Nhà báo Phan Liên – Đài PTTH Hà Nội: Vạn Vỹ với tôi như một câu chuyện cổ tích

Thứ sáu - 22/02/2019 08:52
Đầu xuân năm mới, nhà báo Phan Liên và ê-kíp đã có dịp quay lại Vạn Vỹ. Năm nay, người dân chài nơi đây đã có một cái Tết đầy hân hoan, phấn khởi. Một phần quà nho nhỏ và 15 triệu đồng được nhóm tác giả trích từ Giải Nhất Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội và 05 triệu đồng được trích từ Giải Khuyến khích Giải báo chí toàn quốc Búa liềm vàng của Ban Tổ chức Trung ương đã được nhà báo Kim Liên cùng ê-kíp trao tặng cho Vạn Vỹ để xây dựng nhà văn hóa với lời chúc cho một thôn nghèo suốt hơn 200 năm qua của thành phố sẽ sớm thoát nghèo...

Đối với nhà báo Phan Liên, Vạn Vỹ giống như một câu chuyện cổ tích. Nơi mà những đứa trẻ từ khi còn chưa biết đi đã phải buộc dây vào chân để giữ mạng sống, vậy mà không thể tránh khỏi nhiều cảnh chết đuối thương tâm. Nơi mà khát vọng lên bờ của hàng trăm người nghèo đi qua thời thơ ấu khắc nghiệt xuyên qua nhiều thập kỷ, được truyền từ đời này qua đời khác… và cuối cùng được trở thành hiện thực. Nhà báo Phan Liên đã có cuộc trò chuyện với báo Nhà báo và Công luận xung quanh tác phẩm phóng sự “Người thực hiện khát vọng Vạn Vỹ” đạt Giải A Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của TP. Hà Nội, Giải Khuyến khích Búa liềm vàng.
111
Nhà báo Phan Liên


Đưa các hộ dân Vạn Vỹ lên bờ - “khó như đi lên trời”

+ Từ đâu chị và ê-kíp đã tiến hành thực hiện phóng sự “Người thực hiện Khát vọng Vạn Vỹ”?

- Xin được chia sẻ rằng, tôi là phóng viên chuyên trách mảng công tác Mặt trận của Ban Biên tập Thời sự, Đài PT-TH Hà Nội. Trong quá trình tác nghiệp tại huyện Đan Phượng, tôi rất tình cờ được biết về thôn chài Vạn Vỹ ở xã Trung Châu. Đây là nơi có 55 hộ dân chài với 246 nhân khẩu nhiều thập kỷ qua phải sống trong hoàn cảnh hết sức khó khăn: Không nhà ở, không đất sản xuất, không điện và không nước sạch, phải đối mặt với Tử thần mỗi mùa mưa bão. Các thế hệ người dân Vạn Vỹ cùng sống trong những chiếc thuyền cũ kỹ và tạm bợ. Công việc hằng ngày của họ là đánh bắt cá trên sông Hồng với địa bàn mưu sinh trải dài suốt 7 xã thuộc 4 huyện của Hà Nội và Vĩnh Phúc. Đáng chú ý, nhiều trẻ em ở đây phải bỏ học giữa chừng, có cả những người không biết chữ, người già thì thiếu sự chăm sóc. Thế nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra trong năm 2018 khi cấp ủy, chính quyền địa phương chính thức đưa được 32 hộ khó khăn nhất với 133 nhân khẩu lên bờ để ổn định cuộc sống. Thật sự ấn tượng về điều này, vào khoảng tháng 5/2018, tôi quyết định thực hiện tác phẩm, bám sát quá trình đưa người dân lên bờ từ khi chưa có nhà, đến khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng những ngôi nhà đầu tiên để định cư.

+ Câu chuyện diễn ra ở một xã nhỏ, nhưng tôi nghĩ đây cũng là một câu chuyện lớn của Thủ đô, của đất nước?

- Đúng vậy. Nhất là khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 08-QĐ/TW về trách nhiệm nêu gương. Câu chuyện ấy cần được nhân rộng mạnh mẽ trong mỗi cơ quan, đơn vị, trong từng quận huyện, thôn xóm, bản làng để trở thành một tinh thần lớn, một phong trào rộng khắp, góp phần xây dựng quê hương đất nước phát triển bền vững, xây dựng và chỉnh đốn Đảng ngày càng trong sạch vững mạnh. Vạn Vỹ là câu chuyện về những người dân nghèo, về quyền con người, quyền có những điều kiện sống cơ bản, quyền có nhà ở đã được Hiến định. Điều chúng tôi muốn nói hơn cả: Đây là câu chuyện về công tác xây dựng Đảng, lấy được lòng tin của nhân dân với Đảng. Người ta vẫn thường chọn việc dễ làm trước, việc khó làm sau, thậm chí khó quá thì bỏ. Đồng chí Đỗ Văn Đang – Bí thư xã Trung Châu đã chia sẻ với chúng tôi: Khi bàn việc đưa các hộ dân Vạn Vỹ lên bờ thấy “khó như đi lên trời” vì liên quan tới rất nhiều vấn đề như các thủ tục của Nhà nước, giải phóng mặt bằng, tạo công ăn việc làm… Nhưng đồng chí ấy đã chọn việc khó nhất để làm trước và càng khó thì càng nỗ lực để thực hiện thành công. Điều này đã thể hiện tinh thần vì dân, trọng dân, dám nghĩ, dám làm của người đứng đầu cấp ủy.

Viên ngọc trai âm thầm dưới đáy đại dương

+ Với cuộc sống lênh đênh, sông nước là đất mà con thuyền là nhà ở, chị và ê-kíp đã tìm gặp những người dân Vạn Vỹ như nào vậy? Đó hẳn không phải là một công việc dễ dàng?

- Những người dân chài sống lênh đênh trên thuyền với địa bàn mưu sinh trải rộng. Vì họ không có chỗ ở ổn định nên tìm gặp họ là một điều không dễ dàng. Ê-kíp truyền hình của chúng tôi đã phải rong ruổi trên sông Hồng hằng giờ đồng hồ mới tìm được họ. Điều kiện tác nghiệp trên sông khó khăn hơn nhiều so với trên bờ. Không chỉ khó khăn về phương tiện đi lại, mà còn phải đảm bảo an toàn tính mạng cho cả ê-kíp và đảm bảo an toàn cho máy móc, thiết bị truyền hình. Một kỷ niệm mà chắc chắn chúng tôi sẽ không thể quên được là 2 lần, chúng tôi về làng chài vào đêm mưa. Khi đi gần khu vực bãi sông, không có điện, xe ôtô của chúng tôi bị sa lầy. Cả ê-kíp phải nhảy xuống đẩy xe. Về đến Đài, quần áo, giày dép dính đầy bùn đất. Đó là một trải nghiệm rất đáng nhớ của chúng tôi! Tuy có khó khăn song điều thuận lợi góp phần quan trọng làm nên thành công cho tác phẩm là chúng tôi nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của cấp ủy, chính quyền địa phương và bà con làng chài Vạn Vỹ.

+ Người làm báo đã “chạm” tới một đề tài mà xã hội quan tâm nhưng hẳn vẫn còn đó ít nhiều trăn trở chứ, thưa chị?

- Tôi nghĩ rằng việc đưa người dân chài Vạn Vỹ lên bờ đã khó, ổn định cuộc sống của họ sau khi lên bờ, giúp họ sớm thoát nghèo còn khó hơn rất nhiều. Hơn nữa, hiện nay, vẫn còn hơn 20 hộ dân Vạn Vỹ chưa được lên bờ. Hành trình cấp đất ở, giúp cư dân Vạn Vỹ xây nhà, tạo điều kiện về công ăn việc làm, đảm bảo an sinh xã hội vẫn còn là một chặng đường dài ở phía trước. Đây không chỉ là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương, mà còn cần sự vào cuộc, chung tay của cả cộng đồng và toàn xã hội.
111
Những đứa trẻ ở làng chài Vạn Vỹ buộc dây vào chân để bảo vệ sự sống

+ Cuộc sống và con người Vạn Vỹ đã để lại những ấn tượng đặc biệt gì đối với nhóm tác giả?

- Trong quá trình thực hiện tác phẩm, tôi có 4 lần về Vạn Vỹ, được nói chuyện cùng người dân làng chài, ăn cơm cùng người dân làng chài. Mỗi lần về là một kỷ niệm, một dấu ấn khó quên trong tôi. Tôi thấy cuộc sống của họ rất vất vả nhưng những con người ở đây thật tình cảm, hiền lành, chất phác, thật thà. Họ đoàn kết và cần cù. Điều làm tôi nhớ nhất là có ông lão làng chài đã hỏi tôi một câu: “Bác có thể gọi con là con gái được không?”. Thật sự, lúc đó tôi đã bị bất ngờ và xúc động vì câu hỏi ấy. Đó sẽ là một trong những câu hỏi tôi nhớ nhất trong sự nghiệp làm báo của mình.

Tôi cũng rất ấn tượng với những công việc đồng chí Bí thư xã Trung Châu Đỗ Văn Đang – nhân vật chính trong tác phẩm “Người thực hiện Khát vọng Vạn Vỹ”. Ông không chỉ giúp đỡ hàng trăm người dân làng chài Vạn Vỹ lên bờ để thoát nghèo, mà chính ông còn tiếp thêm niềm tin và động lực cho chúng tôi vững bước trên con đường mình đã lựa chọn, nỗ lực góp phần vào cộng cuộc “Nhân cái đẹp, dẹp cái xâu”. Tôi nhận thấy có những tấm gương giống như viên ngọc trai âm thầm dưới đáy đại dương. Tôi chỉ mong mình và các đồng nghiệp có thể tìm được nhiều viên ngọc trai như thế, sâu thành những chuỗi ngọc sáng, góp phần tô thắm cuộc đời này!
Trọng Diễn

Nguồn tin: Nhà báo và Công luận số Xuân Kỷ Hợi 2019

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THƯ VIỆN ẢNH ĐẸP
5.jpg 66.jpg 29.jpg 49.jpg 20.jpg 42.jpg 13.jpg 37.jpg 6.jpg 67.jpg 31.jpg 50.jpg 22.jpg 43.jpg 15.jpg 38.jpg 7.jpg 68.jpg 33.jpg 52.jpg 24.jpg 45.jpg 16-1.jpg 39.jpg 40.jpg 9.jpg 71.jpg 34.jpg 63.jpg 27.jpg 48.jpg 19.jpg 41.jpg 12-qn1.jpg a-T.jpg 36.jpg 8a334df96fbbb3e5eaaa.jpg ec1643b261f0bdaee4e1.jpg 75528951ab13774d2e02.jpg 740f0438267afa24a36b.jpg 9e931db13ff3e3adbae2.jpg eef9d3a2f1e02dbe74f1.jpg ac94b8a49de641b818f7.jpg ae0f6bdb499995c7cc88.jpg 895e11f733b5efebb6a4.jpg 27c48a2ea86c74322d7d-1.jpg f7b945c06782bbdce293.jpg 0f6e3f741c36c0689927.jpg c23927250467d8398176.jpg 906029e10ba3d7fd8eb2.jpg 32b8e242c0001c5e4511-1.jpg f774eba794e548bb11f4.jpg 7a0a8baca9ee75b02cff.jpg dcd1d242f0002c5e7511.jpg 23289506b7446b1a3255.jpg 66d134e644a498fac1b5-1.jpg 1389b67fa302625c3b13-1.jpg f69297bc83c1429f1bd0-1.jpg 33f61d080875c92b9064-1.jpg e71f3a932feeeeb0b7ff-1.jpg 3b4258344c498d17d458-2-1.jpg aecc18440d39cc679528-1.jpg 01b53b002e7def23b66c-1.jpg 7536f22be75626087f47-1.jpg f87058784d058c5bd514-1.jpg 48dd535d4620877ede31-1.jpg ea6a58024d7f8c21d56e-1-1.jpg 4f0be64af33732696b26-1.jpg b673068913f4d2aa8be5-1.jpg 1d4bb15da420657e3c31-1.jpg 35021b9c0ee1cfbf96f0-1.jpg ffc69024855944071d48-1.jpg 87e8e87cfd013c5f6510-1.jpg f7a58a679f1a5e44070b-1.jpg 5b9e981a8d674c391576-1.jpg dfefc79bd2e613b84af7-1.jpg 02ac9b4b8e364f681627-1.jpg 142989b99cc45d9a04d5-1.jpg fe3d1d75bf087e562719.jpg 94d3461b53669238cb77-1.jpg f38c46ee539392cdcb82-1.jpg 7f5885f9908451da0895-1.jpg e5c4472a52579309ca46-1.jpg 3b20a26fb712764c2f03-1.jpg 0506885d9d205c7e0531-1.jpg d203ce4d69c0a29efbd1.jpg b91ad73673bbb8e5e1aa-1.jpg 520c873d23b0e8eeb1a1.jpg 8f815695f21839466009.jpg d9977394d7191c474508.jpg b94a739fd4121f4c4603.jpg 2799f500528d99d3c09c-1.jpg 0905f0a2572f9c71c53e.jpg 0b4698843f09f457ad18.jpg d5502603818e4ad0139f.jpg c364cdd36a5ea100f84f.jpg 4126eb8e4c03875dde12.jpg 35b9c64f61c2aa9cf3d3.jpg eb2c4421e0ac2bf272bd.jpg cd43fd4859c5929bcbd4-1.jpg
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay5,346
  • Tháng hiện tại132,697
  • Tổng lượt truy cập3,233,452
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây