực với chủ đề: "Những yếu tố làm cho báo chí địa phương không thua mạng xã hội". Nhiều lãnh đạo, biên tập viên, phóng viên các cơ quan báo chí, Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố phía Bắc và một số cơ quan báo chí Trung ương cùng đông đảo hội viên, nhà báo các cơ quan báo chí trong tỉnh tham dự. Người làm báo Hưng Yên xin trích đăng nội dung một số tham luận tại hội thảo (đầu đề do Tòa soạn đặt).

Nhà báo Việt Thắng - Báo Văn nghệ

Đặc điểm chung của báo chí địa phương

Về chất lượng thông tin còn thấp, chưa có nhiều bài báo gây tiếng vang trong dư luận xã hội. Đặc biệt, việc phản biện xã hội rất hãn hữu có ở báo chí địa phương. Thông tin hầu như không có bước đột phá, gây nhàm chán, tẻ nhạt cho độc giả.

Về chất lượng nguồn nhân lực thì so với các cơ quan báo chí Trung ương, thì đội ngũ phóng viên, biên tập viên  được đào tạo cơ bản chưa nhiều, vì vậy còn sẽ dẫn đến hạn chế về mặt nội dung.

Về cơ sở vật chất, phương tiện. Nhìn chung còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, việc đầu tư trang thiết bị, phương tiện hành nghề cũng hạn chế, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tác phẩm báo chí.
Từ những khó khăn thực tế tại các cơ quan báo chí địa phương đã nêu ở trên, mà những khó khăn này chưa thể thay đổi trong tương lai gần, do nhiều yếu tố, thì trước hết muốn đổi mới, nâng cao chất lượng báo chí phải bắt đầu đổi mới từ các cơ quan báo chí, và mỗi cơ quan báo chí, những nhà quản lý, biên tập viên, phóng viên trước hết phải tự đổi mới mình, tự rèn luyện, phấn đấu vươn lên, thường xuyên tự đào tạo, liên tục nâng cao kiến thức, để từ đó từng bước nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của báo chí địa phương trong tình hình mới.

Chủ động thay đổi bằng nhiều loại hình thông tin

Cũng như nhiều địa phương trong cả nước, việc tiếp cận thông tin một số sở, ngành còn khó khăn, ảnh hưởng đến tính phản ánh đa chiều của báo chí. Vì vậy, cấp ủy, chính quyền địa phương phải hết sức coi trọng vai trò, vị trí của cơ quan báo chí và công tác truyền thông, khi mà sự phối hợp nhịp nhàng giữa cấp ủy, chính quyền, sở ngành, đoàn thể… không né tránh thì sự đồng hành này sẽ mang lại hiệu quả cao, giúp định hướng và nhân rộng điển hình tiên tiến, chấn chỉnh những lệch lạc hoặc những hiện tượng tiêu cực của địa phương.

Song, mặc dù có sự cạnh tranh “không hề nhỏ” của mạng xã hội, thì thế mạnh của báo chí địa phương chính là cập nhật được nhanh nhất các tin tức, cũng như những nghị quyết và chỉ đạo của địa phương về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Báo địa phương chính là cơ quan ngôn luận chính thống của địa phương đó được quyền tuyên truyền tới từng người dân bằng những loại hình báo chí của mình, và báo điện tử chính là công cụ hữu hiệu để truyền tải đến người dân nhanh nhất những chủ trương và chính sách đó. Trong triển khai và áp dụng các cơ chế, chính sách mới như việc ban hành các khoản phí, thuế, hay quy hoạch hạ tầng sẽ tác động trực tiếp đến đời sống của người dân và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Do đó, ngoài việc quán triệt tinh thần của các quyết sách này đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức thì cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phố biến của báo chí, nhất là thế mạnh của báo mạng để tránh tình trạng các chính sách trên bị hiểu sai lệch và có nguy cơ trở thành đề tài bị lên án hoặc trở thành nguyên nhân dẫn tới sự đả kích, tiêu cực trong quần chúng nhân dân.

Ngoài các tin tức, bài báo chính trị, xã hội, báo chí địa phương cũng cần tập trung vào các chủ đề liên quan đến những định hướng, chỉ đạo, các chương trình, đề án của địa phương. Cụ thể là những kế hoạch, các đề án quy hoạch nhằm chủ động tạo các diễn đàn thảo luận, hiến kế của các nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài địa phương, các hội nghề nghiệp, tổ chức đoàn thể để nâng cao nhận thức đồng bộ và toàn diện… Các chuyên trang trên báo điện tử cần gắn thêm video clip để tăng thêm số lượng view, nhằm mở rộng sự tham gia góp ý của nhiều tầng lớp nhân dân. Nội dung truyền thông cần nhấn mạnh tính chủ động kết nối, hợp tác và ý thức kiến tạo của của nhiều tầng lớp nhân dân, đảm bảo đáp ứng tâm nguyện của nhân dân, tạo nên cơ chế đột phá vì sự phát triển của địa phương.

Bên cạnh những thông tin, bài vở theo dòng thời sự liên quan đến địa phương mình, cần phải có thêm những bài giới thiệu, phân tích sâu những vấn đề mang tính thiết thực, liên quan trực tiếp tới đời sống dân sinh cũng như kinh nghiệm phát triển những ngành nghề của các địa phương khác giống với địa phương mình đang làm.

Ngoài ra, báo chí địa phương cần tích cực giúp các nhà hoạch định chính sách ở địa phương điều chỉnh những chủ trương, đường lối cho phù hợp với thực tiễn khi áp dụng thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù cho sự phát triển của địa phương đó. Sứ mạng của báo chí trước hết là để thỏa mãn nhu cầu thông tin của xã hội. Xã hội càng hiện đại, việc phổ biến thông tin trên quy mô đại chúng càng trở nên quan trọng và chính vì vậy, sự phụ thuộc, ảnh hưởng tương hỗ nhau giữa các phương tiện thông tin đại chúng và xã hội càng trở nên chặt chẽ. Trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay, vai trò tích cực của truyền thông đã thúc đẩy quá trình xã hội hóa các hoạt động giám sát và phản biện xã hội. Nhất là báo điện tử, là một kênh quan trọng để người dân địa phương nêu lên được những khó khăn, thuận lợi về những chủ trương, chính sách khi thực hiện thí điểm.

Giải pháp chung

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, xu thế toàn cầu hóa thông tin, thì mạng xã hội chính là một “đối thủ cạnh tranh” lớn của báo chí, do đó, nhà báo phải có kiến thức vững vàng về công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo các thiết bị kỹ thuật phục vụ tác nghiệp. Đây là một yêu cầu tất yếu đối với nhà báo thời 4.0.

Để thực hiện được những nội dung trên, ngoài nỗ lực của các cơ quan báo chí ở địa phương, rất cần sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ của của sở, ngành trong tỉnh. Đồng thời báo chí cũng rất cần sự ủng hộ về mặt vật chất, cũng như tinh thần để hỗ trợ thêm nguồn lực, kinh phí giúp các cơ quan báo chí địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương đề ra, đồng thời có thêm tiềm lực để cạnh tranh với mạng xã hội trong thời kỳ mới, làm nòng cốt giúp địa phương phát triển. 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây